Nền kinh tế tri thức/5
Ngày nay, dẫn lái chính cho tăng trưởng kinh tế là trong miền công nghệ cao. Công nghệ đang được phát triển và thương mại hoá ở nhiều địa điểm nơi có dân cư với giáo dục cao hơn làm sinh ra tri thức mới và ý tưởng mới. Công viên công nghiệp Stanford, được xây dựng trên mảnh đất đại học, là nơi sinh thành nên Thung lũng Silicon. Đứa con đầu tiên là một công ty do hai sinh viên Stanford sáng lập, William Hewlett and David Packard vào năm 1937. Ngày nay Thung lũng Silicon là nhà của hơn ba nghìn công ti, hàng triệu công nhân kĩ thuật và tập trung cao những người giầu có hơn bất kì nơi nào trên trái đất. Tiếp theo Thung lũng Silicon là trung tâm công nghệ cao dọc Đường 128 gần Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Boston. Nó được gọi là "Thủ đô của Công nghệ sinh học” với hàng nghìn nhà khoa học và các công ty công nghệ sinh học. Có trên bốn mươi trung tâm công nghệ cao như thế tồn tại trên thế giới, nơi các công ty khởi nghiệp, các phòng thí nghiệm, cơ sở tài chính và các công ty tụ hội, tạo ra môi trường doanh nghiệp năng động gắn tri thức, tài chính và các cơ hội lớn lại. Trong những năm 60 và 70, phần lớn các trung tâm công nghệ cao đều ở Mĩ và Châu Âu (Anh, Đức, Pháp, Phần Lan và Thuỵ Điển) nhưng đầu những năm 1980 nhiều trung tâm đã được thêm vào danh sách từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, Trung Quốc, Australia, Canada, Singapore, Israel, và Ấn Độ. Các trung tâm này là đầu mối cho canh tân, sáng tạo tri thức với nhiều việc dành cho công nhân tri thức và cuối cùng là sự thịnh vượng kinh tế.
Để được coi là “trung tâm công nghệ cao” quốc gia phải đáp ứng ba nhân tố then chốt: 1) Hệ thống giáo dục quốc gia mở cho đại chúng chứ không phải chỉ một số thành phần ưu tú được lựa chọn, và tạo ra lực lượng lao động với kĩ năng có liên quan; 2) Sự tồn tại của hệ thống nghiên cứu và phát triển (R&D) với tiềm năng tiến hoá thành ngành công nghiệp phát triển đầy đủ và 3) Kết cấu nền công nghệ thông tin truyền thông (ICT) được phát triển hợp lí đại diện bởi điện và dịch vụ truyền thông (điện thoại) kể cả băng rộng cho Internet. Điện và điện thoại vẫn là thách thức chính cho nhiều nước đang phát triển. Theo một số báo cáo chính phủ, điện chỉ mới đạt tới một ba dân số. Có 1 điện thoại cho 2000 người ở các nước nghèo, 1 cho 250 người ở các nước đang phát triển và 1.2 cho 1 người ở các nước đã phát triển. Internet, nhân tố then chốt tạo điều kiện cho kinh tế tri thức cũng là thách thức chính. Có 1 người dùng Internet trên 5000 người ở châu Phi, so với 1 người dùng trên 6 người ở châu Âu và Bắc Mĩ. Số máy tính trên 1000 người là ít hơn 1 ở châu Phi, 22 ở Trung Đông, 38 ở Nam Mĩ, 172 ở Singapore và 348 ở châu Âu. Những thách thức này hay lỗ hổng giữa “Có công nghệ” và “Không có” rõ ràng phân chia các nước đã phát triển và đang phát triển tương ứng với khả năng của họ dùng, thích nghi, sản xuất và chuyển giao tri thức kĩ thuật. Nếu lỗ hổng này còn để không thay đổi, nhiều quốc gia đang phát triển sẽ vẫn mất sức mua của mình, và dần dần mờ nhạt đi khỏi thị trường toàn cầu và không bao giờ có khả năng phục hồi được. Đây là lí do tại sao điều rất quan trọng cần chú ý tới sự kiện này: “Với toàn cầu hoá, kẻ nhanh nhất sẽ thắng kẻ chậm, và nước thích nghi nhanh chóng sẽ có ưu thế hơn hẳn các nước còn lại.”
Làm sao một nước có thể trở thành nước “Có công nghệ” hay có khả năng có được lợi thế của công nghệ để xây dựng nền kinh tế của mình? Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã đưa ra Chỉ số thành tựu công nghệ (TAI) để cung cấp so sánh thành tựu của các nước trong việc tạo ra công nghệ và xây dựng kĩ năng làm chủ canh tân. TAI là một chỉ số hợp thành dựa trên bốn nhân tố, cùng với các chỉ báo định lượng cho từng việc:
1) Tạo ra công nghệ (số bằng phát minh theo đầu người, số lần nhận tiền bản quyền và cấp phép từ nước ngoài theo đầu người)
2) Phát tán của canh tân mới (số máy chủ Internet theo đầu người, số lần xuất khẩu công nghệ cao như phần chung của tất cả các xuất khẩu hàng hoá được chế tạo)
3) Phát tán của canh tân cũ (số điện thoại theo đầu người (cả cố định và di động), số lượng tiêu thụ điện theo đầu người)
4) Tri thức & Kĩ năngs (số năm trung bình học phổ thông của dân số từ 15 tuổi trở lên, tỉ lệ tuyển thô ở mức cấp ba trong khoa học, toán học và kĩ nghệ)
Các giá trị TAI vậy được tính trong miền 0.744 cho Phần Lan, 0.733 cho Mĩ, 0.703 cho Thuỵ Điển và 0.698 cho Nhật Bản ở mức đỉnh, cho 0.066 với Mozambique ở mức đáy. Trong danh sách 72 nước mà có thể tính được TAI, rõ ràng chỉ ra được bốn nhóm:
1) Nhóm lãnh đạo, với TAI trên 0.5, đang ở mũi nhọn của việc canh tân công nghệ bền vững.
2) Nhóm lãnh đạo tiềm năng, với TAI giữa 0.35 và 0.49, đã đầu tư vào việc phát triển tri thức và kĩ năng mức cao nhưng canh tân mới được chút ít.
3) Nhóm chấp nhận năng động, với TAI giữa 0.20 và 0.34 năng động trong việc dùng công nghệ mới, nhưng trong đó ứng dụng vẫn không đầy đủ và chậm.
4) Nhóm thứ yếu, với TAI dưới 0.20 trong đó phần lớn dân số không được lợi ngay cả từ các công nghệ cũ như điện, nước sạch và điện thoại.
Trong nhóm lãnh đạo hàng đầu có Hàn Quốc (đứng thứ 5 với TAI 0.666), Singapore (đứng thứ 10 với TAI 0.585) và Israel (đứng thứ 18 với TAI 0.585). Nhóm lãnh đạo tiềm năng có Tây Ban Nha (đứng thứ 19 với TAI 0.481), Hi Lạp (đứng thứ 26 với TAI 0.437), Malaysia (đứng thứ 30 vơi TAI 0.396), và Mexico (đứng thứ 32 với TAI 0.389). Nhóm chấp nhận năng động bao gồm Uruguay (đứng thứ 38 với TAI 0.343), và Thái lan (đứng thứ 40 với TAI 0.255). Nhóm thứ yếu là Nicaragua (đứng thứ 64 với TAI 0.185), theo sau là Pakistan với TAI 0.167.
Mọi năm, Viện quản lí và phát triển (IMD) phân tích tính cạnh tranh của các nước và xếp hạng họ theo hiệu năng kinh tế, tính hiệu quả của chính phủ, tính hiệu quả của khu vực tư, và kết cấu nền. Rõ ràng có mối tương quan mạnh mẽ giữa năng lực thành đạt công nghệ và sức mạnh cạnh tranh của quốc gia trong thị trường toàn cầu. Hơn nữa, khi ngành công nghiệp công nghệ mạnh như trường hợp của Hàn Quốc và Malaysia, nó chỉ ra tính xác thực về sức mạnh cạnh tranh và tiềm năng cao cho phát triển kinh tế, thậm chí còn nhanh hơn các nước dẫn đầu khác. Theo IMD, tăng trưởng kinh tế được đo bằng kết quả của việc tăng cái vào như vốn và lao động, hay việc dùng vốn và lao động theo cách thức hiệu suất hơn như việc áp dụng tri thức vào sản xuất công nghiệp để có năng suất, chất lượng cao.
Nhân tố then chốt giúp tăng trưởng kinh tế là hệ thống giáo dục bởi vì nó đóng vai trò kép như các cấu phần của của giáo dục quốc gia và hệ thống R&D. Giáo dục đóng góp cho việc phát triển kĩ năng và tri thức mà có thể thúc đẩy thêm canh tân và đem tới nhiều vốn hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đại học ngày nay được coi là “xưởng tri thức” hay trung tâm của “nền kinh tế tri thức.” Chức năng cơ bản của đại học là: 1) năng lực huấn luyện lực lượng lao động có chất lượng, kể cả các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, các nhà kĩ thuật, các giáo viên cho giáo dục phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, cũng như chính phủ tương lai, dịch vụ dân sự và lãnh đạo doanh nghiệp; 2) năng lực phát sinh tri thức qua mọi loại hoạt động nghiên cứu và phát triển; và 3) năng lực truy nhập vào tri thức toàn cầu hiện có và thích nghi nó cho địa phương để cải tiến nền kinh tế và sức mạnh cạnh tranh của quốc gia. Nền kinh tế được dẫn lái theo tri thức không chỉ yêu cầu kĩ năng cao của lực lượng lao động, mà còn cập nhật liên tục để thích ứng với nhu cầu thay đổi của thị trường. Tỉ lệ tăng lên trong các việc làm có yêu cầu phẩm chất mức đại học được mọi người trông đợi tăng tốc một cách có ý nghĩa trong vài năm tới. Việc học cả đời và giáo dục liên tục sẽ được trông đợi mở rộng để bao quát mọi kiểu công nhân.
Ngày nay ở các nước đang phát triển, giáo dục đại học đang chịu sức ép phải phục vụ nhiều sinh viên hơn, kể cả người lớn quay về trường để học tri thức phụ hay các công nhân vẫn đang làm việc trong công nghiệp, nhưng không mấy đại học sẵn sàng nhận bước tiếp này. Nhiều giáo trình vẫn còn tập trung vào lí thuyết, vào công nghệ lạc hậu, và vào tri thức không còn liên quan tới công nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, thị trường giáo dục toàn cầu tồn tại để tuyển mộ sinh viên từ khắp thế giới dựa trên nhu cầu tăng lên về bằng cấp và chứng chỉ được thừa nhận quốc tế. Do đó nhiều sinh viên đang tìm kiếm giáo dục đại học ở các nước dẫn đầu với mong đợi tìm được cơ hội việc làm tốt nhất và sống thuận tiện trong xã hội tri thức. Các đại học ở Mĩ đã được lợi nhất do xu hướng này, mỗi năm, gần nửa triệu sinh viên từ các nước khác tới học tập ở Mĩ đóng góp $ 11 tỉ đô la cho nền kinh tế Mĩ. Mười nước hàng đầu có sinh viên nước ngoài ở Mĩ là: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan, Indonesia, Thái lan, và Mexico.
Tôi tin rằng trong nền kinh tế tri thức, chính sách liên quan tới giáo dục phải được xem như những cấu phần bổ sung và tích hợp của chính sách phát triển kinh tế quốc gia được hình thành để cho phép đáp ứng nhanh chóng với môi trường toàn cầu đang thay đổi. Các đại học phải chấp nhận sự kiện là các chương trình giáo dục không nên được xây dựng bởi một mình cộng đồng hàn lâm mà phải được xây dựng bằng sự cộng tác giữa đại học, công nghiệp và chính phủ. Cộng đồng hàn lâm không phải là người chủ của các đại học mà là các công dân, do đó văn hoá của “đặc quyền hàn lâm với chi phí công” không thể tiếp tục tồn tại trong nền kinh tế tri thức. Thay vì thế, mọi giáo dục đều phải gắn với ích lợi của xã hội, quốc gia và công dân của nó.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com