Mùa hè năm 2015
Mùa hè này tôi dành tám tuần ở Trung Quốc và Ấn Độ để dạy các môn kĩ nghệ phần mềm. Tôi đã gặp nhiều sinh viên lo âu, những người hỏi tôi về các kĩ năng mới nhất mà họ cần để có được việc làm tốt. Tôi cũng gặp nhiều người quản lí, người thất vọng với việc thuê công nhân có kĩ năng nhưng phàn nàn rằng các đại học đã không cho ra những người tốt nghiệp có kĩ năng đúng mà họ cần. Như tôi đã viết nhiều lần trong blog của tôi về việc không kết nối giữa đại học, nơi đào tạo các thế hệ tiếp những công nhân và công ty nơi thuê họ. Việc thiếu hợp tác này là xấu cho các nước cần cải tiến nền kinh tế của họ và giải quyết vấn đề thất nghiệp. Khi tôi ở London, tình huống với nền kinh tế Hi Lạp đã thu hút nhiều chú ý nhưng theo ý kiến tôi, nó chỉ mới là bắt đầu. Có các nước châu Âu khác có tình thế kinh tế tương tự. Tôi nghĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy và Pháp sẽ sớm là tình huống tiếp vì tăng trưởng kinh tế của họ là thấp nhưng số người thất nghiệp là rất cao. Vài năm trước, khi tôi tới thăm những nước này việc thất nghiệp của họ, đặc biệt trong những người tốt nghiệp đại học đã là gần 35%. Tôi thấy rằng người lái taxi cho tôi là một sinh viên đại học; nhiều người đã làm việc trong các nhà hàng đều là người tốt nghiệp đại học và người hướng dẫn du lịch của tôi ở Italy có bằng thạc sĩ về thiết kế quần áo.
Việc có sẵn việc làm trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) đã thu hút nhiều chú ý trong các bản tin thời sự nhưng tôi không biết tại sao số lượng sinh viên ghi danh vào trong các lĩnh vực này đã chỉ mới biểu lộ hơi tăng lên trong vài năm qua. Trong những việc làm tốt nhất, công nghệ máy tính được xếp hạng số một với kĩ sư phần mềm và việc làm khoa học máy tính ở trên đỉnh danh sách. Ngày nay công nghiệp công nghệ đang thuê nhiều hơn và những người lãnh đạo công ty nói họ sẵn lòng cung cấp đào tạo thêm. Câu hỏi của tôi là: “Tại sao không nhiều sinh viên chọn lĩnh vực này?” Tại sao nhiều nước thế có người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp cao nhưng vẫn thiếu hụt công nhân công nghệ? Một số người nói với tôi rằng có việc thiếu thông tin về phát triển nghề nghiệp và hướng dẫn đúng cho sinh viên về chọn lĩnh vực học tập. Điều đó có thể là đúng vài năm trước, nhưng ngày nay với Internet, Facebook, Twitter và hàng nghìn website tin tức, tôi không tin đây là lí do thoả đáng. Một người quản lí công nghệ nói với tôi: “Gần đây chúng tôi dừng việc thuê người tốt nghiệp đại học dựa trên điểm số vì nhiều người không có kĩ năng chúng tôi cần. Tôi không biết họ học gì ở trường nhưng chúng tôi không coi bằng cấp là yếu tố để thuê người nữa.” Laszlo Bock, phó chủ tịch Google đã viết rằng nhiều bằng đại học là vô giá trị, cho nên công ty của ông ấy bây giờ kiểm tra mọi người xin việc về các kĩ năng trước khi thuê họ. Câu hỏi của tôi là: “Chúng ta có khủng hoảng về việc làm hay khủng hoảng về giáo dục?”
Khi tôi dạy ở châu Á, nhiều sinh viên tiếp cận tôi để xin lời khuyên về các kĩ năng mới nhất mà họ cần để có được việc làm ở hải ngoại. Trong những năm qua, các môn kĩ nghệ phần mềm của tôi thường có quãng một trăm sinh viên, nhưng năm nay môn phân tích dữ liệu lớn có trên năm trăm sinh viên. Phần lớn sinh viên châu Á đã biết kĩ năng "nóng" này mà họ cần. Khi tôi ở châu Âu, tôi thấy rằng mỗi năm trên 100,000 công nhân công nghệ có kĩ năng được "nhập khẩu" từ Ấn Độ và Trung Quốc để làm việc ở đó, nhưng thiếu hụt vẫn găng. Vài ngày trước, tôi đã ngồi trong nhà hàng London với năm người phát triển phần mềm Ấn Độ, vừa mới tới từ Mumbai để làm việc ở đó. Người phục vụ bàn chúng tôi là một sinh viên đại học về thiết kế thời trang. Cô ấy giải thích: “Rất khó có được việc làm trong thị trường thời trang ngày nay do cạnh tranh dữ dội.” Tôi hỏi: “Thế tại sao bạn không học khoa học máy tính?” Cô ấy giải thích: “Nó quá khó.”
Bạn tôi, Charles nói với tôi: "Cuộc khủng hoảng thất nghiệp đại học này được bắt rễ sâu trong việc không có khả năng cộng tác giữa công nghiệp và đại học và nó là thông thường trong cả châu Âu vì mọi nước đều có cùng vấn đề. Các trường không thấy nhu cầu cần thay đổi, vì không có sự khẩn thiết để làm cái gì. Thầy giáo tiếp tục dạy bất kì cái gì họ đã dạy trong nhiều năm trước. Sinh viên được phép “qua” các môn học sang lớp tiếp mà không có vấn đề gì. Chương trình giảng dạy vẫn như cũ trong nhiều năm cho nên họ không thể nào chuẩn bị cho sinh viên với việc làm ngày nay. Đây nhất định là cuộc khủng hoảng giáo dục vì nhiều người tốt nghiệp không được chuẩn bị để phát triển kĩ năng đúng mà sẽ làm cho họ thành người có việc làm. Kết quả là nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp nhưng nhiều việc làm không thể được lấp đầy, hay được lấp bằng công nhân nước ngoài.”
Khi tôi ở châu Á, tôi đã khuyên các sinh viên ở đó: “Trong khi các kĩ năng đặc biệt được yêu cầu cho nhiều việc làm ở hải ngoại, nhưng có những kĩ năng phụ làm cho các em thành đáng mong muốn hơn đối với các công ty trên khắp thế giới như trao đổi, lãnh đạo, làm việc tổ và khiêm tốn trí tuệ, khả năng tạo mục đích cho công việc của các em, và trách nhiệm về mọi thứ các em làm. Các em có thể học những kĩ năng kĩ thuật, nhưng không có "kĩ năng mềm", các em sẽ không đi xa trong nghề nghiệp của mình. Ngày nay phần lớn các trường thậm chí đã không dạy những kĩ năng mềm này nhưng các em phải phát triển chúng theo cách riêng của các em để chuẩn bị tốt hơn cho bản thân các em về công việc tương lai. Là thế hệ mới của thời đại số thức, các em phải đọc nhiều hơn và học nhiều hơn vì mọi thứ sẽ thay đổi. Các em phải giữ cho tâm trí mở, vì mọi thứ xảy ra cho các em đều là cơ hội để học tập. Các em phải học lãnh đạo, cộng tác với người khác, và tạo ra thay đổi tích cực trên thế giới. Các kĩ năng như giải quyết vấn đề, lãnh đạo, làm việc tổ, thông cảm, trung thực, ý thức xã hội và tính trách nhiệm là rất quan trọng. Dù các em biết điều đó hay không, chúng ta đang dần dần chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin; từ kinh tế địa phương sang kinh tế toàn cầu; từ nền kinh tế hướng theo sản phẩm sang nền kinh tế hướng theo dịch vụ trong đó tri thức, kĩ năng, quan hệ cá nhân và làm việc tổ là nền tảng cho mọi công việc. Các em phải hiểu rằng vấn đề KHÔNG phải là bằng cấp các em có, mà là kĩ năng các em sở hữu, điều sẽ tạo ra khác biệt.”
“Ngày nay có nhu cầu khổng lồ về người phát triển phần mềm, chuyên viên hỗ trợ mạng, người phân tích hệ thống, chuyên viên an ninh máy tính, người quản lí hệ thông tin, người quản trị dữ liệu và kĩ sư phần mềm. Nếu các em vào đại học, chọn lựa tốt nhất là các lĩnh vực này và mọi điều các em cần là đưa nỗ lực nào đó vào trong bốn năm tới thì tương lai của các em gần như được đảm bảo. Nếu các em đã lựa chọn cái gì đó khác, các em có thể chuyển sang khoa học, công nghệ để nắm bắt các cơ hội này. Toàn thế giới đang cần những kĩ năng này và thầy chắc nước các em cần những kĩ năng này để cải tiến nền kinh tế của đất nước nữa. Trong thế giới cạnh tranh về công nghệ này, nền tảng của phòng thủ quốc gia là chính sách giáo dục tốt. Để phát triển phòng thủ quốc gia mạnh, mọi nước đều phải hội tụ vào giáo dục công dân của mình. Bên cạnh các môn kĩ thuật, sinh viên phải được giáo dục về các nguyên tắc luân lí và sự chính trực đạo đức. Nếu ý nghĩ của họ là thuần khiết và hoạt động của họ được hướng dẫn bởi các chủ định luân lí, thì họ sẽ có khả năng đóng góp tích cực cho đất nước của họ và cho sự thịnh vượng của mọi người.”
Dường như là điều mọi nước đều cần là nỗ lực cộng tác của công ty và những người lãnh đạo giáo dục để cải tiến các chỉ đạo khẩn thiết nhất cho tương lai của giáo dục: có lực lượng lao động công nghệ mạnh để đáp ứng cho việc tăng trưởng kinh tế. Điều đó có nghĩa là những người lãnh đạo chính sách giáo dục, hệ thống đại học, và những người lãnh đạo công nghiệp phải tới cùng nhau để tạo ra chiến lược “quản lí tài năng” quốc gia để xây dựng lực lượng lao động có tính cạnh tranh. Bằng việc cung cấp đào tạo một cách dự ứng trong cả các kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng mềm trong những sinh viên hiện thời và tương lai và thay đổi hệ thống giáo dục để cung cấp các kĩ năng liên quan tới thị trường, chúng ta có thể hi vọng bắc cầu qua kẽ hở tài năng đang ngày càng rộng ra này.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com