Phần mềm và tăng trưởng kinh tế
Vài tuần trước, tôi đã ở Bangalore trung tâm của công nghiệp công nghệ cao ở Ấn Độ. Đây là lần viếng thăm thứ mười bốn của tôi tới thành phố này nhưng mỗi lần tôi tới đây, tôi đều ngạc nhiên bởi những thay đổi khi thành phố này tiếp tục phát triển ngày một lớn hơn và đông hơn. Trong chuyến thăm của tôi năm nay, tôi có thể thấy rằng hầu hết mọi quốc gia đều đang chịu đựng cuộc khủng hoảng tài chính với nhiều nhà máy đóng cửa và sa thải công nhân, phần lớn các vị trí xây dựng đều đã dừng lại khi hết tiền, nhưng không thế ở Ấn Độ.
Có nhiều lạc quan ở đây về nền kinh tế. Các chỉ số chứng khoán chính đại thể tăng gấp đôi; nhiều công ty đang quảng cáo mời chào chứng khoán của họ trên truyền hình. Báo chí đầy những bài báo về nhiều điểm thưởng hơn cho công nhân công nghệ cao và các kế hoạch mở rộng công ty. Bạn tôi, Vivek Ramankrishna một người quản lí cấp cao của Infosys nói với tôi: "Họ nói công nghệ cao chỉ là một phần nhỏ của nền kinh tế nhưng nó dẫn lái sự tăng trưởng kinh tế và làm sống lại Ấn Độ là một cường quốc ngày nay. Mười năm trước, nhiều người nghĩ nông nghiệp là yếu tố dẫn lái chính vì nó giúp nuôi cả nước và công nghệ cao chỉ là sân chơi cho những người có giáo dục cao. Họ đã sai; công nghệ cao là tương lai vì nó làm tăng tốc Ấn Độ thành một lực kinh tế mạnh trong thế kỉ 21 này."
Khi chúng tôi bước quanh đại học Infosys, một khu đại học mới nổi danh mà Infosys gần đây xây dựng để đào tạo 10,000 công nhân mỗi năm, Vivek nói: "Trong ba tháng qua Ấn Độ nhận gần $7 tỉ đô la thêm trong đầu tư trực tiếp của nước ngoài khi mọi người trên thế giới đang đầu tư vào Ấn Độ. Các nhà đầu tư thấy tiềm năng này và điều Ấn Độ có thể làm và họ muốn điều đó. Từ tháng giêng tới tháng sáu, Ấn Độ đã nhân quãng $15 tỉ đô la đầu tư nước ngoài, nhiều hơn bất kì nước nào trên thế giới khi chúng tôi đang xây dựng nhiều nhà máy để làm xe hơi, máy bay, điện tử và tất nhiên các công ty công nghệ cao đang mở rộng khắp Ấn Độ. Vài năm nữa từ bây giờ chúng tôi sẽ xuất khẩu ô tô, đồ điện tử và các sản phẩm cho thị trường Đông Nam Á và cuối cùng cho cả thế giới."
Nếu đầu tư hiện thời tiếp tục, nền kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng từ 8 tới 12 phần trăm trong năm nay, sớm hơn nhiều so với dự báo của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nhà phân tích kinh doanh. Trong khi phần lớn người Ấn Độ lạc quan, một số người lo nghĩ rằng tăng trưởng không thể tiếp tục nếu thị trường tài chính toàn cầu lấy điểm rẽ khác tụt xuống hay niềm tin vào kinh tế Ấn Độ có thể thay đổi nếu chính phủ không giải quyết các vấn đề cải thiện kết cấu nền, vận tải, nhà ở và tiến hành cải cách kinh tế để nâng hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo nàn. Với một nước có nhiều vấn đề trong nền kinh tế của mình trong 50 năm qua, Ấn Độ đã thay đổi lớn do đầu tư nước ngoài tăng lên trong công nghiệp công nghệ cao nhưng một nước với một tỉ người, nhiều người vẫn sống trong nghèo nàn, Ấn Độ vẫn phải làm nhiều nữa. Ngày nay, khu vực nông nghiệp chiếm tới 17 phần trăm của nền kinh tế Ấn Độ nhưng hỗ trợ cho hơn nửa dân số của nó, việc nâng cao đầu tư nước ngoài trong khu vực công nghệ cao có thể giúp bù đắp lại một số hiệu quả kinh tế nhưng sẽ không giải quyết được vấn đề xã hội. Ngày nay, tình trạng của hệ thống giáo dục Ấn Độ vẫn là sản phẩm của thời thuộc địa và rất chậm thay đổi, đó là lí do tại sao công nghiệp công nghệ cao đã từ bỏ nó và mở riêng các đại học tư của nó để đào tạo công nhân tri thức.
Vivek nói với tôi: "Gần như mọi công ty công nghệ rất lớn đều mở các đại học riêng của họ, Infosys có ba khu đại học, TCS có hai, và Wipro có một. Chúng tôi đang cộng tác với các đại học hàng đầu ở Mĩ và Anh để chắc sinh viên của chúng tôi nhận được giáo dục tốt nhất có thể có. Một số đại học phương Tây cũng năng nổ chiếm một phần của thị trường này và bắt đầu mở các khu đại học của họ ở Ấn Độ. Chúng tôi đã thấy loại giáo dục nào có thể làm được cho một nước như Ấn Độ, đầu tư vào giáo dục là đầu tư tốt nhất có thể được để cải tiến nền kinh tế vào trong thế kỉ 21, tri thức là lực dẫn lái then chốt cho mọi thứ. Bởi vì có nhiều công nhân tri thức tốt ở đây, người nước ngoài đang đổ tiền vào Ấn Độ, có nhu cầu hải ngoại lớn về chứng khoán và trái phiếu Ấn Độ, các công ty ở đây đang làm ra hàng tỉ đô la kinh doanh năm ngoái. Có nhiều đầu tư nước ngoài ở Ấn Độ bởi vì các nhà đầu tư thấy rằng Ấn Độ và Trung Quốc là hai khu vực tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Do nền kinh tế đầy sức sống của chúng tôi, doanh số bán ô tô đã lên tới 13 phần trăm trong năm tháng qua, các nhà xây dựng không thể xây dựng đủ nhà và giá nhà đã tăng gấp đôi cứ sau 6 tháng hay đại loại như vậy. Mọi người đang thấy nền kinh tế còn vững chãi hơn trước đây và nhìn lại, mọi người đều đồng ý rằng đầu tư trong công nghệ cao, đặc biệt là khoán ngoài phần mềm thực sự là quyết định đúng. Ngày nay Ấn Độ không có đủ công nhân phần mềm để đáp ứng nhu cầu cho dù hệ thống các trường của chúng tôi cho tốt nghiệp hàng triệu kĩ sư mỗi năm. Tưởng tượng nếu chúng tôi có thêm vài triệu việc, chúng tôi có thể thêm ít nhất 20 tới 50 tỉ đô la cho nền kinh tế và tạo ra vài triệu việc làm. Trong vài năm trước, chúng tôi đã mở rộng vào vài nước và thuê nhiều công ty phần mềm nhưng vẫn không đủ. Khi mà có nhu cầu về công nhân công nghệ cao, Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng chúng tôi cũng mở rộng sự tập trung của chúng tôi vào chế tạo, công nghệ sinh học và các khu vực khác nữa. Chúng tôi biết giá trị của giáo dục và sẽ tiếp tục đầu tư vào giáo dục”.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com