Nhu cầu thị trường CNTT

Thị trường việc làm Công nghệ thông tin đã thay đổi lớn lao trong vài năm qua và sinh viên cần điều chỉnh kế hoạch của họ nhanh chóng nếu họ muốn bắt kịp với những thay đổi này. Trong quá khứ, sinh viên tốt nghiệp có thể bắt đầu như người lập trình nơi họ đã dành phần lớn thời gian của mình trong viết mã, kiểm thử rồi cuối cùng phát triển kĩ năng của họ trong thiết kế, kiến trúc để trở thành người lãnh đạo kĩ thuật, kĩ sư cấp cao, người phân tích hệ thống. Song song với kĩ năng kĩ thuật của mình, họ cũng học về kĩ năng doanh nghiệp như lập ngân sách, tài chính và quản lí và tiến lên làm người quản lí dự án, người quản lí cấp cao và cuối cùng là Giám đốc thông tin (CIO).

Ngày nay, thế giới kinh doanh không đi theo con đường logic này khi nhu cầu thị trường đang thay đổi nhanh chóng với toàn cầu hoá. Sinh viên tốt nghiệp được mong đợi biết những kĩ năng này ngay lập tức bởi vì nhu cầu đang thay đổi nhanh hơn thời gian cần để làm chủ những kĩ năng này. Lỗ hổng này được mở rộng khi nhiều sinh viên rời khỏi đại học với kĩ năng kĩ thuật tốt nhưng không có cơ hội phát triển các kĩ năng được yêu cầu cho vai trò nhà chuyên nghiệp CNTT. Người tốt nghiệp đại học về phần mềm hay công nghệ thông tin một mình không còn là người đảm bảo cho nghề nghiệp CNTT mà có thời họ đã là vậy. Các công ty phần mềm đang khoán ngoài hầu hết việc viết mã và kiểm thử cho các nước ngoài với chi phí rẻ hơn và tập trung vào khía cạnh quản lí yêu cầu nhiều kĩ năng doanh nghiệp hơn là kĩ năng kĩ thuật.

Lập trình không còn là con đường nghề nghiệp lâu dài cho sinh viên tốt nghiệp và không còn cơ hội để đi lên dần sang các nghề khác. Thay vì thế, sinh viên tốt nghiệp cần đi thẳng vào việc làm yêu cầu cả tri thức kĩ thuật và doanh nghiệp như quản lí dự án, giải quyết vấn đề, tư duy chiến lược v.v.. Tất nhiên, điều đó yêu cầu nhiều ở sinh viên vì họ được mong đợi quản lí một cách tự tin và chính xác về các chủ đề mà họ không có thời gian tích luỹ kinh nghiệm. Điều này có thể giải thích về vấn đề là nhiều sinh viên tốt nghiệp KHÔNG thể tìm được việc làm cho dù thị trường vẫn có nhiều việc chưa có người làm. Một phó chủ tịch của một công ty lớn ở Mĩ nói với báo chí: “Tôi không cần người lập trình, họ có thể được thuê từ nước ngoài với giá rẻ hơn nhiều. Điều tôi cần là người có thể quản lí các dự án và chuyển giao sản phẩm chất lượng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.” Phát biểu đó làm cho nhiều sinh viên phát khùng, những người phàn nàn rằng sau nhiều năm trong trường họ thấy ra là điều họ đã học không còn được cần tới nữa. Sau nhiều tranh cãi, kết luận tập trung vào việc thị trường việc làm đã thay đổi và việc thích nghi nhanh chóng của trường để điều tiết theo những thay đổi này. Phán quyết chung cuộc “Chính trường đã làm cho sinh viên KHÔNG đáp ứng được công nghiệp hay thị trường.” Một tờ báo chính của Mĩ tuyên bố: “Sinh viên cần nhìn vào chương trình đào tạo một cách cẩn thận và lựa chọn các trường được định vị tốt với chương trình linh hoạt có thể điều chỉnh nhanh chóng theo thay đổi thị trường. Bằng cấp không còn là sự đảm bảo nhưng bản thân chương trình đào tạo có thể tạo ra khác biệt giữa các nghề tốt và tuyến thất nghiệp.”

Ngay cả các nước nổi tiếng đã thành công trong khoán ngoài CNTT như Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã chú ý tới những thay đổi này. Thay vì tập trung vào nhu cầu viết mã và kiểm thử, họ đang chuyển nhiều hơn sang quản lí vì điều đó có thể sinh lời nhiều hơn lập trình. Trong vài năm qua, Ấn Độ đã khoán ngoài hầu hết việc viết mã và kiểm thử cho các nước khác như Malaysia, Vietnam, và thậm chí một số nước châu Phi. Một người quản lí Ấn Độ giải thích: “Tôi có thể tăng gấp đôi hay gấp ba lợi nhuận của mình bằng việc chuyển người của tôi sang quản lí các dự án CNTT thay vì lập trình. Có nhiều nhu cầu hơn về những kĩ năng này ở thị trường Mĩ và châu Âu và người quản lí phần mềm làm ra gấp ba tới năm lần nhiều hơn người lập trình cho nên tại sao cứ ở mãi với viết mã là kiểm thử? Xu hướng thay đổi của khoán ngoài CNTT còn tiếp tụp để chuyển từ Mĩ và châu Âu sang Ấn Độ, Trung Quốc rồi từ đó có những khu vực sinh lời hơn sẽ ở lại còn những khu vực ít lời hơn như viết mã và kiểm thử sẽ được khoán ngoài cho các nước có chi phí thấp hơn.

Việc thiếu cả kĩ năng kĩ thuật và doanh nghiệp nghĩa là người sử dụng lao động ở Mĩ và châu Âu đang lấy cách tiếp cận mới tới chủ đề bằng cấp như khoa học máy tính và kĩ sư phần mềm. Họ tìm người có tiềm năng áp dụng công nghệ theo cách canh tân hỗ trợ cho mục đích doanh nghiệp chiến lược và các ưu tiên thay vì chỉ thuần tuý kĩ thuật. Nhu cầu đang chuyển sang những người đã có đào tạo trong quản lí hệ thông tin, người hiểu đủ công nghệ để ra quyết định doanh nghiệp với thông tin. Thay vì tìm kinh nghiệm kĩ thuật, công ty bây giờ đánh giá tri thức thu được trong chức năng doanh nghiệp như quản lí dịch vụ, quản lí yêu cầu và quản lí quan hệ khách hàng. Sinh viên học các môn kế toán và tài chính hay lập kế hoạch tài nguyên, quản lí dự án sẽ là tốt hơn học nhiều về ngôn ngữ lập trình.

Theo điều tra công nghiệp gần đây, nhu cầu như vậy đang phát triển nhanh, không chỉ bởi vì nhu cầu gióng thẳng chiến lược doanh nghiệp và công nghệ, nhưng bởi vì có thiếu hụt kĩ năng quản lí doanh nghiệp tốt bên trong bản thân ngành công nghiệp CNTT. Trong nhiều năm, công nghiệp CNTT bị quản lí bởi những người kĩ thuật nhưng thay đổi trong thị trường toàn cầu và cuộc khủng hoảng tài chính đã làm thay đổi mọi thứ. Tăng dần dần, CNTT có ghế ở ban lãnh đạo công ty và bây giờ được xem như chiến lược, thay vì là chức năng vận hành thuần tuý. Để sống còn trong thị trường toàn cầu thế kỉ 21, mọi công ty sẽ cần những tổ quản lí có tài năng, người có cả kĩ năng kĩ thuật và doanh nghiệp. Nếu đại học không thể trang bị được cho sinh viên tốt nghiệp CNTT bằng những kĩ năng này, thì công ty phải quay sang lấy những kĩ năng đó từ bất kì chỗ nào họ có thể tìm thấy vì họ cần cải tiến doanh nghiệp của mình. Giải pháp logic nhất là "khoán ngoài" công việc kĩ thuật cho người khác, và "khoán trong" các tài năng từ các nước khác để quản lí doanh nghiệp của họ khi nhiều công ty hơn đang thuê các tài năng từ hải ngoại nhiều hơn trước đây.

Câu hỏi của tôi là: “Chúng ta có sẵn sàng cho xu hướng thay đổi này không? Trường của chúng ta có sẵn sàng thích nghi với những thay đổi này không? và sinh viên có sẵn sàng lấy ưu thế của nhu cầu mới này không?”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com