Nhu cầu về đào tạo công nghệ
Quan chức điều hành từ các công ty công nghệ như Google, Microsoft, Google, Amazon và Facebook v.v. muốn yêu cầu các trường công của Mĩ dạy Khoa học máy tính, để cho các Công ty công nghệ không phải dựa vào công nhân nước ngoài để lấp vào các việc làm công nghệ tương lai. Nhiều người đã kí vào yêu cầu với chính phủ Mĩ đòi hỏi chính phủ yêu cầu dạy các lớp máy tính ngay từ lớp tám, thêm nhiều câu hỏi về tính toán cho các bài kiểm tra chuẩn hoá, và tạo ra giáo trình cho giảng dạy công nghệ trong toàn thể các trường trung học.
Theo công nghiệp công nghệ, 87% các trường trung học ở Mĩ không cung cấp lớp học máy tính và cho dù họ có cung cấp, tín chỉ máy tính không được tính vào yêu cầu môn toán hay khoa học ở trường phổ thông. Thiếu sót này về hội tụ vào đào tạo công nghệ là mối bận tâm chính trong các quan chức điều hành công nghiệp, người lo nghĩ sẽ không có đủ công nhân để lấp vào nhu cầu khổng lồ của việc làm máy tính. Sở thống kê lao động Mĩ dự báo rằng đến năm 2020, công nghiệp Mĩ sẽ cần 1.8 triệu việc làm máy tính mới, nhưng các trường của Mĩ sẽ chỉ có khả năng tạo ra 400,000 người tốt nghiệp máy tính. Không có nhiều sinh viên đi vào lĩnh vực này, ngành công nghiệp này sẽ cần "nhập khẩu" nhiều công nhân CNTT hơn. Trong toàn thể các công ty Mĩ mọi năm cần lấp đầy ước lượng 150,000 việc làm liên quan tới máy tính nhưng các đại học của quốc gia chỉ cho tốt nghiệp quãng 90,000 sinh viên hàng năm trong các khu vực đó. Thiếu hụt đó đã nhắc các công ty công nghệ tăng việc tuyển lao động nước ngoài để lấp vào việc làm công nghệ. Năm 2013, chính phủ Mĩ cấp 85,000 visa đặc biệt cho các công ty Mĩ thuê công nhân CNTT nước ngoài. Một quan chức điều hành thừa nhận: “Thuê công nhân nước ngoài là tốn kém vì chúng tôi phải mất nhiều việc giấy tờ để đưa họ tới đây thế rồi đào tạo lại họ vì hệ thống giáo dục của họ ở đằng sau điều chúng ta cần. Mặc dầu nhiều người có kĩ năng lập trình, thách thức là ở việc phát triển Kĩ năng ngôn ngữ của họ và Kĩ năng làm việc tổ trước khi họ có thể có năng suất. Đó là lí do tại sao chúng tôi ưa người Ấn Độ hơn các nước khác vì ít nhất họ làm chủ tiếng Anh tốt.”
Một đại diện công nghiệp nói với báo chí: “Chúng tôi đã thấy nhu cầu tăng lên về nhiều công nhân công nghệ và nó đang tồi tệ nhất. Trong nhiều năm, chúng tôi mong đợi rằng đào tạo xảy ra ở đại học nhưng bây giờ chúng tôi nhận ra rằng nó phải bắt đầu sớm hơn nhiều. Nếu chúng ta không khuyến khích học sinh trung học học về công nghệ bây giờ thì đến lúc họ vào đại học, nhiều người sẽ không chọn lĩnh vực này. Chúng ta cần có nhiều thầy giáo trung học được đào tạo về công nghệ nữa vì chúng ta không thể khuyến khích công nghệ trong trường phổ thông mà không có sự tham gia của thầy. Điều cũng quan trọng cho mọi sinh viên là hiểu rằng lĩnh vực công nghệ có thể dẫn tới các nghề rất tốt với lương cao ngày nay và trong tương lai.”
Đề nghị hiện thời sẽ yêu cầu chính phủ Mĩ chi hàng tỉ đô la để thực hiện đào tạo công nghệ, cũng như đào tạo lại hàng nghìn thầy giáo và bổ sung thêm tầng khác về các yêu cầu giảng dạy và kiểm tra cho trường học. Trong khi nhiều người đồng ý với các quan chức điều hành công nghệ rằng học sinh trung học nên được trang bị tốt hơn để theo đuổi các nghề công nghệ nhưng việc thêm hàng tỉ đô la vào ngân sách chính phủ vào lúc này sẽ là khó khăn. Ngân sách chính phủ Mĩ được tổng thống Obama đề nghị sẽ cung cấp trên $3 tỉ đô la để giúp cho các trường tăng huấn luyện về khoa học và công nghệ, bao gồm thêm 100,000 thầy giáo khoa học cho lĩnh vực này nhưng nó có thể không đủ. Hiện thời nhiều công ty công nghệ nói họ sẽ sẵn lòng giúp trả tiền cho giáo dục máy tính, hay mua trang thiết bị và đào tạo lại thầy giáo.
Một nhà phân tích Phố Wall viết: “Công nghiệp phải lên tiếng bởi vì họ không thể thuê đủ người mà họ cần. Khi công nghiệp nói, 'Tôi có 50,000 việc làm nhưng tôi không thẻ lấp đầy chúng được," sinh viên trẻ nên chú ý. Ngày nay khi chúng tôi nhìn và việc làm nào đang sẵn có, và lĩnh vực học tập nào mà sinh viên theo đuổi trong đại học, điều chúng tôi thấy là sự đứt đoạn hoàn toàn. Trong toàn nước Mĩ ít hơn 20% sinh viên đại học đang theo đuổi bằng cấp trong khoa học, công nghệ và kĩ nghệ. Họ phải hiểu rằng khoa học và công nghệ là hai khu vực mà việc làm vẫn đang có nhu cầu cao. Điều đúng cho những người điều hành công nghệ là gây sức ép cho hệ thống giáo dục chung để thêm giáo dục chuyên công nghệ vì chúng ta cần nhiều nhà khoa học và kĩ sư máy tính hơn để phát triển nền kinh tế của chúng ta và mọi công ty đều cần tăng trưởng nhanh trong thế giới cạnh tranh này.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com