Robots và công nhân lao động thủ công

Robots và công nhân lao động thủ công

Từ khi xu hướng khoán ngoài chế tạo bắt đầu vào cuối những năm 1990, Trung Quốc đã trở thành trung tâm chế tạo của thế giới. Mọi ngày, hàng nghìn thanh niên từ các vùng quê khăn gói ra những thành phố lớn để tìm việc làm, phần lớn trong các cơ xưởng. Trong những chỗ đông đúc này, họ làm việc 10 tới 15 giờ không dừng, điều thường dẫn tới tuyệt vọng rồi tự tử. Những trường hợp nổi tiếng là ở Foxconn, công ty điện tử với gần một triệu công nhân lương thấp để lắp ráp thủ công các thiết bị điện tử cho Apple, Nintendo, Intel, Nokia, Samsung, và Sony.

Trong nhiều năm qua, số công nhân trẻ tự tử bằng việc nhảy từ các toà nhà cao nhiều tầng đã thu hút giới báo chí quốc tế và xúi giục nhiều giận dữ trong mọi người. Tháng trước, Terry Guo, người chủ tỉ phú của Foxconn quyết định rằng ông ta sẽ thay thế công nhân bằng robots bởi vì máy có thể làm tốt hơn, và không gây chuyện tranh cãi nào. Ông ấy nói: “Xu hướng ngày nay là tự động hoá mọi thứ. Các công ty ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Mĩ đã tự động hoá cơ xưởng của họ rồi. Chúng tôi đang tới muộn trong trò chơi này.”

Một nhà phân tích phố Wall nói: “Tự động hoá là bắt đầu của kỉ nguyên mới và là kết thúc của xu hướng lao động chi phí thấp. Khi ngày càng nhiều công ty tự động hoá cơ xưởng của họ, các kiểu công nhân khác sẽ được cần tới và trong dịch chuyển này, nhiều người sẽ bị tổn thương. Những người dùng kĩ năng lao động thủ công của họ sẽ bị tổn thương nhiều nhất vì sẽ không có việc làm cho họ. Xu hướng này không mới. Khi máy tính cá nhân nổi lên, thư kí và nhân viên đánh máy biến mất. Khi robots được lắp đặt trong cơ xưởng ô tô, các công ty sa thải một nửa công nhân của họ. Để robots xây dựng các thiết bị điện tử là điều tự nhiên.”

Theo một công ty robot ở Nhật Bản, các robots đặc biệt với tay di động được trang bị bằng lasers và cảm biến có thể vận hành 160 giờ một tuần không nghỉ. Một robot có thể thay thế cho hai tới bốn công nhân và cải tiến chất lượng gấp năm sáu lần. Khi công ty thay người bằng robots, nó có thể mong đợi làm tăng lợi nhuận lên năm tới bẩy lần trong vòng ba năm. Với một công ty làm ra trên một tỉ đô la lợi nhuận, điều này có thể nghĩa là năm tới bẩy tỉ đô la thêm nữa. Tất nhiên, đây là tin vui cho người chủ công ty nhưng là tin không vui cho công nhân lao động thủ công chi phí thấp. Theo một báo cáo Phố Wall theo dõi thị trường robotic, đơn hàng về robots ở Trung Quốc đã tăng 45% năm 2011 và có thể nhảy lên 65% năm nay. Năm ngoái, Trung Quốc đã mua 226,000 robots và năm nay Trung Quốc có thể vượt qua Nhật Bản về số robots nó mua. Tuy nhiên với kinh tế bắt đầu chậm lại, việc thay người bằng robots không phải là điều phổ biến ở Trung Quốc. Chỉ đạo kinh tế của chính phủ vẫn coi việc làm là điều bản chất để duy trì nền kinh tế mạnh cho nên tạo việc làm bao giờ cũng ở hàng đầu trong chính sách của họ. Có nhiều công nghệ hơn, đặc biệt robots sẽ không giúp cho vấn đề việc làm của Trung Quốc.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com