Phía bên kia của công nghệ

Phía bên kia của công nghệ

Tuần trước tôi có ăn trưa với một giáo sư về xã hội học. Ông ấy bảo tôi: "Trong cuộc khủng hoảng tài chính này, nhiều người mất việc và thất nghiệp ở mức cao nhất trong nhiều năm. Hàng trăm nghìn người đã mất việc trong một năm và nếu mọi sự không cải thiện sớm, họ sẽ không bao giờ có khả năng phục hồi khi việc làm của họ sẽ bị những người trẻ hơn sớm chiếm mất."

Tôi hỏi ông ấy: "Tại sao ông nghĩ như thế?" Ông ấy nói: "Chúng tôi nhìn vào nhu cầu kĩ năng để thành công trong chỗ làm việc ngày nay. Gần như mọi thứ đều yêu cầu kĩ năng máy tính và thanh niên có nhiều kĩ năng về máy tính hơn người già. Phần lớn các công ty đều ưa thích thuê công nhân trẻ hơn bởi vì họ có kĩ năng, làm việc chăm chỉ, và có lương thấp hơn những người có nhiều năm kinh nghiệm. Trong vài năm trước đây, tôi đã thấy một số các môn học máy tính cơ sở được đưa ra tăng lênh rất nhanh. Các môn học về cách dùng gói Microsoft Offices bao giờ cũng đầy công nhân đang học máy tính khi nhiều việc làm cần những kĩ năng này. Trong hầu hết doanh nghiệp, mọi người phải có kĩ năng này để vẫn còn có việc làm bởi vì biết về máy tính nghĩa là vấn đề giữ được việc làm hay KHÔNG giữ được việc làm. Nếu ông nhìn vào hầu hết các yêu cầu việc làm ngày nay, chúng tất cả đều yêu cầu kĩ năng máy tính. Canh tân và thay đổi công nghệ đang biến đổi mọi thứ với tỉ lệ không thể tin được. Phần lớn các doanh nghiệp đều thường xuyên khai thác năng lực của máy tính để vẫn còn cạnh tranh được. Ngày nay ít doanh nghiệp có thể sống sót mà không có máy tính và phần lớn việc làm của chính phủ cũng dựa rất nhiều vào máy tính. Tất cả những điều này tạo ra thay đổi bao la trong xã hội chúng ta. Máy tính đã trở thành truy nhập được cho nhiều người hơn cùng với internet, chúng thay đổi cách mọi người làm việc và làm kinh doanh.

Tôi bảo ông ấy: “Tôi vui mừng thấy rằng máy tính ngày nay phổ biến thế. Năm mươi năm trước đây, máy tính là cái gì đó rất đặc biệt và những người biết máy tính được coi là rất "tài" nhưng ngày nay, gần như mọi người đều có thể dùng máy tính kể cả trẻ con. Tôi đã thấy trẻn con lên năm hay bẩy đã biết cách dùng máy tính.”

Ông ấy dường như đồng ý với quan sát của tôi: “Mối quan tâm của tôi là với hệ thống giáo dục hiện thời, chúng ta dạy mọi người dùng máy tính nhưng không dạy họ hiểu giới hạn của thông tin mà nó đem lại. Với mọi thứ dường như là tốt thì cũng có cái xấu nữa. Nhiều người dùng máy tính để chơi game, xem website xấu, và học thói quen xấu. Nếu kĩ năng tri thức cơ sở và điều thông thường không được dạy tốt, làm sao người trẻ được mong đợi biết cái gì là đúng và cái gì là sai? Chúng ta không thể dạy việc dùng công cụ như máy tính một mình được mà chúng ta phải dạy họ về luân lí, đạo đức và trách nhiệm xã hội. Ông có nghe nói về một thực nghiệm có tên là “Lỗ hổng trên tường” không?

Tôi bảo ông ấy: “Không, tôi chưa bao giờ nghe tới điều như vậy.” Ông ấy giải thích: “Vài năm trước, Ts. Sugata Mitra, một giáo sư ở đại học Newcastle, England đã tạo ra một thực nghiệm có tên là "Lỗ hổng trên tường " trong đó ông ấy đặt nhiều máy tính trong khu nhà ổ chuột Ấn Độ ở Delhi, Ấn Độ và cho phép lũ trẻ nghèo tự do dùng chúng. Khu nhà ổ chuột này là chỗ những người nghèo nhất trong những người nghèo ở Ấn Độ sống, phần lớn họ thậm chí không biết đọc hay viết. Tất nhiên con họ cũng không đọc hay viết gì vì chúng chưa bao giờ tới trường cả. Ngay cả ngày nay, Ấn Độ có số trẻ con vô giáo dục cao nhất trong các nước đang phát triển, nơi nhiều đứa trẻ không tới trường. Sau 6 tháng chơi với máy tính, hơn cả nghìn đứa trẻ bây giờ biết dùng máy tính mà không có dạy dỗ chính thức nào. Chúng giúp lẫn nhau để học cách khởi động, tải xuống, và truy nhập vào một số website giới hạn bị phần mềm kiểm soát bên trong máy tính. Thực nghiệm này chứng minh rằng trẻ con có thể tự dạy chúng dùng máy tính mà không có chỉ dẫn nào.

Ts. Mitra muốn thấy việc "học không có hướng dẫn" này có thể lan rộng bao xa cho nên ông ấy đã nạp vào máy tính các thông tin về sinh học và để chúng ở khu nhà ổ chuột trong vài tháng. Kết quả thực không thể nào tin được bởi vì những đứa trẻ đó, những đứa không đi tới trường nhưng có thể nói với ông ấy về DNA, cấu trúc tế bào, qui trình sinh học và các chủ đề phức tạp khác mà ngay cả nhiều người lớn có giáo dục đàng hoàng cũng thậm chí không nhận biết tới. Ông ấy kết luận rằng ngay cả những đứa bé rất trẻ, chưa bao giờ tới trường, không biết đọc hay viết, nhưng chỉ quan sát các website giáo dục trên internet cũng có thể học về gens, DNA, có thể nói về điều đó với các giáo sư Sinh học ở England.

Ts Mitra đã nạp vào máy tính các vấn đề toán học và các bài kiểm tra giải quyết vấn đề trong vài tháng, những đứa trẻ nghèo này đã thảo luận về đại số, phương trình tuyến tính và có khả năng giải một số vấn đề toán học đơn giản mà thậm chí không biết về toán học cơ sở. Sau khi thực nghiệm thành công ở Ấn Độ, Ts Mitra cũng phải thử thực nghiệm tương tự ở England và đã chứng minh rằng trẻ em từ 8 tới 10 tuổi có thể dễ dàng giải quyết các câu hỏi thi mức trường phổ thông cho học sinh 16 tuổi, với điều kiện thầy giáo cho phép trẻ em dùng máy tính có nạp sẵn chương trình giáo dục tương tự như các thực nghiệm ở khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ. Ts Mitra kết luận rằng bằng việc cho phép trẻ con tìm ra câu trả lời qua việc dùng internet và làm cho chúng làm việc trong các nhóm nhỏ, điều cổ vũ cộng tác, với sức ép nào đó, và ham muốn làm tốt hơn và biết nhiều hơn người khác, thì trẻ con sẽ học bởi vì việc học là trực giác căn bản ở lứa tuổi sớm.

Tôi bảo ông ấy: “Điều đó hay đấy, ý tưởng thật tuyệt làm sao.” Bạn tôi dường như buồn, ông ấy kết luận: “Đó là thực nghiệm của Ts. Mitra và ông ấy đã chứng minh lí thuyết của mình về việc học. Tuy nhiên có phía khác của thực nghiệm này mà nhiều người không biết. Khi những đứa trẻ này học về máy tính và internet, chúng trở nên nghiện nó. Khi thức nghiệm kết thúc, khi máy tính của Ts. Mitra bị đem đi, những đứa trẻ này bắt đầu đi tới các quán café internet để học thêm. Tất nhiên, máy tính tại Café Internet không có cùng phần mềm giáo dục của Ts. Mitra mà loại phần mềm khác như trò chơi máy ính và trình duyệt web cho phép chúng đi vào các website xấu đầy những cảnh bạo lực, dâm dục, v.v. Kết quả còn tồi tệ hơn ông có thể hình dung. Khu nhà ổ chuột đã là chỗ rất tệ nhưng bây giờ nó đầy bạo lực và ngày càng nhiều đứa trẻ bị phơi ra cho những ảnh hưởng xấu từ đủ mọi loại vấn đề xã hội. Với trò chơi máy tính đầy cảnh bạo lực và dâm dục, trẻ con trở nên hung hăng hơn và dễ bị bọn tội phạm tuyển lựa. Nhiều bậc cha mẹ nghèo không hiểu tại sao con họ bỗng nhiên cư xử tệ thế. Công nghệ là tuyệt với nhưng có cái giá mà bạn phải trả nữa. Nếu bạn biết giới hạn, cung cấp hướng dẫn đúng thì điều đó sẽ cung cấp ích lợi có ý nghĩa nhưng không có huấn luyện thêm, không có hướng dẫn đúng điều đó có thể là ác mộng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com