Ngày nay/2

Ngày nay phần 2

Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới được dẫn lái bởi công nghệ và khi công nghệ thay đổi, nhiều thứ cũng sẽ thay đổi. Không thích nghi được với thay đổi sẽ có hiệu quả phá huỷ cho công ty. Nếu bạn nhìn vào 100 công ty thành công nhất trong các năm 1940 tới 1950, chỉ 7 công ty trong số chúng vẫn tồn tại tới ngày nay. Điều gì đã xảy ra cho 93 công ty kia? Họ đã phá sản. Tại sao các công ty thành công lại phá sản? Họ không thể điều chỉnh được theo thay đổi vì họ đã dùng phương pháp quản lí cổ khi thế giới đã thay đổi.

Lí thuyết quản lí truyền thống được tạo ra trong thế kỉ 19 là dành cho thời đại công nghiệp. Nó được thiết kế để quản lí “công nhân không kĩ năng” để làm việc trong các cơ xưởng nơi họ phải tuân theo các qui trình của dây chuyền lắp ráp để tạo ra sản phẩm một cách hiệu quả. Bằng việc có hệ thống quản lí này, người quản lí công ty có thể phối hợp nỗ lực công việc để chuyển giao sản phẩm theo số lượng lớn một cách nhất quán. Hệ thống này dựa trên một nguyên lí đơn giản “Công nhân làm bất kì cái gì người quản lí bảo họ làm.” Người quản lí giám sát công nhân tương ứng theo hệ thống quan liêu nơi các chỉ đạo được tạo ra từ trên đỉnh. Việc của người quản lí là chắc rằng công nhân tuân theo các qui trình và báo cáo điều đó cho mức tiếp. Vì có nhiều mức quản lí, thông tin được gửi lên tới đỉnh nơi người chủ công ty làm mọi quyết định và đặt chỉ đạo đi xuống. Phải mất vài ngày hay tuần để thông tin lên tới đỉnh rồi nhiều ngày hay tuần để cho các mệnh lệnh từ đỉnh đi xuống mức công nhân. Nhưng vào thời đó, điều đó là đủ.

Ngày nay thị trường thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh giữa các công ty là dữ dội cho nên quyết định phải được làm nhanh chóng bằng không công ty có thể mất cơ hội tốt. Tuy nhiên nhiều người quản lí vẫn còn theo hệ thống quản lí truyền thống, không ai muốn làm quyết định vì họ được huấn luyện đợi ai đó cho mệnh lệnh. Ngay cả ngày nay, các trường kinh doanh vẫn còn dạy cùng lí thuyết này như không cái gì đã xảy ra. Khi người quản lí không thể làm quyết định mà chờ đợi chỉ đạo từ trên đỉnh, mọi sự bị chậm lại và cho phép đối thủ cạnh tranh nắm lấy cơ hội. Mất cơ hội trong thế giới cạnh tranh này có nghĩa là mất kinh doanh và khách hàng và đó là lí do tại sao nhiều công ty đã thất bại.

Ngày nay công nhân có giáo dục cao. Họ KHÔNG phải là "công nhân không kĩ năng" của thế kỉ 19 và họ KHÔNG được đào tạo để tuân theo mệnh lệnh vì họ có kĩ năng để làm việc của họ. Thay vì ra lệnh cho công nhân làm cái gì, vai trò của người quản lí cũng đã đổi thành "vai trò hỗ trợ" bằng việc tạo ra môi trường nơi công nhân có thể làm xuất sắc trong công việc của họ với giám sát tối thiểu. Công nhân tri thức không muốn chỉ làm một việc mà là làm việc có nghĩa nơi họ được coi là có giá trị. Họ muốn đóng góp cho công ty theo cách tích cực và sẽ không khớp với hệ thống quan liêu đó là lí do tại sao công ty phải thay đổi nhanh chóng để thích nghi với kiểu công nhân này.

Ngày nay chu kì kinh doanh ngắn hơn nhiều so với quá khứ và mọi thứ thay đổi nhanh chóng cho nên công ty cần phản hồi thường xuyên từ thị trường. Họ cần sự linh hoạt để thay đổi điều họ đang làm một cách nhanh chóng. Thay vì chờ đợi các báo cáo chi tiết được người quản lí cung cấp, người chủ công ty phải có mọi thông tin cần thiết một cách nhanh chóng để làm quyết định và điều chỉnh theo thay đổi thị trường. Người chủ giỏi sẽ dự đoán thay đổi thị trường và lãnh đạo thay đổi thay vì phản ứng với nó. Đó là lí do tại sao điều đầu tiên họ làm là giảm quan liêu bằng cách “làm phẳng” tổ chức để có tính linh hoạt và cho phép người quản lí ở mọi mức có thẩm quyền nào đó để làm quyết định. Nhưng vấn đề là làm sao để cho người quản lí, người chưa bao giờ làm quyết định trước đây, nay làm quyết định? Giải pháp là đào tạo lại họ hay để họ ra đi. Phần lớn các công ty lựa chọn tuỳ chọn thứ hai thay vì đào tạo lại họ và đó là lí do tại sao hơn nửa số người bị sa thải trong ba mươi năm qua phần lớn là người quản lí.

Ngày nay qui tắc của kinh doanh là "Linh hoạt và mau lẹ” nơi "tốc độ" và "tăng trưởng” là mục đích, điều khác hoàn toàn với hệ thống quản lí cũ hội tụ vào "ổn định và tránh rủi ro.” Điều được nghĩ tới là trong vòng vài năm nữa, nhiều công ty sẽ phá sản, nhiều người quản lí sẽ bị sa thải bởi vì họ không thể điều chỉnh được theo thay đổi nhưng điều đó cũng tạo ra cơ hội mới cho các công ty trẻ hơn, năng nổ hơn với phong cách quản lí mới và công nhân tri thức tiếp quản. Nếu bạn nhìn vào mười năm qua, các công ty tăng trưởng nhanh nhất đều là những công ty khởi nghiệp với lực lượng lao động trẻ hơn, đầy công nhân tri thức và họ sẽ làm thay đổi thế giới kinh doanh.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com