Một xu hướng mới?
Trong hàng trăm năm, mọi người bắt đầu các công ti; xây dựng chúng mà không có đào tạo chính thức nào. Đến thế kỉ 20, độ phức tạp của các công ty hiện đại đòi hỏi rằng người quản lí phải được đào tạo để tuân theo một số chuẩn và thủ tục để quản lí các công ty lớn. Năm 1908, Đại học Harvard tạo ra Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) đầu tiên để đáp ứng cho nhu cầu đưa giáo dục chuyên nghiệp vào các công ty lớn. Chương trình MBA chuẩn hoá lại mọi phần tử bản chất của vận hành một công ty mà người quản lí cần biết như quản lí chi phí, thu nhập, kế toán, tài chính, chiến lược, vận hành và nhân sự v.v.
Trong nhiều năm, Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) là "bằng cấp mơ ước" cho các sinh viên vì nó mở ra cơ hội cho những người muốn đi vào trong các vị trí quản lí. Tuy nhiên ngày nay với nhiều người tốt nghiệp kinh doanh thế mà không thể tìm được việc làm và tương lai của công nghiệp tài chính và ngân hàng là bất định, một xu hướng mới là đào tạo sinh viên để tạo ra doanh nghiệp riêng của họ thay vào đó. Theo một khảo cứu bởi Hiệp hội toàn cầu các trường kinh doanh, nhiều sinh viên đã từ bỏ hi vọng có được việc làm quản lí với các công ty lớn và quan tâm tới việc trở thành nhà doanh nghiệp cho nên chương trình MBA đang chuyển từ hội tụ vào quản lí sang hội tụ vào khởi nghiệp.
Theo Hiệp hội toàn cầu các trường kinh doanh, môn khởi nghiệp đã trở thành phổ biến hơn trong chương trình MBA gần đây và nhiều trường kinh doanh đang giảm các lớp tài chính và quản lí và thay thế chúng bằng các lớp khởi nghiệp. Một giáo sư kinh doanh than: “Với khủng hoảng tài chính, bằng cấp về ngân hàng và tài chính không còn hấp dẫn sinh viên nữa, đặc biệt khi có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp thế. Ngày nay phần lớn các sinh viên đều muốn là ông chủ riêng của họ bằng việc khởi đầu công ty riêng của họ.” Tuy nhiên, nhiều chương trình khởi nghiệp vẫn còn theo phương pháp truyền thống về đọc bài giảng, xây dựng kế hoạch kinh doanh, và các lí thuyết kinh tế thay vì thực hành thực tại nơi sinh viên giải quyết tình huống thực. Nhiều chương trình MBA hiện tại đang thêm các lớp kĩ năng mềm như trao đổi, xây dựng tổ, và tiếp thị bán hàng vào chương trình đào tạo của họ.
Tuy nhiên, có nhiều chỉ trích về thay đổi này vì nhà doanh nghiệp không phải là lí thuyết để được dạy mà là thực hành thực tế phát triển tập các kĩ năng, như nhận diện cơ hội, kiểm thử thị trường, phát triển khách hàng, và khởi đầu kinh doanh. Để làm điều đó, kĩ năng doanh nghiệp là không đủ mà nó phải được tổ hợp với các kĩ năng khác trong khoa học và công nghệ để phát triển các công ty khởi nghiệp. Cách tiếp cận đa ngành này đã được dùng thành công tại CMU và Stanford nơi nhóm sinh viên từ các khu vực khác nhau như kĩ nghệ, khoa học, công nghệ và doanh nghiệp làm việc cùng nhau để đi tới ý tưởng mới và bắt đầu công ty riêng của họ.
Trong vài thập kỉ, hai lớp phổ biến nhất tại Harvard là “Kinh tế học nhập môn” và “Quản lí tài chính” nhưng từ 2009, môn “Nhập môn khoa học máy tính” đã trở thành môn phổ biến nhất trong sinh viên. Dường như là mọi sinh viên đều học môn này. Mặc dầu “Kinh tế học nhập môn” vẫn phổ biến và được xếp hạng thứ hai nhưng "Quản lí tài chính" đang bị thay thế bởi môn khác. Một giáo sư nói: “Tôi không ngạc nhiên tại sao nhiều sinh viên quan tâm tới lớp máy tính vì công nghệ là nơi có việc làm và nơi có tương lai. Nhưng tôi ngạc nhiên là "Lí thuyết về đạo đức Trung Quốc cổ điển và chính trị” đang trở thành lớp phổ biến thứ ba tại Harvard. Tại sao nhiều sinh viên muốn học về Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Trang Tử và Tôn Tử và cách họ giải quyết vấn đề của Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước?” Một sinh viên giải thích: “Môn học này cho chúng em cái gì đó mới, nó là tài liệu "thay đổi cuộc sống" mà chúng em chưa bao giờ được giới thiệu với. Chúng em cảm thấy rằng sau nhiều thập kỉ tham lam, nhồi nhét, không trung thực đem chúng ta tới khủng hoảng tài chính, mọi người đang nhận ra rằng chúng ta cần đạo đức, chúng ta cần cái gì đó để sống, và chúng ta cần quay lại với công bằng, luân lí và đạo đức.”
Điều quan trọng cần lưu ý là điều xảy ra ở Harvard thường ảnh hưởng tới các đại học khác vì trường hàng đầu này thường đặt ra các xu hướng. Dường như là có việc nhận ra ngày càng tăng trong các sinh viên, cả ở Harvard và các đại học khác, rằng đào tạo MBA đã đặt chú ý quá nhiều vào tài chính, lợi nhuận nhưng quên mất về đạo đức và các khía cạnh luân lí khác, điều làm nảy sinh một thế hệ những cấp quản lí tham lam, các chủ ngân hàng và nhà tài chính bất lương. Họ đã tạo ra thảm hoạ như sụp đổ thị trường nhà đất, khủng hoảng tài chính mà bây giờ đang lan rộng và tạo ra suy thoái kinh tế trên khắp thế giới. Đó là lí do tại sao chương trình đào tạo phải quay lại và chú ý tới điều tốt cho toàn thể xã hội thay vì của cải của vài người và xu hướng hiện tại chỉ phản ánh điều các thế hệ trẻ hơn đang suy nghĩ.”
Câu hỏi là khoa học máy tính và đạo đức cổ điển sẽ đem lại cái gì cho thế hệ tương lai? Làm sao cái gì đó rất cổ như sách kinh điển của Khổng Tử và Lão Tử có thể được dạy cùng với cái gì đó mới như Big Data và Tính toán mây? Khi chương trình MBA di chuyển tới khởi nghiệp, những nhà doanh nghiệp tương lai này sẽ làm gì? Một sinh viên giải thích: “Chúng em muốn trở thành ai đó như Bill Gates và cúng tặng tiền của chúng m cho từ thiện giống như điều ông ấy đã làm. Trong nhiều năm chúng em đã quan sát thế hệ già hơn hội tụ chỉ vào tham lam và làm giầu bằng việc làm nhiều điều xấu cho mọi người và chúng em không muốn theo dấu chân đó. Chúng em muốn khác đi, chúng em muốn làm cái gì đó hữu dụng, và chúng em muốn thay đổi thế giới cho tốt hơn bằng việc áp dụng công nghệ như một giải pháp cho các vấn đề của xã hội thay vì kiếm cách làm giầu.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com