Nhu cầu về công nhân CNTT/3

Nhu cầu về công nhân CNTT phần 3

Việc thiếu hụt công nhân có kĩ năng Công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo ra cuộc chiến mới - cuộc chiến về tài năng ở Mĩ. Bất kì ai làm việc trong công nghiệp công nghệ đều biết rằng cạnh tranh về những công nhân có kĩ năng hàng đầu là dữ dội nhưng hiện thời nó đã đạt tới mức độ chưa từng thấy trước đây.

Trong nhiều năm, lương cho kĩ sư phần mềm ở Mĩ bao giờ cũng là cao nhất trên thế giới. Chẳng hạn, người tốt nghiệp mới vào nghề có bằng cử nhân trong Khoa học máy tính từ các trường hàng đầu như Stanford, MIT hay Carnegie Mellon kiếm được $85,000 tới $110,000 một năm cộng với điểm thưởng khi kí hợp đồng. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008- 2011 nơi nhiều người mất việc làm, công nhân công nghệ vẫn làm tốt, mặc dầu việc thuê người chậm nhưng mọi người không mất việc.

Bắt đầu từ năm 2012, Facebook và Google bắt đầu cạnh tranh về kĩ sư phần mềm và sẵn sàng trả trên $100,000 cho vị trí mức vào nghề. Các công ty khác như Yahoo, Microsoft, và Amazon cũng sánh theo và buộc những công ty khác phải nâng lương của họ nữa. Kĩ sư phần mềm có kinh nghiệm làm $125,000 tới $160,000 biết về nhu cầu kĩ năng của họ bắt đầu tìm việc tốt hơn. Điều này dẫn tới lương tăng lên mức cao mới từ $150,000 tới $180,000 về trung bình. Các kĩ năng chuyên môn hoá như phân tích Big Data, An ninh hệ thống, và Di động đã đưa lương lên cao hơn nhiều tới mức $170,000 tới $210,000. Lần đầu tiên trong lịch sử, lương của kĩ sư phần mềm đã vượt qua lương bác sĩ y tế, người trong một thế kỉ bao giờ cũng có lương cao nhất.

Nhu cầu cao và lương cao cũng dẫn tới "nhập khẩu" ồ ạt công nhân nước ngoài vào Mĩ, đặc biệt ở Thunh lũng Silicon nơi có nhu cầu cao về công nhân. Một kĩ sư phần mềm Ấn Độ nói với báo chí địa phương: “Tôi có ba năm kinh nghiệm và làm được $36,000 một năm ở Bangalore nhưng từ khi tôi có việc làm ở Facebook, lương khởi điểm của tôi là việc làm $120,000 cộng với $20,000 khi kí làm việc là tiền thưởng. Bây giờ tôi có thể mua xe mới và hỗ trợ cho toàn bộ gia đình tôi ở Ấn Độ.” Một kĩ sư phần mềm Trung Quốc với bằng thạc sĩ nói: “Không thể nào tin nổi, tôi vừa mới tốt nghiệp từ một đại học Trung Quốc không có kinh nghiệm nhưng tôi chuyên môn trong phân tích Big data và biết Hadoop rất kĩ, Google sẵn lòng đề nghị cho tôi $125,000 một năm gấp mười lần điều tôi có thể làm được ở Trung Quốc.” Luật Mĩ yêu cầu rằng công nhân nước ngoài làm việc ở Mĩ phải nhận được cùng lương như các công nhân Mĩ khác. Từ 2010, con số công nhân nước ngoài có kĩ năng CNTT ở Mĩ đã đạt tới trên ba trăm nghìn người những vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu cao.

Ngày nay công nghiệp công nghệ ở Mĩ đang trải qua "thời gian phục sinh" chính với công nghệ và phát kiến mới nơi doanh nghiệp công nghệ đang bùng nổ và mọi công ty đều thuê người. Một quan chức điều hành cấp cao nói: “Chúng tôi đang đi từ thế kỉ 20 sang thế kỉ 21 nơi có nhiều công nghệ và cơ hội. Để làm điều đó thành công chúng tôi cần có nhiều công nhân công nghệ nhưng chúng tôi không có đủ người công nghệ có kĩ năng ở Mĩ cho nên chúng tôi phải mở cửa cho công nhân nước ngoài, những người có bằng cấp trong khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm hay quản lí hệ thông tin tới và làm việc vì kiếm những công nhân có kĩ năng đó là "vấn đề sống hay chết cho công nghiệp công nghệ của chúng tôi."

Xem như một giải pháp, luật cải cách di trú hiện đang được tranh cãi ở Thượng nghị viện Mĩ gợi ý tăng số visa H-1B cho công nhân nước ngoài được cấp từng năm từ 85,000 tới 110,000, và làm ngoại lệ cho các sinh viên đang tốt nghiệp có bằng từ các đại học Mĩ ở lại và làm việc để hỗ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ tăng trưởng nhanh. Các quan chức điều hành công nghệ từ Google, Facebook, Microsoft, và Apple v.v. đã tới các cuộc họp Thượng nghị viện và Hạ nghị viện để làm chứng rằng giới hạn hiện thời về visa là quá thấp và cần tăng nhiều hơn nữa, và bởi không cho phép công nhân nước ngoài có kĩ năng cao tới và làm việc sẽ phá huỷ "kinh tế phát kiến" điều đã giúp Mĩ vẫn còn là nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới.

Khi Bộ trưởng ngoại giao John Kerry tới thăm Ấn Độ cho cuộc họp chiến lược Mĩ-Ấn, ông ấy ngạc nhiên là chủ đề chính không phải là cộng tác quân sự mà là bao nhiêu visa H-1B nên được cấp cho kĩ sư Ấn Độ mỗi năm; và làm sao xúc tiến qui trình họ phải trải qua để có được visa đặc biệt đó. Lí do đơn giản là dịch chuyển mới ở chính sách Mĩ để giảm khoán ngoài CNTT nhưng cho phép nhiều công nhân có kĩ năng CNTT tới và làm việc đã mở ra một kinh doanh mới cho các công ty Ấn Độ để mang nhiều công nhân hơn vào Mĩ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com