Nền kinh tế tri thức/1

Nền kinh tế tri thức phần 1

Theo định nghĩa, nền kinh tế tri thức dựa trên việc dùng ý tưởng thay vì những khả năng vật lí và dựa trên ứng dụng của công nghệ chứ không khai thác lao động rẻ. Nó là nền kinh tế trong đó tri thức được tạo ra, thu nhận, truyền trao, và được dùng một cách hiệu quả bởi các cá nhân, công ty và cộng đồng để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Ngày nay ở các nước công nghiệp như Mĩ và châu Âu, các ngành công nghiệp dựa trên tri thức đang bành trướng nhanh chóng ở nơi các công nghệ mới đã được đưa vào, đòi hỏi các công nhân có kĩ năng cao, đặc biệt là trong công nghệ thông tin, số công nhân đã tăng lên đáng kể nhưng đồng thời, nhu cầu về công nhân kĩ năng thấp đã giảm đi và điều này tạo ra nhiều sức ép lên hệ thống giáo dục hiện thời của các nước công nghiệp để tạo ra con người có kĩ năng cao.

Cách mạng công nghệ thông tin đã cung cấp những cơ hội mới cho việc truy nhập dễ dàng vào thông tin từ bất kì đâu. Nó cũng đã tạo ra những cơ hội mới để phát sinh và truyền thông tin qua internet, máy tính cá nhân, và điện thoại di động. Mạng tri thức và chia sẻ thông tin đã xúc tiến phát kiến và thích nghi trên toàn thế giới. Thay đổi trong công nghệ thông tin đã làm cách mạng hoá việc truyền thông tin khi các chất bán dẫn chạy nhanh hơn, bộ nhớ máy tính mở rộng ra, và giá thành tính toán hạ xuống. Chi phí truyền dữ liệu đã sụt giảm đột ngột và liên tục giảm, giải thông tăng lên, và các máy chủ Internet cứ nhân lên mãi trong mọi nước. Việc dùng điện thoại di động cũng tăng trưởng toàn thế giới, gia tăng thêm nhịp độ và khả năng cho thay đổi và phát kiến. Cách mạng công nghệ thông tin đã thúc đẩy thương mại và kinh doanh toàn thế giới nhiều hơn và các nước có khả năng tích hợp nền kinh tế của mình vào nền kinh tế thế giới đã kinh nghiệm sự tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa như các trường hợp của Ấn Độ, Trung Quốc, Ireland và một số nước Đông Âu. Nền kinh tế toàn cầu cũng cung cấp cơ hội cho các công ty nhỏ chiếm ưu thế nhanh chóng nếu họ có thể thích ứng nhanh hơn với thay đổi so với các công ty lớn hơn, bởi vì trong nền kinh tế dựa trên tri thức này, công ty lớn hơn không thể vượt qua được công ty nhỏ hơn nhưng kẻ nhanh hơn sẽ đánh bại kẻ chậm.

Để tôi nêu cho bạn vài ví dụ: Vào ngày đầu của nền kinh tế dựa trên tri thức quãng năm 1990, phải mất sáu năm để đi từ quan niệm tới sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô nhưng ngày nay quá trình đó chỉ mất hai năm. Các công ty như Honda, Toyota đưa ra xe mới cứ hai năm một để cạnh tranh với các công ty đã có uy tín vững như GM, Ford, Mercedes, và Renault, các công ty này đưa ra xe mới trong bốn tới năm năm. Đoán xem ai sẽ là người thắng. Cùng điều đó xảy ra trong kinh doanh điện thoại di động, vào ngày đầu Motorola chi phối thị trường này bằng việc có chiếc điện thoại mới cứ sau mỗi hai năm thế rồi Nokia tạo ra điện thoại mới cứ mỗi một năm và cuối cùng chiếm lĩnh thị trường. Ngày nay Samsung, LG, Sony và nhiều công ty châu Á có thể sản xuất mười cho tới hai mươi điện thoại mới cứ mỗi sáu tháng và cạnh tranh về thị trường điện thoại di động vẫn tiếp tục. Làm sao họ có thể làm mọi thứ nhanh vậy? Bằng việc có nhiều tổ làm việc theo các pha chờm lấp nhau trong xây dựng sản phẩm điện thoại và đầu tư nhiều vào giáo dục và đào tạo hay vào công nhân của họ. Nhiều công ty châu Á như Toyota, Honda, và Sony đã đầu tư rất lớn vào giáo dục và đào tạo, họ cũng đầu tư phần lớn vốn của họ vào nghiên cứu và phát triển cho cảnh quan dài hạn nơi mà nhiều công ty Mĩ và châu Âu lại hội tụ vào lợi nhuận ngắn hạn và không coi giáo dục có ưu tiên cao.

Nền kinh tế tri thức điển hình dựa trên bốn cấu phần:

1) Chính sách hỗ trợ của chính phủ về kinh tế để cung cấp khuyến khích cho việc dùng hiệu quả tri thức hiện có và tri thức mới.

2) Công nhân có giáo dục và có kĩ năng để tạo ra, chia sẻ, và dùng tri thức để đạt ưu thế kinh tế.

3) Kết cấu nền thông tin động tạo điều kiện cho truyền thông, phát tán và xử lí thông tin có hiệu quả như internet, điện thoại di động v.v.

4) Hệ thống hiệu quả các công ti, trung tâm nghiên cứu đại học và các cơ quan chính phủ để móc vào tri thức toàn cầu đang tăng trưởng, tiêu hoá và thích ứng nó cho nhu cầu cục bộ, và tạo ra công nghệ mới.

Việc chuẩn bị cho công nhân cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức đòi hỏi mô hình giáo dục và đào tạo mới, mô hình học cả đời để giữ bắt kịp với thay đổi trong công nghệ. Trong quá khứ, sinh viên tới trường để lấy bằng cấp rồi đi làm trong công nghiệp và họ có thể làm việc thời gian lâu bởi vì điều họ biết vẫn còn có giá trị, nhưng ngày nay cuộc cách mạng công nghệ thông tin làm thay đổi mọi thứ. Điều có giá trị vài năm trước có thể không còn có giá trị gì nữa. Chẳng hạn, các ngôn ngữ lập trình như COBOL hay FORTRAN là hai ngôn ngữ chính trong mọi hệ thống máy tính trong các năm 1950 tới 1980 nhưng ngày nay hầu hết các hệ thống máy tính yêu cầu các ngôn ngữ khác như C, C++ hay JAVA. Không có gì sai với COBOL hay FORTRAN nhưng không có nhu cầu về những kĩ năng đó thêm nữa bởi vì công nghệ đã thay đổi.

Để vẫn còn hiện hành với thay đổi, mọi người phải học những điều mới và liên tục học trong cả đời mình. Việc học cả đời bao gồm việc học từ thời thơ ấu cho tới lúc về hưu; nó bao gồm giáo dục chính thức và không chính thức: Giáo dục chính thức bao gồm việc đào tạo có cấu trúc được dạy ở đại học và được hệ thống giáo dục chính thức thừa nhận, dẫn tới bằng cấp và chứng chỉ. Giáo dục không chính thức bao gồm việc đào tạo phi cấu trúc, điều có thể xảy ra ở bất kì đâu, kể cả ở nhà, cộng đồng, hay chỗ làm việc. Nó bao gồm đào tạo tại chỗ, kèm nghề và học nghề hay học ở nơi làm việc. Để làm cho việc học cả đời có hiệu quả, chúng ta phải thay đổi tư duy từ việc tới trường để lấy bằng cấp hay chứng chỉ sang việc dự trường để thu nhận tri thức và để trưởng thành như cá nhân trong nền kinh tế dựa trên tri thức.

Từ lí thuyết kinh tế, tri thức và kĩ năng tổng thể có thể được tích luỹ như cái vào trong việc sản xuất ra của cải kinh tế của một nước. Bên cạnh thước đo về vốn và sản xuất, nền kinh tế dựa trên tri thức cũng sẽ đo kĩ năng và tri thức, ý tưởng và phát minh. Bởi vì tốc độ thay đổi trong nền kinh tế tri thức, mọi kĩ năng sẽ khấu hao dần qua thời gian cho nên để cạnh tranh có hiệu quả trong môi trường thay đổi thường xuyên này, mọi công nhân đều phải liên tục nâng cấp kĩ năng của mình và chính phủ phải giữ việc giáo dục liên tục là ưu tiên hàng đầu. Bởi vì thay đổi trong nền kinh tế tri thức nhanh chóng thế nên các công ty không thể chỉ dựa vào việc thuê mướn sinh viên mới tốt nghiệp như nguồn lực chính về các kĩ năng và tri thức mới, mà phải dựa vào các thể chế đào tạo khác để chuẩn bị cho các công nhân học cả đời. Bởi vì thay đổi nhanh chóng, các hệ thống giáo dục không còn có thể nhấn mạnh vào lí thuyết hàn lâm và các kĩ năng chuyên nhiệm vụ như ngôn ngữ lập trình trong đào tạo công nghệ thông tin mà phải hội tụ vào toàn thể hệ thống như phát triển các kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề và dạy cho sinh viên cách học theo kiểu riêng của mình (Học qua làm) và học với người khác (Học theo tổ).

Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng học cả đời là mấu chốt trong việc tạo khả năng cho các công nhân cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Giáo dục tốt có thể giúp làm giảm nghèo nàn và đem lại thịnh vượng; nếu các nước không thúc đẩy học cả đời, lỗ hổng kĩ năng và công nghệ giữa họ và các nước công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển và sẽ rất khó để bắt kịp. Bằng việc nâng cao khả năng của mọi người để làm việc như thành viên của các cộng đồng, giáo dục và đào tạo cũng có thể làm tăng sự kết dính xã hội hay ràng buộc địa phương. Chúng ta phải tránh xa việc gửi công nhân tới nơi có việc mà phải tạo ra việc nơi mọi người sống, do đó giúp xây dựng vốn con người, làm tăng phát triển kinh tế địa phương, và kích thích phát triển toàn bộ. Để kết luận, tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng giáo dục và đào tạo là nền tảng cho phát triển kinh tế và nó còn mấu chốt hơn bao giờ trong nền kinh tế tri thức và toàn cầu.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com