Lỗ hổng kĩ năng

Có nhiều khảo cứu về "phát triển kinh tế công nghệ" để trên bàn tôi trong vài năm qua mà tôi không thể đếm được. Những khảo cứu này tất cả đều kết luận rằng có lỗ hổng lớn vô cùng trong kinh tế công nghệ cao, cả ở Mĩ và ở trên khắp thế giới. Những lỗ hổng này là lí do chính cho việc làm chậm lại trong tăng trưởng của các công ty công nghệ cao và nền kinh tế thế giới.

Một khảo cứu bởi “Hội công nghệ thông tin Mĩ” dự báo rằng đến năm 2012, sẽ có trên 1.6 triệu việc làm CNTT mới được tạo ra trong nước Mĩ nhưng quãng hai phần ba việc làm này sẽ không có người làm và do đó, phải được khoán ngoài cho các nước khác. Một khảo cứu khác bởi “Nhóm phần mềm Thung lũng Silicon” ước lượng rằng có sáu việc làm ở California cho mọi sinh viên tốt nghiệp khoa học máy tính và kĩ nghệ phần mềm. Một khảo cứu bởi chính phủ Ấn Độ ước lượng rằng Ấn Độ đang trải qua thiếu hụt lớn công nhân phần mềm có kĩ năng. Hiện thời, nhiều công ty Ấn Độ phải mở văn phòng ở châu Phi và Nam Mĩ để tìm công nhân phần mềm. Một khảo cứu khác ở Trung Quốc nói rằng nước này cần nhiều công nhân phần mềm để duy trì vị trí toàn cầu của nó và để tiếp tục tăng trưởng của nó vì khu vực chế tạo của nó đang chậm dần lại. Trên khắp thế giới, kĩ năng phần mềm là có nhu cầu cao vì cung không đủ đáp ứng với cầu đang tăng lên.

Trong một thế giới đầy những người thất nghiệp và sinh viên tốt nghiệp mà không thể tìm được việc làm câu hỏi của tôi là tại sao những khảo cứu này không để ý tới? Tại sao mọi người không chú ý tới thị trường việc làm công nghệ? Tại sao chính phủ không khuyến khích nhiều sinh viên học về công nghệ? Tại sao có ít sinh viên hơn trong khu vực công nghệ? Cho nên tôi liên hệ với những người bạn để tìm câu trả lời và một số trong họ cho tôi ý kiến của họ.

Một giáo sư Mĩ giải thích: “Trong mười năm qua, thanh niên được động viên bởi xu hướng "Làm giầu nhanh". Nhiều người muốn học về tài chính, ngân hàng, kinh doanh và thị trường chứng khoán vì họ có thể làm được nhiều tiền. Hình ảnh của các triệu phú ngân hàng lái những chiếc xe hơi đắt tiền cùng gái đẹp là hấp dẫn nhiều hơn hình ảnh "anh chàng học giỏi nhưng nhút nhát" làm việc một mình trước máy tính. Phần mềm cũng được coi như một kĩ năng sẽ được khoán ngoài cho Trung Quốc và Ấn Độ cho nên nhiều sinh viên né tránh nó vì họ sợ rằng khi tốt nghiệp, họ có thể không có việc làm. Đó là lí do tại sao trong mười năm qua, rất ít sinh viên đăng tuyển vào lĩnh vực máy tính. Với khủng hoảng tài chính, một số sinh viên bắt đầu nhận ra rằng các nghề tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán không phải là "nóng" gì nữa mà bây giờ lại là quá trễ. Cho dù một số người bắt đầu đăng tuyển vào lĩnh vực tính toán nhưng có lẽ phải mất mười năm nữa hay đại loại như vậy để lấp đầy số công nhân máy tính được cần tới trong công nghiệp.”

Một giáo sư ở Trung Quốc bảo tôi: “Mỗi năm học, trường tôi có quãng năm trăm sinh viên đăng tuyển vào khoa học máy tính. Trong vòng sáu tháng, quãng hai trăm trong số họ chuyển sang khu vực khác vì họ nói máy tính quá khó. Chúng tôi ước lượng rằng về trung bình, quãng 40% sinh viên học khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm và quản lí hệ thông tin chuyển sang khu vực khác. Nhiều người trong số họ ưa thích cái gì đó dễ dàng hơn, vui đùa hơn, và không yêu cầu nhiều học tập. Tất nhiên, với các lĩnh vực dễ học tập, nhiều người trong số họ không thể tìm được việc làm sau khi họ tốt nghiệp. Ở Trung Quốc, hầu hết sinh viên sống ở nhà cùng bố mẹ họ, khi họ không thể kiếm được việc làm, gia đình vẫn chăm nom cho họ. Nhiều người trở nên bị hư hỏng và có thái độ "bất cần". Không việc làm, họ có nhiều thời gian hơn để đi tới cửa hàng trò chơi video, quán cà phê, học những thói quen xấu, và nhiều người bị lâm vào rắc rối. Ngày nay số sinh viên thất nghiệp đã đạt tới vài triệu mỗi năm và đó là vấn đề chính cho xã hội chúng tôi.”

Một giáo sư ở Ấn Độ giải thích: “Ở Ấn Độ, mọi người đều biết rằng phần mềm là nghề nghiệp đáng mong muốn. Tuy nhiên, chúng tôi có những trường tốt và trường kém. Vào trường tốt là khó vì họ rất chọn lọc nhưng bất kì ai có tiền đều có thể vào trường kém vì nó dễ hơn. Trong các năm 2000 tới 2007, công nghiệp khoán ngoài CNTT tăng trưởng nhanh chóng, nhu cầu về công nhân phần mềm là cao và bất kì ai có bằng phần mềm đều có thể kiếm được việc làm. Điều đó làm nảy sinh việc nhiều sinh viên chạy theo bằng cấp, không theo kĩ năng. Các trường kém tăng trưởng nhanh với hàng triệu sinh viên đăng tuyển. Một số sinh viên không học chăm chỉ; họ sao chép bài làm của nhau. Nhiều người bỏ lớp và gian lận thi cử. Tất nhiên, trường biết nhưng họ không quan tâm. Sinh viên cứ trả đủ tiền, họ để cho sinh viên qua các môn học. Với họ giáo dục chỉ là kinh doanh chứ không gì khác. Với sinh viên, giáo dục chỉ là trả tiền để được bằng cấp chứ không gì khác. Trong thời gian đó, đã có nhiều công nhân không có kĩ năng trong công nghiệp. Nhưng công nghiệp phần mềm nhanh chóng biết được điều này dựa trên số lớn các dự án thất bại và đe doạ của khách hàng chuyển kinh doanh sang nước khác. Năm 2008, Hiệp hội các công ty phần mềm và dịch vụ quốc gia (NASSCOM) đã đưa ra lời cảnh báo rằng 75% sinh viên tốt nghiệp phần mềm không có kĩ năng cơ sở để làm việc trong công nghiệp. Nhiều công ty phần mềm nhanh chóng có hành động. Họ bắt đầu chọn lọc sinh viên tốt nghiệp một cách cẩn thận và phỏng vấn kĩ càng và kiểm tra kĩ năng. Để đáp ứng nhu cầu cao, nhiều công ty mở trường riêng của họ để đào tạo sinh viên thay vì dựa vào trường địa phương. Tất nhiên, họ cũng rất chọn lọc. Điều đó giúp giảm bớt số dự án thất bại và duy trì vị trí của công nghiệp với khách hàng toàn cầu. Ngày nay Ấn Độ vẫn có thiếu hụt công nhân phần mềm có kĩ năng nhưng đồng thời nó cũng có một số lớn công nhân phần mềm thất nghiệp nữa. Điều rất đáng thất vọng là khi bằng cấp trở thành mục đích chứ không phải kĩ năng. Khi thanh niên học thói quen xấu, khó mà thay đổi được. Đó là lí do tại sao ở Ấn Độ chúng tôi có nhiều thanh niên có bằng cấp nhưng không có việc làm.”

Tuần trước, tôi nhận được một khảo cứu khác từ đại học Georgetown liên quan tới thị trường việc làm tương lai. Nó chỉ ra sự ngắt quãng tăng lên giữa việc làm sẵn có và những người có kĩ năng để lấp vào đó. Nó tìm ra rằng sinh viên không có giáo dục đại học sẽ chỉ có chọn lựa nghề giới hạn trong chế tạo, xây dựng, phân phối và bán hàng. Những việc làm này là được phân bố toàn cầu, khó duy trì chúng được lâu. Các công ty sẽ liên tục chuyển cơ xưởng tới bất kì chỗ nào họ có thể tìm được công nhân lao động rẻ hơn. Công nhân xây dựng sẽ phải tái định vị ở bất kì chỗ nào có vị trí xây dựng chính và sống trong điều kiện kém với lương thấp, vì có nhiều người sẵn lòng làm việc hơn là việc làm. Phân phối, vận tải và bán hàng cũng có tình hình tương tự với lương thấp, điều kiện làm việc nghèo nàn, ít công việc khi số người tìm những việc này là lớn hơn số việc làm sẵn có. Khảo cứu này kết luận rằng chỉ khu vực công nghệ và chăm sóc sức khoẻ là khu vực tốt cho ngày nay và tương lai. Theo báo cáo này, khu vực tăng trưởng nhanh nhất là công nghệ thông tin với lương cao nhất, số cơ hội việc làm là cao nhất nhưng nó yêu cầu đầu tư vào bốn năm đại học.

Nếu khu vực này là hứa hẹn thế, tại sao thanh viên không muốn để nỗ lực vào để theo đuổi nó? Bốn năm học tập là không quá lâu. Không ai nói nó là dễ nhưng công nghệ thông tin không phải khó như trường y hay quá trừu tượng như vật lí. Tôi tự hỏi liệu sinh viên có biết về thiếu hụt kĩ năng toàn cầu này không nhưng với internet, điện thoại di động không thể nào nói được rằng họ không biết. Trong quá khứ, đã có nhiều chướng ngại, sinh viên phải học dưới những điều kiện bất lợi nhưng nhiều người vẫn đã học tốt. Cho dù chỉ có vài cuốn sách giáo khoa, ít công cụ nhưng nhiều người vẫn tốt nghiệp. Ngày nay, có những điều kiện tốt hơn, trường tốt hơn, chương trình tốt hơn, nhiều thông tin hơn, nhiều sách giáo khoa hơn, máy tính tốt hơn, và internet băng thông cao hơn nhưng bằng cách nào đó sinh viên không được khuyến khích. Đây là câu hỏi tôi không có câu trả lời.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com