Quản lí trong xã hội tri thức

Quản lí trong xã hội tri thức

Bạn tôi, một người chủ doanh nghiệp, bao giờ cũng nghĩ về phía trước và ông ấy muốn biết khi kinh tế được cải thiện thì ông ấy có thể làm cái gì khác để tiếp tục là doanh nhân thành công. Ông ấy bảo tôi: “Tôi chắc chắn mọi sự sẽ thay đổi, một số công ty sẽ sống sót và một số có thể không sống được. Toàn cầu hoá sẽ tác động tới mọi thứ và cạnh tranh sẽ dữ dội nhưng tôi sẽ phải chuẩn bị cái gì khác cho thay đổi này? Tôi không muốn để mọi thứ xảy ra cho tôi, tôi muốn kiểm soát số mệnh của mình."

Tôi bảo ông ấy rằng cuộc khủng hoảng toàn cầu này có lẽ sẽ mất vài năm nhưng nó cũng cho phép người chủ doanh nghiệp như ông ấy lập kế hoạch và lấy hành động cần thiết để "nắm lấy cơ hội” khi kinh tế cải thiện. Tuy nhiên, có nhiều thách thức mà ông ấy có thể cần vượt qua và một số thách thức phải làm bằng việc dùng công nghệ thông tin. Ngày nay cấu trúc quản lí trong công ty ông ấy là tập trung hoá, cứng nhắc và không linh hoạt do đó khó thay đổi được. Vì tốc độ là điều bản chất của thế kỉ 21 cho nên điều đầu tiên ông ấy có thể làm là tái cấu trúc lại công ty của mình để bao quát với môi trường thay đổi nhanh chóng của kinh tế toàn cầu. Ông ấy cần có cấu trúc quản lí mới phi tập trung hoá dựa trên mạng của công nghệ và con người và ông ấy nên tận dụng ưu thế của công nghệ để giải quyết các biến cố khi chúng xuất hiện. Chẳng hạn, hôm nay khi mọi sự xảy ra trong công ty của ông ấy, người quản lí viết ra một báo cáo cho ông ấy. Báo cáo này sẽ đi qua vài tầng những nhà quản lí, họ đọc và có thể viết lại nó để khớp với nhu cầu của họ, cho nên phải mất vài ngày trước khi nó đạt tới ông ấy. Với công nghệ thông tin như emails và Instant Messenger, ông ấy có thể nhận báo cáo trong giây phút chứ không là vài ngày, giả định ông ấy cho phép cấu trúc quản lí được phi tập trung hoá. Cấu trúc quản lí mới này sẽ cho phép các nhân viên và công ty xem xét lại cách thức và khi nào quyết định được ban ra. Vì công ty của ông ấy đang làm kinh doanh toàn cầu, nhân viên của ông ấy phải có quyết định nào đó về chiều hướng, dịch vụ, sản phẩm và danh tiếng qua thị trường toàn cầu và đôi khi họ phải ra quyết định bên ngoài cấu trúc quản lí. Đây là chỗ vai trò, trách nhiệm và sự đảm nhiệm của mọi vị trí phải được xác định rõ ràng.

Bạn tôi dường như không thoải mái lắm nhưng là người có tâm trí cởi mở, ông ấy hỏi: “Trong trường hợp đó, tôi không nên có cấu trúc trên xuống mà là cấu trúc ngang phẳng sao? Nó làm việc thế nào?"

Tôi bảo ông ấy: “Đó là lí do tại sao mối quan hệ lại quan trọng trong cấu trúc mới này. Thay vì chỉ huy, người quản lí phải có mối quan hệ tốt với nhân viên và bên trong loại quan hệ này mọi người hiểu vai trò và trách nhiệm của họ. Thay vì cấu trúc như chỉ huy và kiểm soát quân sự, ông phải cấu trúc như gia đình. Trong gia đình, có mối quan hệ giữa mọi người dựa trên vai trò và trách nhiệm của họ.”

Trong vài năm tới, các biến cố sẽ xảy ra rất nhanh cho nên nhân viên phải phản ứng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu bằng việc dựa vào các qui trình được xác định rõ dựa trên khối lượng lớn thông tin và hợp tác có tổ chức. Bằng việc có những công nhân tri thức giỏi và môi trường 'làm việc cùng nhau,” người lãnh đạo có thể hiểu thấu các cơ hội cho doanh nghiệp của mình và cạnh tranh với doanh nghiệp khác. Điều này sẽ yêu cầu khối lượng lớn công sức trong việc thuê công nhân tri thức giỏi và cung cấp huấn luyện cập nhật để cho họ tất cả đều làm việc như một tổ bởi vì mọi việc "tạo giá trị" tương lai sẽ dồn trọng tâm vào tri thức, thị trường và khả năng dùng tri thức. Khi kinh tế cải thiện, mọi công ty sẽ cố gắng chiếm ưu thế và sự linh hoạt thị trường sẽ đòi hỏi việc lập kế hoạch và phối hợp tiên tiến giữa các nhân viên. Người chủ doanh nghiệp với tổ tốt nhất sẽ thắng."

Bạn tôi hỏi: “Trong trường hợp đó, vai trò và kĩ năng yêu cầu để làm kinh doanh sẽ khác với điều chúng đã từng là vài năm trước đây sao?”

Tôi bảo ông ấy: “Vâng, nhất định rồi và đấy là loại quyền lãnh đạo đấy.” Người lãnh đạo tương lai sẽ không phải là người đứng chỉ huy nhân viên mà là người có chiến lược, tầm nhìn và chiều hướng. Bằng việc chia sẻ các qui trình và trách nhiệm doanh nghiệp, ông có thể tái cấu trúc công ty của mình thành công ty rất mạnh nơi mà “quyền làm chủ qui trình” và trách nhiệm có thể được phân chia cho các nhân viên của ông (cách quyền làm chủ được chia sẻ và ai được đặt ra các qui tắc trong từng qui trình). Đây là khái niệm mới có tên là “trao quyền” bởi vì mọi người trong công ty ông sẽ chịu trách nhiện cho kinh doanh của công ty. Họ chia sẻ số phận cùng công ti, họ tuân theo tầm nhìn và chiều hướng mà ông chia sẻ với họ. Để làm điều đó, công ty mới của ông sẽ phải phát triển các kĩ năng cộng tác liên tổ chức mạnh để thiết kế, phát triển, thực hiện và quản lí các qui trình nghiệp vụ chia sẻ. Điều này sẽ sinh ra năng lực cho công ty hiểu thấu các cơ hội thị trường nhanh chóng trước kẻ khác. Với nền kinh tế mới, thị trường mới, nhiều phương pháp mới đang nổi lên trong việc quản lí con người, tổ và tổ chức và nó sẽ thay đổi cách công ty làm kinh doanh, không cục bộ mà toàn cầu.

Người chủ doanh nghiệp không còn có thể dựa vào kinh nghiệm quá khứ để quản lí công ty của mình mà họ phải trở thành người lãnh đạo, người thúc đẩy thay đổi, khuyến khích canh tân, thống nhất mọi người qua các nhóm khác loại và là mô hình vai trò về tính thích ứng. Những người không thể đạt tới được mức cao hơn đó về quyền lãnh đạo sẽ không thành công trong thị trường toàn cầu cạnh tranh cao độ. Các công ty đầu tư vào phát triển tài năng sẽ thấy những cơ hội mới và tăng trưởng, trong khi các công ty không đầu tư vào công nhân có kĩ năng sẽ đối diện với rủi ro mới và thất bại tiềm năng. Các công ty đầu tư nỗ lực lớn vào phát triển hợp tác có tổ chức sẽ tận hưởng việc truy nhập lớn hơn vào công nhân có kĩ năng cao. Chẳng hạn, các công ty nổi tiếng như Microsoft, Google, IBM, Toyotas, hay Intel bao giờ cũng có ưu thế trong việc có được người giỏi nhất bởi vì người có kĩ năng cao muốn làm việc với các công ty quản lí tốt hơn. Các công ty có người lãnh đạo có tầm nhìn bao giờ cũng đặt ra qui tắc cho thị trường trong khi công ty với những người theo qui tắc sẽ không bao giờ dẫn đầu được. Người lãnh đạo tích cực thừa nhận và trau dồi tiềm năng của mọi tài sản bên trong công ty và biết cách thúc bẩy họ về các cơ hội phụ thêm, sẽ là người chủ doanh nghiệp thành công nhất trong thị trường toàn cầu này.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com