Mô hình kinh tế
Vào cuối những năm 1980, Mĩ và Mexico kí Thoả thuận thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA) điều cho phép Mĩ chuyển nhiều cơ xưởng sang Mexico để tận dụng chi phí lao động thấp hơn. Từ 1980 đến 2000, Mexico là “trung tâm cơ xưởng” cho Mĩ với hàng triệu việc làm được tạo ra và nền kinh tế của nó đã bùng nở. Năm 2000, Trung Quốc bắt được thị trường đó bằng việc đề nghị chuyện kinh doanh tốt hơn và có khuyến khích, nhiều cơ xưởng được tái định vị tại Trung Quốc và hàng triệu người Mexico đã mất việc làm của họ, hàng trăm cơ xưởng đã đóng vĩnh viễn và trong một thời gian ngắn, thịnh vượng kinh tế của Mexico mất đi.
Mexico có thể là nước đầu tiên nhưng dứt khoát không phải là nước cuối cùng. Vì Trung Quốc đang năng nổ mở cửa của mình cho đầu tư nước ngoài với hứa hẹn về chi phí lao động thấp hơn bất kì nước nào, các công ty đang chuyển cơ xưởng và việc làm của họ tới Trung Quốc. Kết quả là số thất nghiệp đã lên mức cao nhất ở nhiều nước. Điều này đã tạo ra báo động trên khắp các nước đang phát triển. Một số nước như Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hi Lạp, Hungary, v.v. đã tận hưởng vị trí của các nước chi phí thấp bây giờ thấy bản thân họ đang cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc và họ biết rằng họ không thể thắng được. Một số chính khách bắt đầu đổ lỗi vấn đề của họ cho toàn cầu hoá. Bất kì ai học về toàn cầu hoá đều phải biết rằng không nước nào có thể vẫn còn là nước chi phí thấp của thế giới mãi mãi được. Ngay cả Trung Quốc cũng sẽ mất danh hiệu đó vào nước chi phí thấp hơn trong tương lai. Nhiều người dự đoán rằng đó sẽ là nước châu Phi nếu tình hình chính trị ở đó đủ ổn định.
Có cách tiếp cận khác, thay vì cố gắng hội tụ vào chi phí thấp, có thể hội tụ vào việc tạo ra việc làm có giá trị cao hơn đáp ứng cho nhu cầu toàn cầu hiện thời. Tuy nhiên, nhiều nước vẫn còn hội tụ vào "mô hình chi phí thấp" bằng việc cố gắng cạnh tranh với Trung Quốc với hi vọng rằng họ sẽ là "nước chi phí thấp hơn" tiếp theo. Điều đó có thể không bao giờ xảy ra bởi vì Trung Quốc có cả tỉ người cần việc làm. Ngay cả ngày nay với hàng tỉ trong đầu tư nước ngoài, hàng nghìn cơ xưởng của người nước ngoài, nó chỉ cung cấp việc làm được cho quãng 30% số người. Ngay cả với mọi nỗ lực của chính phủ, Trung Quốc vẫn không thể cung cấp được việc làm cho mọi công dân của nó. Đó là lí do tại sao Trung Quốc phải gửi nhiều người ra nước ngoài để tìm việc làm. Nếu bạn du hành tới Trung Đông, châu Phi, Nam Mĩ bạn sẽ thấy hàng trăm nghìn hay hơn những công nhân lao động Trung Quốc đang làm việc ở đó. Ý tưởng về cạnh tranh với Trung Quốc để chiếm lấy danh hiệu về "khu vực chi phí thấp" hay "trung tâm cơ xưởng" của thế giới là ảo tưởng. Với toàn cầu hoá, các nước phải lo nghĩ về "mất việc làm" hơn là "thu được việc làm". Mơ ước về "mô hình chi phí thấp" che khuất sự kiện là trong tương lai rất gần, nhiều nước sẽ phải đối diện với những thách thức bởi những kẻ cạnh tranh bên ngoài biên giới của họ.
Không giống như các nước phát triển khác, Ấn Độ đã tăng trưởng thịnh vượng hơn qua mô hình kinh tế khác. Thay vì hội tụ vào chi phí lao động thấp, nó hội tụ vào việc nâng cao kĩ năng của công dân của nó. Từ 1990, thu nhập gia đình trung bình của nó đã tăng hơn ba lần. Ấn Độ có trên một tỉ người như Trung Quốc nhưng nó không có nhiều cơ xưởng như Trung Quốc thay vì thế nó đã đầu tư vào cái gì đó mà không ai có thể lấy đi được: Sức mạnh tri thức của công dân của nó. Sức mạnh trí não đem tới $100 tỉ đô la năm 2011 bởi vì xuất khẩu công nghệ thông tin của nó tạo ra vài triệu việc làm trả lương cao. Ấn Độ cũng nhận được nhiều đầu tư nước ngoài cho công nghiệp công nghệ cao của nó hơn bất kì nước nào trên thế giới. Những đầu tư này đã sinh ra miền rộng các ích lợi cho kinh tế Ấn Độ bằng việc tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc mạnh cạnh tranh và năng suất, hạ thấp giá thành, và cải tiến thị trường nội địa.
Vận hành chế tạo với lao động chi phí thấp là nhạy cảm với những thay đổi trong kinh doanh toàn cầu. Các công ty toàn cầu bao giờ cũng điều chỉnh khối lượng sản xuất ở nước ngoài khi thị trường thay đổi. Đầu tư nước ngoài rót vào Trung Quốc trong những năm bùng nở từ 2000 tới 2007 nhưng thế rồi bị sụt giảm với cuộc khủng hoảng tài chính của Mĩ năm 2007–2010 dẫn tới nhiều cơ xưởng phải đóng cửa và hàng triệu người mất việc làm của họ. Mặc dầu nó bắt đầu tăng trưởng lại khi kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng điều đó cũng có thể là bài học cho nhiều nước vẫn muốn theo mô hình "chi phí thấp" này.
Thay vì cố gắng hội tụ vào lao động chi phí thấp, các nước nên lấy bước đi bản chất vào phát triển kinh tế của họ bằng việc dịch chuyển sang kĩ năng có giá trị cao hơn. Họ nên nhận diện những ưu thế này và thúc đẩy đi lên trước bằng cải cách tạo ra nhiều cạnh tranh hơn, nhiều tính doanh nghiệp và việc làm trả lương cao hơn. Dịch chuyển vào các kĩ năng cao hơn có thể tới từ các ngành công nghiệp công nghệ như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hay công nghệ nano. Để làm điều đó, cải cách giáo dục phải là ưu tiên. Chính phủ phải thông qua chính sách khuyến khích sinh viên theo học các khu vực sinh lời đang nổi lên này. Ngày nay, nhiều sinh viên đại học đang học các môn mà không có chiều hướng rõ ràng. Tính ngẫu nhiên này không nên được khuyến khích. Về trung bình, sẽ mất 4 tới 6 năm để xây dựng cơ sở nền tảng cho lực lượng lao động có kĩ năng trong các khu vực này nhưng khi nó xảy ra, nó có thể thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Thành công của các khu vực này đến lượt nó lại khuyến khích sinh viên vào học ở các khu vực này. Qua thời gian, với 4 tới 8 năm nữa khi lực lượng lao động vài nghìn người có thể được thiết lập, việc làm trả lương cao hơn sẽ được tạo ra và kinh tế sẽ phát triển mạnh.
Như trường hợp của Ấn Độ, các công ty bắt đầu dưới dạng đơn giản, làm khoán ngoài phần mềm lao động thấp để thu được việc truy nhập vào vốn nhưng qua thời gian đưa kĩ năng của họ lên để cạnh tranh trong các khu vực sinh lời, như quản lí dịch vụ, thiết kế sản phẩm, và chế tạo ứng dụng phần mềm phức tạp. Ngày nay công nghiệp phần mềm của Ấn Độ là lớn nhất trên thế giới với hơn vài triệu công nhân và bắt đầu ảnh hưởng sang các khu vực khác vì khu vực công nghiệp này làm tăng tốc khu vực khác. Điều tốt nhất là các khu vực công nghiệp này dựa trên kĩ năng trí tuệ của công dân của nó, điều không thể bị lấy đi. Nó tiếp tục phát triển kinh tế của Ấn Độ trên con đường tới thịnh vượng.
Ấn Độ có ưu thế khác so với Trung Quốc. Bởi vì chính sách một con, dân số Trung Quốc giống như điều các nước phương tây đang đối diện bây giờ: Nhiều người già và ít người trẻ. Ấn Độ, tương phản lại có dân số rất trẻ mà có thể làm việc trong nhiều năm để xây dựng kinh tế của nó (31% dân số dưới 15 tuổi). Các doanh nghiệp của nó đang làm cực kì tốt, và mạnh hơn nhiều so với doanh nghiệp của Trung Quốc. Các doanh nghiệp Ấn Độ, được lãnh đạo bởi cấp quản lí nói tiếng Anh đã nắm bắt được phần lớn thị trường toàn cầu nơi hầu hết các công ty Trung Quốc vẫn còn dựa vào thị trường nội địa và hỗ trợ của chính phủ.
Ấn Độ có cơ sở tài năng nhất gồm những công nhân công nghệ trên thế giới. Hiện thời có vài sáng kiến và cải tiến giáo dục để đào tạo số đông công nhân có kĩ năng hơn. Kế hoạch này định đưa họ ra khỏi "dịch vụ hỗ trợ" nơi họ dùng trí não của họ để phát triển những thứ cho khách hàng nước ngoài để "phát triển sản phẩm canh tân" nơi họ sẽ phát triển các sản phẩm công nghệ mới để được bán trên toàn cầu. Đây là một trong nhiều ưu thế mà sẽ cho kinh tế Ấn Độ sự tăng trưởng bền vững mà nó cần để là người lãnh đạo mới trong thế kỉ này.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com