Nhu cầu toàn cầu

Nhu cầu toàn cầu

Có một khảo cứu toàn cầu về việc làm sẽ đi về đâu từ 2010 tới 2020. Nó phân tích việc làm cho những người với bằng phổ thông, chứng chỉ nghề hai năm và bằng đại học. Nó thu thập thông tin về lương và giáo dục trong 175 nước và đi tới một kết luận rằng có lỗ hổng lớn giữa việc làm sẵn có và người có những kĩ năng này để lấp vào chúng.

Báo cáo này nói rằng “Khó sống sót được chỉ với bằng tốt nghiệp phổ thông vì nhiều người sẽ cạnh tranh vào số rất ít việc làm sẵn có.” Quãng 68% số người chỉ với giáo dục phổ thông sẽ sống trong nghèo khó mà không có hi vọng thoát ra. Những người có chứng chỉ nghề hai năm có thể xây dựng nghề nghiệp tốt hơn vì có cơ hội sẵn có trên toàn thế giới nhưng lương là thấp. Điều đó nghĩa là những người này sẽ phải cố gắng lớn, đặc biệt nếu họ có gia đình và con cái. Cả chồng và vợ phải làm việc để giữ chuẩn sống của họ trên mức nghèo. Những người có bằng đại học sẽ có cơ hội tốt hơn vì hầu hết việc làm sẽ yêu cầu bằng đại học. Tuy nhiên có lỗ hổng lớn về lương trong số những người có giáo dục đại học. Một số khu vực không có nhu cầu cao. Chẳng hạn, người với bằng về triết học, địa lí, nhân chủng học, lịch sử, văn học, nghệ thuật và khoa học xã hội sẽ gặp khó khăn khi tìm việc. Việc làm về kinh doanh, tài chính, kế toán, ngân hàng là ít, không phát triển trong vài năm trước đây do quá dư thừa công nhân và do cuộc khủng hoảng tài chính. Khu vực tăng trưởng nhanh nhất với nhu cầu cao nhất là y tế, chăm sóc sức khoẻ, hộ lí và công nghệ thông tin (CNTT). Trong quá khứ, chế tạo và quản lí cơ xưởng là tuỳ chọn nghề nghiệp tốt nhưng do xu hướng tự động hoá, nhiều việc làm trong chế tạo đang trên đà sụt giảm. Tiếp thị và bán hàng là chọn lựa phổ biến trong phụ nữ nhưng do thay đổi thị trường sang thương mại điện tử, nhiều việc bán hàng sẽ sớm biến mất, trừ phi mọi người sẵn lòng làm việc cho các cửa hiệu nhỏ với lương thấp. Báo cáo này cảnh báo rằng “không có bằng đại học, sẽ rất khó cho phụ nữ kiếm được việc làm.” Các vùng trên thế giới biến thiên lớn về số lượng và kiểu việc làm sẵn có. Mọi nước đều bảo vệ việc làm cho người của họ nhưng một số cơ hội việc làm nào đó vẫn tồn tại cho người nước ngoài như dạy tiếng Anh, dạy công nghệ thông tin và chăm sóc sức khoẻ.

Ngày nay, kĩ năng công nghệ thông tin được coi là một trong những kĩ năng có giá trị nhất cho các công ty trên toàn cầu. Cơ hội nghề nghiệp được coi là tuyệt hảo trong mười năm tới. Nhiều việc làm sẽ yêu cầu chuyên môn với lương được mong đợi tăng trưởng 5% tới 12% tuỳ theo kĩ năng. Bởi vì thiếu hụt hiện thời, nhiều công ty sẽ phải tuyển mộ công nhân từ các nước khác hay khoán ngoài nhiều việc hơn cho nơi công nhân có kĩ năng là dư thừa. Trong số các việc làm có nhu cầu cao đối với người tốt nghiệp đại học có các môn:

1) Người phát triển ứng dụng di động: Người phát triển các ứng dụng cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Yêu cầu tri thức về iOS, Androids, hay Window 7.

2) Chuyên viên an ninh hệ thống & an ninh dữ liệu: Những người giải quyết các đe doạ máy tính, từ phần mềm độc hại tới tấn công xi be, từ virus tới hacker, và hiểu công nghệ mật mã hoá;

3) Người phân tích nhà kho dữ liệu: Những người thu thập, lưu giữ, phân tích và khai phá dữ liệu để cung cấp thông tin và hỗ trợ cho qui trình ra quyết định quản lí;

4) Người quản lí dịch vụ CNTT: Những người cung cấp dịch vụ CNTT cho tính toán mây và kết cấu nền CNTT. Có nhiều vị trí bên trong phân loại dịch vụ như quản lí ứng dụng, quản lí vận hành, quản lí rủi ro, quản lí chương trình, quản lí hiệu năng, quản lí kết cấu nền, quản lí bàn hỗ trợ v.v.

5) Chuyên viên phương tiện xã hội: Những người quản lí và thu thập thông tin phương tiện xã hội để có ưu thế cạnh tranh.

6) Chuyên viên mạng: Những người quản lí kết cấu nền hệ thống mạng để đảm bảo việc truyền dữ liệu và thông tin hiệu quả và an ninh trong toàn doanh nghiệp.

7) Người phát triển Web: Những người thiết kế, xây dựng và duy trì websites cho các công ty.

8) Chuyên viên tối ưu động cơ tìm (SEO/SEM) Những người giúp cho công ty làm cực đại tính thấy được của họ trên công cụ tìm và đẩy cao việc xếp hạng các websites.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com