Nền kinh tế tri thức/4
Là một giáo sư lịch sử, bạn tôi rất tò mò về điều đã xảy ra ở Ấn Độ cho nên ông ấy hỏi: “Theo quan điểm của ông thì Ấn Độ rất thành công trong việc xây dựng xã hội tri thức bằng việc bỏ qua pha công nghiệp nhưng tại sao họ đã làm loại quyết định đó?" Tôi nói với ông ấy: “Câu trả lời là đơn giản. Để đi vào pha công nghiệp ông phải đầu tư vào kết cấu nền như có điện tốt, đường xá tốt và hệ thống vận tải tốt để chuyển vật tư tới nhà chế tạo và chuyển sản phẩm từ nhà chế tạo ra thị trường. Ông phải xây dựng cảng biển và sân bay và đầu tư vào máy móc và trang thiết bị cho các ngành công nghiệp. Tất cả những điều này đều đòi hỏi đầu tư rất lớn nhưng vào năm 1991, nền kinh tế Ấn Độ tồi tệ thế và không thể đảm đương được điều đó cho nên chính phủ Ấn Độ quyết định đầu tư vào giáo dục, điều rẻ hơn nhiều so với kết cấu nền. Bằng việc tập trung vào giáo dục có chất lượng, chính phủ đầu tư vào tương lai và kết quả là bây giờ Ấn Độ có lực lượng lao động kĩ năng rất cao, điều giúp tạo ra xã hội tri thức và sự thịnh vượng kinh tế. Với tiền thu được từ xuất khẩu dịch vụ như khoán ngoài, Ấn Độ bắt đầu cải tiến kết cấu nền và sẵn sàng công nghiệp hoá đất nước. Tôi tin trong mười năm nữa, Ấn Độ sẽ có nhiều nhà máy được vận hành và quản lí bởi những người quản lí Ấn Độ có kĩ năng cao và cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia công nghiệp rất mạnh".
Bạn tôi gật đầu: “Vậy thực tế Ấn Độ đã không bỏ pha này mà chỉ đảo ngược lại thứ tự.” Tôi đồng ý: “Vâng, nhưng họ đã làm điều đó một cách kì diệu và đó là quyết định đúng vào thời điểm đó và thậm chí là ngày nay. Nếu ông nhìn vào việc công nghiệp hoá của Trung Quốc thì ông sẽ thấy rằng kết quả không như nhau. Trung Quốc đi theo lí thuyết tiến hoá bằng việc cải tiến kết cấu nền tới thiết lập nền kinh tế công nghiệp. Trung Quốc có đường sá lớn, hệ thống vận tải tốt với nhiều cảng biển và sân bay, điện nước được thiết lập tốt cho các xưởng máy. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư số tiền rất lớn vào các dự án kết cấu nền lớn và với những kết cấu nền tại chỗ này, Trung Quốc đã thu hút nhiều đầu tư nước ngoài và cuối cùng qua hai mươi năm, trở thành quốc gia công nghiệp với nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, bán sản phẩm trên khắp thế giới. Điều không may là Trung Quốc đã không tập trung vào giáo dục cùng lúc cải cách kinh tế mà lại tập trung nhiều vào kết cấu nền cho nên khi mọi sự đã có tại chỗ, Trung Quốc đã không có tri thức và kĩ năng để vận hành chúng. Nếu ông nhìn cẩn thận, ông sẽ thấy rằng hầu hết các xưởng máy lớn ở Trung Quốc đều là sở hữu nước ngoài, trang thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài và phần lớn những người quản lí cấp cao nhất của các nhà máy đều là người nước ngoài. Không được thừa nhận là có công nhân kĩ năng cao, các nước đã phát triển chỉ coi Trung Quốc là nước có lao động chi phí thấp cho các nhà máy của họ. Ngày nay khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã xảy ra, các nước dừng nhập khẩu thì bỗng nhiên Trung Quốc ở vào tình trạng xấu: các công ty nước ngoài bắt đầu rút ra và đóng cửa nhà máy của họ đẩy hàng triệu công nhân thành mất việc. Điều gì sẽ xảy ra tiếp thì vẫn còn phải được xem đã nhưng ông có thể rút ra kết luận riêng của mình."
Bạn tôi trở nên yên lặng một chốc rồi hỏi: “Vậy ông nghĩ giáo dục là chìa khoá cho sự thịnh vượng kinh tế bởi vì nó cho quốc gia cả tri thức cần thiết và kĩ năng để tự đủ nhưng ông cũng nói tới việc học cả đời là khía cạnh quan trọng của xã hội tri thức, sao ông nghĩ mọi người phải học cả đời họ?” Tôi bảo ông ấy rằng tuần trước, một sinh viên cũng hỏi tôi cùng câu hỏi này - "Tôi đã mất hơn 18 năm trong trường học, bây giờ tôi có bằng cấp và đề nghị việc. Tôi sẵn sàng đi làm, làm ra tiền, mua xe, xây dựng gia đình, và tận hưởng cuộc sống nhưng rồi thầy bảo tôi rằng tôi cần tiếp tục học cả đời mình. Sao tôi phải cần học nữa?” Câu trả lời của tôi là: "Cái nhìn truyền thống về giáo dục nói rằng trường học là nơi học sinh tới để thu được tri thức, để nhận bằng cấp và dùng tri thức mà họ đã học trong trường để làm việc sống được thoải mái cho phần còn lại của cuộc đời họ. Tuy nhiên, cái nhìn đó đã hoàn toàn lỗi thời dành cho thời nào đó trước vì ngày nay với toàn cầu hoá, với cạnh tranh cao giữa các nước, không có điều kiểu như việc vĩnh viễn hay việc làm cả đời bởi vì tri thức thay đổi sau vài năm, nếu bạn không giữ cho tri thức của mình được cập nhật, bạn có thể bị loại ra khỏi thị trường việc.
Ngày nay, thay đổi công nghệ đang thách thức giáo dục truyền thống bởi vì tiến bộ kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào tri thức và kĩ năng của các công dân. Để xoá bỏ nghèo nàn quốc gia phải phát triển các chiến lược giáo dục để giải quyết với xu hướng toàn cầu hoá. Họ cần thiết lập các chương trình cải tiến hệ thống giáo dục. Tất nhiên, có nhiều lí thuyết và nhiều câu trả lời từ các chuyên gia giáo dục nhưng tôi tin rằng việc xây dựng xã hội tri thức không thể nào tách rời khỏi việc học cả đời, cũng như nền kinh tế tri thức không thể được phát triển mà không có việc học liên tục. Hệ thống giáo dục truyền thống cứng nhắc dựa trên tập các tri thức hàn lâm phải được cải tổ để cung cấp cho mọi người cơ hội học cả đời, điều gắn hệ thống giáo dục với nhu cầu của xã hội và nền kinh tế. Để làm điều đó chúng ta phải kiểm điểm lại mục đích của giáo dục, nội dung của nó, phương pháp của nó về việc truyền tri thức, cũng như sứ mệnh của trường học và vai trò của người thầy.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà tri thức tiến hoá nhanh chóng cho nên hệ thống giáo dục phải được tổ chức, cấu trúc và chuyển giao cho mọi công dân để cho họ có thể áp dụng được nó một cách thông minh. Tôi dùng từ “Công dân” chứ không phải là “sinh viên” bởi vì hệ thống giáo dục mới không nên chỉ thiết kế dành cho những người ở tuổi đến trường (5 tới 25) mà còn cho cả người lớn, những người muốn học. Trường học không nên là chỗ thầy giáo giảng và học sinh nghe một cách thụ động mà phải là nơi việc học xảy ra, nơi thầy giáo tạo điều kiện thuận lợi cho việc học bằng cách hướng dẫn học sinh với những kĩ năng cần thiết để cho họ có thể áp dụng vào nghề nghiệp của mình. Để thúc đẩy loại giáo dục này, trường học phải thiết lập mối quan hệ với công nghiệp bằng việc làm cho các chương trình giảng dạy của mình gióng thẳng với nhu cầu của công nghiệp và chấp nhận hình thức linh hoạt của việc học. Sự phát triển kinh tế hiện thời yêu cầu giao tiếp của giáo dục, kinh tế và thị trường lao động. Giáo dục phải sẵn sàng phản ứng với việc thay đổi nhu cầu của nền kinh tế, cũng như nền kinh tế hiện đại phải mở cho việc học và canh tân khoa học. Để đảm bảo việc học cả đời, chính phủ cần tạo ra hệ thống giáo dục mới bao quát hệ thống giáo dục chính thức, việc học phi chính thức và việc học không hình thức để phát triển các tri thức và kĩ năng khác trong sự đa dạng của trường học, công nghiệp và cộng đồng. Cuộc sống hiện đại yêu cầu cách tiếp cận mới tới giáo dục cho công dân. Trong xã hội đang thay đổi nhanh chóng, giáo dục là quá trình tiếp diễn và nên liên tục được cập nhật và nâng cấp. Người làm việc nên được cho khả năng chọn lựa các kế hoạch học tập khác nhau để cải tiến tri thức và kĩ năng của họ.
Để tạo khả năng cho người làm việc cải tiến tri thức của họ và thích nghi chúng với thị trường đang thay đổi, nhiều điều kiện phải được đáp ứng. Thứ nhất, giáo dục liên tục yêu cầu ngân quĩ, do đó, chính phủ phải có chính sách và chỉ đạo để động viên giáo dục liên tục và đầu tư vào giáo dục người lớn. Thứ hai, quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa hệ thống giáo dục và công nghiệp sẽ giúp tài trợ các nguồn tài nguyên cần cho việc cải tiến tri thức và kĩ năng của công nhân. Để cung cấp cho mọi người các cơ hội học cả đời, chính phủ sẽ cần cung cấp thêm việc truy nhập vào tri thức giáo dục bao la với hướng dẫn đúng và dịch vụ tư vấn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com