Một chiến lược khác

Khi Trung Quốc và Ấn Độ hấp dẫn công việc kinh doanh nước ngoài dựa trên chiến lược "chi phí thấp", các nước khác cũng hấp dẫn công việc đầu tư nước ngoài nhưng dựa trên chiến lược khác: chiến lược “kĩ năng cao”. Các nước này dự kiến việc tới của làn sóng toàn cầu hoá thứ hai nơi việc làm trả lương cao đi tới nơi công nhân có kĩ năng sống. Tất nhiên, nơi việc làm trả lương cao diễn ra, kinh tế phát đạt. Để đạt tới điều đó, các nước này phải có số lượng công nhân dư thừa, điều có nghĩa là họ phải đầu tư vào giáo dục chất lượng.

Singapore, Malaysia, Qatar, và Các tiểu vương quốc A rập đi theo chiến lược thứ hai này và họ đã lập kế hoạch cho điều này từ nhiều năm. Để chắc rằng họ có hệ thống giáo dục tốt nhất, những nước này đã tạo ra các kế hoạch cải tiến giáo dục có tổ hợp cả chương trình đào tạo đại học hàng đầu quốc tế với địa phương với nhau để làm cho họ là giỏi nhất trên thế giới. Kế hoạch này hội tụ vào việc có những sinh viên giỏi nhất cho đi học ở trường và ở trong nước thay vì cho ra nước ngoài học tập. Họ không muốn sinh viên của họ sau khi có giáo dục tốt ở nước ngoài lại quyết định ở lại đó thay vì trở về nước.

Đại học Qatar có chương trình đào tạo từ các trường hàng đầu của Mĩ như Đại học Cornell (y học và khoa học sự sống) và Đại học Carnegie Mellon (Kĩ nghệ và máy tính); đại học Abu Dhabi có chương trình đào tạo từ Đại học New York và đại học Sorbonne. Cả hai đại học đều hấp dẫn nhiều sinh viên từ Trung Đông, những người muốn nhận được mức độ giáo dục cao hơn mà không rời khỏi nước họ. Trong vài năm, các nước này bây giờ thiết lập một cộng đồng trí thức lớn và lực lượng lao động có năng lực ở đó và nhiều doanh nghiệp đã chuyển tới một cách vững chắc.

Có giáo dục tốt nhất từ Mĩ yêu cầu đầu tư đáng kể. Ts. Hasnah, phó chủ tịch của Quĩ giáo dục Qatar nói rằng ông ấy lập kế hoạch trong nhiều năm cho chương trình giáo dục này. Ông ấy đã gửi các giáo sư của Qatar tới Cornell và Carnegie Mellon để đào tạo cho nên họ có thể dạy các chương trình từ hai đại học Mĩ này. Ông ấy cũng cẩn thận lựa chọn sinh viên vào các chương trình này bởi vì chỉ những người giỏi nhất mới làm nên khác biệt cho tương lai của nước ông ấy. Ông ấy nói: “Nhiều nước muốn cải tiến giáo dục nhưng họ đã không có kế hoạch tốt. Tạo ra kế hoạch đào tạo đáp ứng cho nhu cầu của công nghiệp yêu cầu nhiều thời gian và nỗ lực. Thay vì tạo ra chương trình đào tạo mới cho nước chúng tôi, chúng tôi chọn việc thích ứng các chương trình đào tạo từ các trường tốt nhất ở Mĩ và đem chúng về Qatar. Tuy nhiên, đầu tư vào chương trình đào tạo chỉ là một yếu tố. Bạn không thể mong đợi một mình chương trình đào tạo tốt đem lại kết quả tốt. Chương trình đào tạo tốt cần giáo sư giỏi và sinh viên giỏi để có hiệu quả. Có nhận thức sai rằng một nước có thể đạt tới sự xuất sắc qua phạm vi rộng các lĩnh vực bằng việc chỉ đem vào chương trình đào tạo. Thực ra, không nước nào có thể xuất sắc trong mọi thứ cho nên bạn phải lựa chọn vài khu vực và tập trung vào chúng. Có quá nhiều chương trình làm lẫn lộn sinh viên và loãng tài năng. Đó là lí do tại sao hiện thời chúng tôi hội tụ vào y học, doanh nghiệp, kĩ nghệ và công nghệ sinh học.”

Để chắc rằng chương trình của họ là được thừa nhận toàn cầu, hai đại học này đã yêu cầu được công nhận để cho bằng cấp của họ có thể được coi là tương tự và so sánh được với châu Âu và Mĩ. Uỷ ban công nhận hàn lâm kiểm điểm cả hai đại học này và cấp chứng nhận cho cả hai trường này cho nên sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình này có thể được chấp nhận ở bất kì đâu bởi vì trường của họ đã được thừa nhận ở cả Mĩ và châu Âu.

Ngày nay Qatar có một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Giữa những năm 2002 và 2010 GDP của nó tăng trung bình 28% mỗi năm. Mặc dầu dầu hoả và khí ga đã là ngành công nghiệp có ý nghĩa lớn nhất trong thời kì này nhưng với lực lượng lao động có giáo dục cao, cũng có đầu tư tăng lên vào các khu vực khác như dịch vụ tài chính, y tế và giáo dục. Tăng trưởng nhanh chóng này đã dẫn Qata tới việc có trong những nước có GDP cao nhất theo đầu người trên thế giới. Theo cơ sở dữ liệu Cái nhìn kinh tế thế giới của IMF, GDP theo đầu người ở Qatar năm 2010 là US$65,000. Tăng trưởng liên tục trong kinh tế, cùng với đầu tư của chính phủ như một phần của nỗ lực của chính phủ làm đa dạng hoá nền kinh tế, có nghĩa là sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh ở Qatar trong những năm tương lai. Trong khi các công ty đang giảm đầu tư ở đâu đó khác nhưng ở Qatar có đầu tư đang tăng lên nhiều, càng nhiều hơn đang diễn ra.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com