Nghề phần mềm trong năm 2010

Nghề phần mềm trong năm 2010

Ngày nay, hầu hết các việc làm đều yêu cầu bằng đại học và nếu bạn có bằng, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn là không có bằng. Tất nhiên, có những ngoại lệ, một số người kiếm việc tốt mà không có bằng đại học hay một số người có bằng nhưng không thể tìm được việc làm. Tuy nhiên, với đại đa số chúng ta, giáo dục đại học sẽ giúp chúng ta thu nhận tri thức hữu dụng qua cuộc đời nghề nghiệp. Tuy nhiên, giáo dục đại học là đầu tư chính của bạn và gia đình bạn cho nên bạn phải lựa chọn lĩnh vực học tập của mình thật cẩn thận. Thời gian và nỗ lực bạn đưa vào trong bốn năm tiếp sẽ giúp bạn đi tới tương lai tốt hơn nếu bạn ra quyết định đúng.

Là sinh viên, các bạn có nhiều lựa chọn để lựa ra lĩnh vực phù hợp nhất với năng lực của bạn cũng như hứng khởi cá nhân của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhìn vào tình huống thị trường và toàn cảnh để tìm ra cái gì đó bạn có thể xây dựng lên nghề nghiệp. Lựa chọn đúng nghề yêu cầu thông tin về cơ hội mà một nghề đặt thù có thể cung cấp. Tôi biết nhiều sinh viên nhanh chóng chọn lựa một số lĩnh vực học tập rồi sau đó mới thấy là những lĩnh vực đó không đáp ứng mục đích của họ. Nhiều người đổi lĩnh vực học tập giữa năm học và tạo ra gánh nặng tài chính cho gia đình họ.

Khi lựa chọn một lĩnh vực học tập người ta có thể bắt đầu bằng một mơ ước, việc đạt tới thành công hàn lâm yêu cầu nhiều hơn chỉ là mơ ước. Bạn phải làm việc chăm chỉ, bạn phải lập ra mục đích nghề nghiệp và đi tới mục đích đó. Sẽ có lúc bạn cảm thấy thất vọng và sẽ có những lúc bạn cảm thấy không thoải mái với chọn lựa của mình, nhưng nếu bạn sẵn lòng để thời gian, công sức của mình, cùng siêng năng của mình, phần thưởng là vô tận. Không ai nói cuộc sống đại học là dễ dàng; không ai nói cuộc sống đại học đầy niềm vui, nhưng cuộc sống đại học là lúc cho bạn chín chắn, để học, và hình thành nên tính cách của bạn vì bạn đang xây dựng tương lại của mình.

Là giáo sư về kĩ nghệ phần mềm, tôi muốn chia sẻ với bạn một số thông tin phụ về lĩnh vực này. Theo dự báo của chính phủ Mĩ, lĩnh vực phần mềm được dự phóng là một trong những nghề phát triển nhanh nhất trong năm tới mười năm nữa. Phát triển nhanh trong lĩnh vực này có thể mở ra nhiều cơ hội hơn cho sinh viên đại học với ít nhất một bằng đại học trong kĩ nghệ phần mềm, khoa học máy tính, hay quản lí hệ thông tin. Các công ty trên khắp thế giới đang thuê người phần mềm có kĩ năng mạnh về lập trình, thiết kế hệ thống và kinh doanh. Mặc cho suy thoái kinh tế toàn cầu, việc làm về phần mềm vẫn được mong đợi tăng lên nhanh hơn tất cả các nghề khác. Khi nhiều doanh nghiệp chấp nhận và tích hợp các công nghệ mới để làm cực đại hiệu quả của họ, nhiều người phần mềm sẽ được cần tới. Cạnh tranh giữa các công ty toàn cầu sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn về canh tân công nghệ và các tổ chức sẽ cần nhiều kĩ sư phần mềm hơn để thực hiện các công nghệ mới này. Ngày nay, bành trướng của các công nghệ Internet đã tạo ra phát triển bùng nổ trong thương mại điện tử, chính phủ điện tiến và nhiều kinh doanh đang được thực hiện qua Internet. Xu hướng này làm lẩy cò một nhu cầu rất cao về các kĩ sư phần mềm, người đang phát triển các ứng dụng Internet, intranet, và World Wide Web. Các khu vực khác như viễn thông, như điện thoại di động, điện thoại thông minh tiếp tục bành trướng và đòi hỏi nhiều kĩ sư phần mềm để thực hiện các ứng dụng di động. Các khu vực tăng trưởng mới sẽ tiếp tục nảy sinh từ các công nghệ thông tin đang tiến hoá nhanh và mối quan tâm an ninh thông tin đã làm nảy sinh các nhu cầu phần mềm mới. Mối quan tâm về “an ninh cyber” đã làm nảy sinh trong các doanh nghiệp và chính phủ việc tiếp tục đầu tư vào phần mềm an ninh để bảo vệ mạng và kết cấu nền của họ khỏi các cuộc tấn công. Sự bùng nổ của công nghệ này trong vài năm tới sẽ dẫn đến nhu cầu tăng thêm về kĩ sư phần mềm chuyên môn về an ninh mạng và máy tính.

Do việc đăng tuyển sút giảm vào công nghệ và kĩ nghệ trong mười năm qua ở Mĩ và châu ÂU, có thiếu hụt trầm trọng về người phần mềm. Nhiều công ty phải khoán ngoài công việc cho các nước ngoài có công nhân có kĩ năng kĩ thuật cao. Điều này mở ra những cơ hội cho tăng trưởng kinh tế trong các nước đang phát triển. Chẳng hạn, công nghiệp khoán ngoài phần mềm của Ấn Độ đã thu được trên 80 tỉ đô la năm 2009 và đã sử dụng trên 2.5 triệu người. Mười năm trước, các công ty phần mềm Ấn Độ như Infosys, TCS hay Wipro gần như không mấy ai biết nhưng ngày nay họ là những công ty phần mềm lớn nhất trên thế giới, lớn hơn cả IBM hay Microsoft. Khoán ngoài phần mềm đã trở thành dẫn lái then chốt cho việc tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế cho nhiều nước từ châu Âu tới châu Á, từ châu Phi tới Nam Mĩ. Theo nhiều nghiên cứu, thế giới sẽ cần hơn một triệu công nhân phần mềm mỗi năm trong mười năm tới mặc cho nỗ lực của nhiều nước để cải thiện lực lượng phần mềm của họ, điều đó sẽ là không dễ bởi vì đầu tư then chốt là vào giáo dục và hệ thống giáo dục hiện thời sẽ không có khả năng thay đổi đủ nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu.

Ngày nay lương trình bình mức khởi điểm của kĩ sư phần mềm ở Mĩ là $75,000. Mức trung bình là $90,000 còn kĩ sư có kĩ năng đặc biệt có thể kiếm được $120,000. Với những người có bằng thạc sĩ, họ có thể thêm được $6,000 tới $10,000 thêm cho lương của họ. Ngoài lương, nhiều kĩ sư phần mềm cũng có thể có thêm cổ phần công ty hay được công ty cấp xe chừng nào họ còn làm việc cho công ty.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com