Phía kia của hệ thống giáo dục của Ấn Độ

Ngày nay Ấn Độ có xấp xỉ bẩy triệu người dưới 25 tuổi và nhiều người trong số họ cần việc làm. Năm ngoái, mặc cho việc phục hồi kinh tế toàn cầu còn chậm chạp, công nghệ thông tin (CNTT) của Ấn Độ đã kiếm được hơn $97 tỉ đô la trong việc làm khoán ngoài và chiếm 54% thị trường khoán ngoài. Dường như Ấn Độ đang trên con đường trở thành một trong năm cường quốc trong thế kỉ 21. Tuy nhiên, tiến bộ của Ấn Độ bây giờ đang chậm dần và có thể đi tới tắt bởi vì hệ thống giáo dục của nó không đạt tới hứa hẹn cho công dân của nó.

Theo một bài báo trên tời Tạp chí Phố Wall, mọi công ty hàng đầu đã làm cho nền kinh tế của Ấn Độ tăng trưởng nhanh bây giờ đang vật lộn để tìm công nhân có kĩ năng. Lí do đơn giản: phần lớn các sinh viên tốt nghiệp đại học của Ấn Độ đều thất nghiệp vì họ không có kĩ năng được cần. Theo Nagarajan, người chủ của một công ty phần mềm lớn chỉ có ba trong 100 đương đơn được coi như "sử dụng được". Ông ấy phàn nàn: “Với kích cỡ dân số của Ấn Độ và hàng nghìn đại học nhà nước, đáng phải dễ dàng tìm ra sinh viên có đủ tư cách nhưng chúng tôi chỉ tìm được rất ít người.” Năm nay, công ty của ông ấy liều thuê 3.000 nhân viên mới nhưng trong một nước 1.2 tỉ người này, điều đó dường như là không thể được. Phần lớn các đương đơn tới công ty của ông ấy đều không có thậm chí tới các kĩ năng kĩ thuật cơ bản. Trong ba tháng đầu năm nay, ông ấy có thể thuê chỉ được ba người trong số mỗi 100 đương đơn.

Trong nhiều năm, Ấn Độ phóng chiếu ra hình ảnh của một quốc gia tạo ra hàng trăm nghìn người tốt nghiệp đại học CNTT mỗi năm với lương thấp hơn công nhân được trả lương cao ở phương Tây. Tuy nhiên, thành công của họ cũng là việc cho thuê của họ bởi vì với tăng trưởng nhanh và nhu cầu cao, Ấn Độ đang hết công nhân có kĩ năng. Thay vì vậy, các trường nhà nước của họ vẫn tiếp tục cho tốt nghiệp hàng trăm nghìn sinh viên có bằng cấp nhưng với kĩ năng tối thiểu. Ngay cả các trường tư, được các công ty CNTT sở hữu như Infosys, TCS, Wipro và HCL cũng không thể tạo ra đủ công nhân có kĩ năng để đáp ứng nhu cầu. Ngày nay, những công ty này phải bành trướng việc tìm người của họ sang các chỗ khác như Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Mexico và Nicaragua. Năm nay, các công ty Ấn Độ thuê hơn 80,000 nhân viên bên ngoài Ấn Độ và con số này đang tăng lên nhanh chóng.

Phép màu kinh tế của Ấn Độ được giả định tạo ra nhiều cơ hội hơn cho hàng triệu người để vươn lên thoát khỏi nghèo khó bằng việc có giáo dục tốt và việc làm tốt. Nhưng khi Ấn Độ cải tiến nền kinh tế của mình bằng việc thay đổi luật để tạo điều kiện cho đổi mới kinh tế và đưa vào nhiều đầu tư nước ngoài, nó không cải tiến hệ thống giáo dục thuộc địa cổ lỗ. Những quan chức điều hành công nghiệp phàn nàn rằng hệ thống giáo dục của họ bị cản trở bởi quá nhiều quan liêu, hội tụ vào việc ghi nhớ thuộc lòng và các kì thi quốc gia, thay vì vào tư duy phê phán. Chính phủ cũng giữ học phí của mọi trường quốc gia thấp, làm cho trường là truy nhập tới được đối với nhiều sinh viên hơn, nhưng cũng giữ cho lương giáo viên và ngân sách rất thấp. Do đó, các sinh viên hàng đầu sẽ không đi vào giảng dạy nghề chuyên môn và nhiều giáo viên phải trợ cấp thêm cho đồng lương thấp của họ bằng cách làm việc cho nhiều trường. Điều tồi tệ nhất là giáo trình hiện thời đã lạc hậu và hoàn toàn bị ngắt quãng với thế giới thực. Do nhu cầu cao về công nhân kĩ thuật, phần lớn các trường ở Ấn Độ bây giờ tuyển nhiều hơn 1.5 triệu sinh viên CNTT mỗi năm, gần gấp bốn lần con số này năm 2000. Nhưng phần lớn những người tốt nghiệp đại học kĩ thuật đều "không có khả năng tuyển dụng" bởi các ngành công nghiệp CNTT tăng trưởng nhanh của Ấn Độ, theo kết quả từ các cuộc kiểm tra đánh giá do nhóm công nghiệp CNTT thực hiện.

Một sinh viên có tên là Pradeep đã tốt nghiệp năm ngoái tại Đại học Kĩ nghệ nói với Tạp chí Phố Wall rằng anh ta đã từng tham dự năm mươi cuộc phỏng vấn nghề nhưng không chỗ nào dẫn tới công việc. Anh ta thừa nhận: “Phần lớn trong chúng tôi đã học nhanh chóng trong đại học mà chúng tôi đã không cần tham dự một số lớp. Các giáo sư rất không cẩn thận, và sinh viên cũng học rất không cẩn thận. Ở đại học tất cả chúng tôi đều thảnh thơi cho nên chúng tôi không bận tâm tới giáo sư và họ không bận tâm tới chúng tôi. Phần lớn các sinh viên thường lệ bỏ vài ngày lên lớp mỗi tuần, và chỉ mất vài ngày học nhồi nhét từ sách giáo khoa vào cuối học kì rồi tất cả chúng tôi đều qua được kì thi. Chúng tôi chưa bao giờ nhận ra rằng có khác biệt giữa việc có bằng cấp và có kĩ năng, bây giờ thì quá trễ rồi.”

Một vấn đề lớn khác là nhiều gian lận, thường có cộng tác với những người cho điểm kiểm tra. Một sinh viên có tên Deepak nói cho Tạp chí Phố Wall rằng anh ta trượt nhiều bài thi khi anh ta đăng tuyển vào đại học kĩ nghệ hàng đầu ở Delhi, mãi cho tới khi anh ta viết số điện thoại di động của mình vào tờ giấy thi. Đó là điều anh ta đã làm cho kì thi khoa học máy tính, và ngay sau đó, người kiểm tra thi gọi điện thoại cho anh ta và nói sẽ cho anh ta và bạn anh ta qua kì thi nếu họ trả mỗi người 10,000 ru pi, quãng $250. Anh ta và bốn người bạn rút tiền ra trả, và tất cả họ đều qua được được kì kiểm tra. Anh ta giải thích: “Tôi biết rằng nếu tôi không trả tiền, tôi sẽ trượt kì thi lần nữa." Anh ta nói: “Gian lận và hối lộ là rất phổ biến ở Ấn Độ, ông có thể mua được bằng cấp từ đại học nào đó vì nhiều thầy giáo sẽ đăng tuyển cho sinh viên những người trả tiền cho họ, cho họ đỗ các kì thi, và cho họ tốt nghiệp với bằng phổ thông như khoa học máy tính hay kĩ nghệ phần mềm.”

Ts. Nakra, phó hiệu trường của một đại học lớn nói với Tạp chí Phố Wall rằng không có gian lận trong trường của ông ấy, và rằng nếu bất kì ai mà bị phát hiện ra gian lận theo cách này, người đó sẽ "bị đuổi ngay lập tức." Ông ấy nói ông ấy đã đọc về một hay hai trường hợp gian lận mỗi năm trên báo chí, và trong "trường hợp hiếm hoi nhất trong các trường hợp hiếm hoi", điều đó có thể xảy ra ở đâu đó, trong làng nhỏ nào đó nhưng không trong trường của ông ấy. Ông ấy cũng phàn nàn rằng báo chí nước ngoài có xu hướng thổi phồng điều đó theo qui mô, và điều đó ảnh hưởng tới toàn thể cộng đồng." Những người tổ chức thi của chính phủ không thể được nêu ra để bình luận.

Wipro Technologies, công ty phần mềm lớn thứ ba của Ấn Độ đã vật lộn trong nhiều năm để tìm ra các công nhân có kĩ năng. S. Govil, phó chủ tịch cấp cao nói với phóng viên: “Hệ thống giáo dục của Ấn Độ cần thay đổi toàn diện cách dạy để hội tụ vào việc học, không vào việc ghi nhớ thuộc lòng. Chúng tôi có hệ thống cổ lỗ do thời thuộc địa để lại nhưng không ai muốn thay đổi nó. Nhiều chính khác nói về điều đó trong nhiều năm nhưng không có hành động. Làm sao bạn thay đổi được cách nghĩ rằng tri thức là nhiều hơn mảnh giấy được gọi là bằng? Nhiều sinh viên tới đại học vì bằng cấp chứ không vì tri thức, khi họ qua được các kì thi thì mọi thứ đều tốt cho tới khi họ tìm được việc làm. Không có tri thức thực, chúng tôi không thể thuê được họ và trong thế giới cạnh tranh cao này, nếu họ không có tri thức thì họ bị bỏ lại sau.”

Theo Tạp chí Phố Wall, vấn đề chính là ở trong cách tiếp cận giáo dục lạc hậu là đánh giá cao việc ghi nhớ và ít chú trọng tới vấn đề trung thực hàn lâm, tạo ra một hệ thống chín muồi cho tham nhũng và không có cải cách trong tầm nhìn. Đó là lí do tại sao nhiều gia đình giầu có gửi con cái họ đi học ở nước ngoài thay vì dựa vào giáo dục riêng của họ. Đa số tầng lớp trung bình không có nhiều chọn lựa vì họ không thể đảm đương được điều đó. Một sinh viên mới tốt nghiệp có tên Shivana nói với phóng viên Tạp chí Phố Wall: “Gia đình tôi đã đầu tư nhiều tiền thế vào giáo dục của tôi, và họ không hiểu tại sao tôi vẫn không tìm được việc làm. Tôi có bằng thạc sĩ trong kinh doanh từ đại học hàng đầu, nơi mọi môn học đều được dạy trong tiếng Anh. Tôi không có vấn đề với ngôn ngữ và sẵn sàng làm việc bất kì đâu nhưng sau một năm tìm việc, tôi không thể tìm được vị trí mức vào nghề. Tôi đã tham dự nhiều lớp học để học "kĩ năng mềm", để cải tiến tiếng Anh của tôi, các kĩ năng phỏng vấn nữa những vẫn không có việc làm. Phần lớn các công ty đều đòi hỏi những vấn đề nào đó mà tôi không biết, ngay cả thầy giáo của tôi cũng bảo tôi rằng họ không biết điều đó. Chúng tôi đang học từ các sách được viết từ ba mươi bốn mươi năm trước, chúng tôi đang học từ các thầy đã tốt nghiệp từ ba mươi bốn mươi năm trước, làm sao chúng tôi có thể học được cái gì đó giúp cho chúng tôi có được việc làm ngày nay?"

Việc thiếu tri thức và kĩ năng có thể có nghĩa là Ấn Độ sẽ không trở thành siêu cường toàn cầu như nhiều người đã đi tới tin tưởng. Phần lớn tăng trưởng của Ấn Độ đã xuất hiện chỉ trong 20 năm qua, tiến bộ nhanh chóng tới mức người ta nhìn thấy trước đó là một trong những nền kinh tế thế giới chi phối nhất. Nhưng không có công chúng có giáo dục để kế tục, tăng trưởng của nó có thể sụp xuống đất bằng và sớm sủa. Không có công nhân có kĩ năng, nhiều công ty nước ngoài sẽ bỏ đi và rút đầu tư của họ ra và điều đó có thể sẽ tàn phá nền kinh tế hiện thời. Để ngăn ngừa điều đó, một số công ty tư nhân đã nắm lấy vấn đề này trong tay riêng của họ. Vì hệ thống giáo dục quốc gia không thể được dựa vào để tạo ra nhân viên có kĩ năng, các công ty đã quyết định tạo ra chương trình đào tạo cho người riêng của họ. Điều này có thể giúp cho một số người tốt nghiệp không có kĩ năng nhưng chắc chắn không giúp cho tất cả. Với 1 triệu người được dự kiến tham gia vào lực lượng lao động của Ấn Độ mỗi tháng trong mười năm tiếp, sự bền vững của kinh tế Ấn Độ đang bị lâm nguy.

Ngay cả những người lãnh đạo chính phủ hàng đầu cũng thừa nhận thiếu hụt lao động có kĩ năng, cải cách giáo dục vẫn trên đường dài từ lúc trở thành luật. Luật cho trường nhiều tự trị hơn để thiết kế giáo trình riêng của họ, được mong được sẽ được trình cho chính phủ trong vài tuần tới, và cho quốc hội muộn hơn trong năm nay. Nhưng nhiều người trong công nghiệp hoài nghi rằng nó sẽ được thông qua sớm. Một người quản lí phần mềm nói với báo chí: “Mọi người trong chính phủ thích hứa hẹn nhiều nhưng họ sẽ tranh cãi trong nhiều năm trước khi làm bất kì cái gì. Luật duy nhất có thể thông qua nhanh chóng là tăng lương cho các quan chức chính phủ vì không ai sẽ tranh cãi chống lại nó. Phần còn lại là không quan trọng.”

Điều đang lâm nguy là khả năng của Ấn Độ để giữ bền vững cho tăng trưởng vì nền kinh tế của nó được dự phóng bành trướng 9% năm nay trong khi vẫn duy trì ưu thế là chỗ có kĩ năng cao và chi phí thấp cho làm kinh doanh. Thách thức đang trở nên ngày một mấu chốt hơn với dân số trẻ hơn của nước này. Hơn một nửa dân số Ấn Độ là ở tuổi 25, và một triệu người mỗi tháng được trông đợi đi tìm việc làm trong cả chục năm tới. Nỗi sợ là ở chỗ nếu những người trẻ này không được đào tạo đủ tốt để kiếm được việc làm, họ đặt ra đe doạ tiềm năng cho ổn định chính trị của Ấn Độ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com