Nền kinh tế dựa trên tri thức

Có một báo cáo đại học nói rằng 34% thanh niên giữa độ tuổi 18 tới 32 đang hoặc lập kế hoạch để khởi đầu doanh nghiệp hay đã làm việc đó rồi. Nhiều người là sinh viên đại học nhận ra rằng khởi nghiệp là con đường nghề nghiệp có thể làm được. Để đáp ứng cho nhu cầu này, các đại học đang bắt đầu cung cấp chương trình khởi nghiệp ở mức sau đại học (bằng thạc sĩ). Họ đang làm việc chặt chẽ với công nghiệp để cải tiến việc đào tạo để hội tụ vào cách phát triển và thương mại hoá các công nghệ. Gần như mọi đại học hàng đầu của Mĩ đã chuyên môn hoá những người chuyên tâm vào tạo điều kiện cho khởi nghiệp và thương mại hoá công nghệ.

Gần đây các chính phủ cũng nhận ra rằng khởi nghiệp là mấu chốt cho phát triển và thịnh vượng của xã hội của họ. Khởi nghiệp tạo ra việc làm, dẫn lái phát kiến, và làm tăng tốc thay đổi trong nền kinh tế. Khởi nghiệp là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế và tính cạnh tranh của quốc gia. Bằng việc có nhiều công ty hơn, nhiều cạnh tranh hơn, nhiều sản phẩm hơn, nền kinh tế của họ có thể cải thiện đáng kể và nâng họ ra khỏi suy thoái hiện thời. Điều này đã xảy ra ở Mĩ, Ấn Độ, Trung Quốc, và Brazil khi nhiều công ty được mở ra, nhiều việc làm được tạo ra.

Có hai kiểu khởi nghiệp với những tác động khác nhau: khởi nghiệp theo "Cần thiết", điều xuất hiện khi những người thất nghiệp khởi đầu doanh nghiệp nhỏ chỉ để kiếm sống khi có ít việc làm sẵn có. Kiểu này xảy ra phần lớn ở các nước ít phát triển nhưng có tác động giới hạn vì nó chỉ giúp cho nền kinh tế được lợi từ việc tự túc. Mặt khác, khởi nghiệp theo "Cơ hội" điều xuất hiện hầu hết ở các nước đã phát triển, thúc bẩy và phát kiến công nghệ để khởi đầu doanh nghiệp mà thường tăng trưởng lớn hơn, sử dụng nhiều người hơn, và tạo ra tác động lớn cho nền kinh tế.

Để cải thiện nền kinh tế, điều quan trọng là hội tụ vào việc tạo ra tăng trưởng nhanh, các công ty công nghệ cao sử dụng nhiều người nhưng thách thức là làm sao hấp dẫn, phát triển, đào tạo và cho tốt nghiệp người đúng với kĩ năng đúng để khởi đầu công ty công nghệ.

Các nước có cung cấp đủ công nhân có kĩ năng, được tạo ra bởi hệ thống giáo dục tốt thường có khả năng phát triển các công ty khởi nghiệp giá trị cao. Các nước không có hệ hệ thống giáo dục tốt thường chọn kiểu "dẫn lái theo cần thiết" bằng việc tạo ra những công ty nhỏ chỉ để tồn tại. Tuy nhiên không có kế hoạch dài hạn để cải tiến hệ thống giáo dục, kiểu khởi nghiệp này sẽ không kéo dài và nền kinh tế cuối cùng kết thúc trong nghèo nàn.

Toàn cầu hoá cho phép các nước cạnh tranh với nhau. Các nước thành công về kinh tế có ưu thế cạnh tranh lớn so với các nước khác. Một nhà kinh tế nổi tiếng nói: “Trong quá khứ các nước cạnh tranh về của cải, ngày nay họ cạnh tranh về kĩ năng. Trong quá khứ các nước cạnh tranh về tài nguyên tự nhiên; ngày nay họ cạnh tranh về hệ thống giáo dục.” Nói chung, các nước thành công có nhiều công ty khởi nghiệp "được dẫn lái theo cơ hội" sẽ có khả năng làm cho nền kinh tế của họ lên mức họ có ưu thế cạnh tranh hơn so với những công ty khác và chi phối nền kinh tế toàn cầu.

Trong số 100 công ty lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu ngày nay, một nửa là ở trong khoa học, công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, truyền thông và vận tải. Một phần ba là trong lĩnh vực đã được biến đổi bởi công nghệ, như kinh doanh, ngân hàng, năng lượng và tài nguyên tự nhiên. Trong thế giới thay đổi nhanh này, nhiều công ty đang vật lộn để sống sót và phần lớn trong chúng là ở các khu vực lỗi thời như nông nghiệp truyền thống, chế tạo thủ công, và nghề thủ công chi phí thấp như giầy dép, quần áo, và đồ đạc. Các khác biệt trong mức độ đào tạo giáo dục đã được nêu ra như yếu tố có ý nghĩa làm phân tách các nước giầu và nghèo. Tất nhiên thu được mức độ cao hơn về giáo dục mang theo chi phí nhưng một nước không cần hệ thống giáo dục phạm vi rộng trong mọi lĩnh vực để thu hoạch được ích lợi. Nó có thể bắt đầu bằng việc hội tụ vào vài khu vực và vẫn thấy cải thiện kinh tế. Chẳng hạn, hai mươi năm trước, Ấn Độ đã quyết định hội tụ vào công nghệ thông tin thay vì các lĩnh vực khác và đã có khả năng chuyển nền kinh tế của họ thành vị trí mạnh mẽ ngày nay. Trong các doanh nghiệp khởi nghiệp, năng lực trí tuệ của con người là tài sản. Tài sản này có thể được dùng để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, điều có thể được bán. Càng nhiều công nhân tri thức được sử dụng bởi công ty khởi nghiệp, những công ty khởi nghiệp này càng có thể tăng trưởng lớn hơn. Nền kinh tế mà các công ty coi giáo dục như tài sản theo cách này thường được nói tới như nền kinh tế dựa trên tri thức.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com