Phía tối của công nghệ

Phía tối của công nghệ

Đã có nhiều bài viết về thành công của công nghiệp khoán ngoài CNTT ở Ấn Độ, phần lớn trong số đó đều từ quan điểm kinh tế như $ 85 tỉ đô la xuất khẩu trong năm 2008 và nhiều triệu việc làm công nghệ cao được tạo ra. Khoán ngoài CNTT của Ấn Độ là mô hình thành công mà nhiều nước đang phát triển muốn chấp thuận nhưng có phía tối của thành công này mà thường KHÔNG được nhắc tới.

Khi sự tăng trưởng của ngành CNTT mạnh hơn, người phần mềm đang kinh nghiệm khối lượng việc nhiều hơn, giờ làm việc dài hơn, sức ép để hoàn thành dự án trước hạn chót, các chuyến du hành hải ngoại cần phải đi xa gia đình, và thức ăn không lành mạnh và thói quen ăn bất thường.

Năm ngoái, Bộ Y tế Ấn Độ công bố một báo cáo rằng Ấn Độ đang đối diện với "khủng hoảng béo phì" trong những công nhân phần mềm mới giầu lên, trong khi hàng triệu người nghèo vẫn phải vật lộn kiếm đủ ăn. Báo cáo này nhắc tới rằng khi đất nước trở nên giầu có hơn, nhiều người đang trở nên béo hơn với thói quen ăn xấu, và giống như người phương Tây, họ đang tìm thuốc trợ giúp.

Sự phát triển của công nghiệp CNTT cũng đóng góp cho việc tăng sức ép lao động, tăng nhu cầu hiệu năng việc làm, và tăng stress. Đây là bằng chứng nêu trong báo cáo này rằng bệnh tim đã tăng lên từ 10 tới 15 lần so với mười năm trước, và tuổi trung bình một người bị đau tim ở Ấn Độ là 30 tuổi với nhiều thanh niên ngay cả ở độ tuổi 20 cũng chết vì bệnh tim.

Bên cạnh vấn đề sức khoẻ, có trên ba nghìn trường hợp công nhân phần mềm nộp đơn xin li dị ở Bangalore mỗi năm. Báo cáo này cũng nhắc tới rằng các thành phố công nghệ cao khác như Hyderabad, Chennai, và Mumbai cũng có tình trạng tương tự. Khi người phần mềm làm việc vất vả hơn và làm ra nhiều tiền hơn họ thường tiêu xài một cách tự do ở nhà hàng, quán rượu, quán xoa bóp, và câu lạc bộ nhảy và những “khu vực giải trí” này đang bùng nổ ở mọi thành phố công nghệ cao. Các hoạt động này cũng dẫn tới phá vỡ gia đình, phá vỡ đạo đức, phá vỡ văn hoá truyền thống với việc tăng bạo lực gia đình, nơi chồng đánh vợ, thanh niên đánh cha mẹ già cả. Khó mà tưởng tượng được những điều này có thể xảy ra trong một nền văn hoá nơi hoà thuận gia đình và kính trọng cha mẹ là chuẩn mực. Tất cả những điều này có thể đóng góp vào cho phong cách sống thay đổi nhanh được gây ra bởi lớp thanh niên giầu có chấp nhận văn hoá lối sống phương tây.

Tất nhiên có những ích lợi của công nghiệp CNTT, nhưng điều quan trọng cần nhận ra là có phía tối đi cùng với bất kì phía sáng nào và mọi thứ đều có giá của nó. Giá mà Ấn Độ và nhiều nước đang phát triển đang phải trả ngày nay là kết quả của việc chấp nhận nhanh chóng phong cách “phim phương tây” vào trong cuộc sống hàng ngày của họ mà không có chuẩn bị nào. Nhiều người không hiểu rằng Công nghệ với tất cả những điều kì diệu mà nó hứa hẹn không thể đem tới hạnh phúc thực sự trong cuộc sống được bởi vì nó chỉ là công cụ để dùng và mọi người phải không cho phép công cụ kiểm soát cuộc sống của họ. Tôi tin bên cạnh việc dạy canh tân công nghệ ở trường học chúng ta cần giữ cân bằng nó với luân lí, đạo đức truyền thống và trách nhiệm cá nhân. Tôi tin rằng giáo dục tốt là phòng thủ tốt nhất chống lại các vấn đề xã hội này. Chúng ta phải dạy cung kính cha mẹ trong trường tiểu học, lòng trung thành và nhân đạo ở trường trung học, và ở mức đại học sinh viên phải học không chỉ kĩ năng chuyên môn mà cả thức trách nhiệm cá nhân để cải tiến thế giới mà họ sống trong đó.

Có thể điều đó sẽ ngăn cản được những vấn đề này khỏi xảy ra trong xã hội chúng ta.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com