Người di cư trong công nghệ cao
Theo một khảo cứu mới của Mĩ về người di cư, quãng hai phần ba các công nhân khoa học và kĩ nghệ ở Mĩ là người sinh ra ở nước ngoài và quãng một phần tư công ty công nghệ cao do người di cư sở hữu, như người Trung Quốc và người Ấn Độ. Những người di cư này sở hữu một số công ty công nghệ cao sinh ra trên $50 tỉ đô la thu nhập hàng năm và sử dụng hơn 650,000 công nhân ở Mĩ. Nhiều công ty trong số này là trong công nghiệp điện tử, bán dẫn và công nghệ thông tin.
Ở thung lũng Silicon, 53 phần trăm các công ty mới khởi nghiệp là do người di cư sở hữu. Trong số những người di cư, người Ấn Độ có lẽ là thành công nhất. Theo khảo cứu này, người Ấn Độ đã lập ra nhiều công ty hơn bất kì nhóm nào khác như người Canada, người Nga, người Trung Quốc, người Đài Loan, và người Nhật Bản. Tỉ lệ các công ty do người Ấn Độ sở hữu ở thung lũng Silicon là 18%, cho dù người Ấn Độ chỉ chiếm 6% dân số ở đó. Theo khảo cứu này, trong các nhóm người di cư, người Ấn Độ nổi tiếng là giúp đỡ và hỗ trợ cho nhau. Làn sóng đầu tiên những người di cư Ấn Độ là các nhà khoa học, kĩ sư, người đã làm việc cho các công ty có uy tín lớn như HP, National Semiconductor, và Texas Instrument vào đầu những năm 1970. Họ sẵn lòng hỗ trợ cho đợt sóng thứ hai những người Ấn Độ tới trong việc bùng nổ công nghiệp điện tử những năm 1980 nơi nhiều người trở thành nhà doanh nghiệp thành công ở thung lũng Silicon. Những người Ấn Độ này cũng giúp cho đợt sóng thứ ba những người di cư tới trong sự kiện Y2K vào cuối những năm 1990 và dạy cho họ thành nhà doanh nghiệp và cách vượt qua những chướng ngại mà họ có thể đối diện. Người Ấn Độ thường hình thành các tổ chức để dạy cho người khác về cách bắt đầu doanh nghiệp, và cách làm việc cùng nhau. Họ chia sẻ thông tin, tri thức, kĩ năng và thỉnh thoảng thậm chí cả vốn được cần để bắt đầu công ty. Một số nhóm có vài trăm người, và nhiều hiệp hội có uy tín có hơn vài nghìn thành viên. Cộng đồng Ấn Độ học các qui tắc về cách làm kinh doanh trong công nghiệp công nghệ và cuối cùng làm chủ chúng. Họ là những nhà chuyên môn tích cực nhất trong khu vực công nghệ ở Mĩ.
Người Trung Quốc là nhóm thành công khác những người di cư ở thung lũng Silicon và các thành phố công nghệ khác như Boston, Austin, Seattle và San Francisco. Có vài hiệp hội và nhóm chuyên nghiệp Trung Quốc đã được tạo ra để hỗ trợ lẫn nhau cho dù họ không thành công như người Ấn Độ. Theo khảo cứu này, đã có hai kiểu người Trung Quốc di cư. Nhóm thứ nhất tới Mĩ trong những năm 1950 và 1960 cư trú ở các thị trấn Trung Quốc trong các thành phố lớn hầu hết là người nói tiếng Quảng Đông. Nhiều người không được giáo dục tốt nhưng rất thành công trong kinh doanh như nhà hàng, tài chính, xuất/nhập khẩu, và bán lẻ. Nhóm thứ hai tới vào những năm 1970 và 1980 phần lớn là những người được giáo dục tốt hơn, nói tiếng Trung Quốc phổ thông và tích cực hơn. Phần lớn trong họ tới như sinh viên từ Trung Quốc nhưng sau khi tốt nghiệp quyết định ở lại Mĩ và làm việc trong công nghiệp công nghệ. Nhóm này bao gồm những người từ một miền rộng các vùng ở châu Á: từ Thượng Hải và Tứ Xuyên tới Bắc Kinh, từ Hồng Kông tới Đài Loan và Singapore.
Bởi vì hầu hết đều có giáo dục đại học, họ thường làm việc trong công nghiệp công nghệ rồi cuối cùng trở thành nhà doanh nghiệp và nhà tư bản mạo hiểm, người đầu tư vào các công ty mới khởi nghiệp công nghệ khác. Phân biệt rõ ràng từ nhóm này với những người di cư khác là họ thường tham gia vào trong các hoạt động xã hội, hình thành liên minh với những người châu Á khác có mục đích tương tự như làm việc chống lại phân biệt chủng tộc, và vận động cho các hoạt động chính trị. Một số trong họ được bầu vào các ban trường học, hội đồng thành phố, thị trưởng và thậm chí nghị sĩ quốc hội.
Khảo cứu này cũng thấy rằng trong số những người di dân làm việc trong công nghiệp công nghệ, 94% số họ có giáo dục đại học với nhiều bằng cấp chuyên sâu. Đa số trong họ nghiên cứu về khoa học và công nghệ từ các đại học Mĩ và cuối cùng kiếm việc làm trong những khu vực này. Một điều rõ ràng từ khảo cứu này là ở chỗ với tài năng và giáo dục, những người di dân này có thể thành công trên cơ sở thành đạt của họ. Và rằng mầu da, giọng nói và bối cảnh xuất thân không thành vấn đề ở Mĩ. Bằng việc tuân theo các bước đi của những người di dân trước; nhiều người có thể đạt tới thành công tương tự.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com