Làm khoán ngoài ở Trung Quốc

Tháng mười một năm ngoài, tôi tham dự Cuộc họp thượng đỉnh khoán ngoài toàn cầu lần thứ ba ở Đại Liên, Trung Quốc. Với cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn trong tâm trí của mọi người tham dự, cuộc họp thượng đỉnh cung cấp cơ hội mới cho cả các công ty Trung Quốc nội địa và các doanh nghiệp nước ngoài để bắt đầu đối thoại về cộng tác tương lai. Sau lễ khai mạc và diễn văn của quan chức chính quyền địa phương, cựu bộ trưởng Pháp Dominique de Villepin bắt đầu bài diễn văn chính với việc công bố rằng “Khoán ngoài là cửa khẩu cho nền kinh tế mới nơi các ý tưởng canh tân và sáng tạo mức cao không còn được tập trung ở Mĩ, châu Âu hay Nhật Bản mà ở mọi nơi. Nền kinh tế mới đã cung cấp cho các nước đang phát triển những cơ hội kinh doanh chưa hề có trước đây nếu họ biết cách bắt kịp chuyển động lịch sử này.” Ông ấy cũng bày tỏ niềm tin của mình vào dịch vụ khoán ngoài do Trung Quốc cung cấp và nói rằng ông ấy có mong đợi lớn về năng lực khoán ngoài của người Trung Quốc: “Chúng tôi phải được cam kết để cải tiến hiệu quả kinh doanh bằng việc tạo ra tương lai chia sẻ chung cho tất cả chúng ta. Điều này sẽ đòi hỏi quan hệ đối tác thực giữa chính phủ và mọi người vì chúng ta phải tạo ra một thế giới mới, một mô hình quản lí mới, và một nền kinh tế mới. Trong thời đại của phát triển nhanh chóng này, ích lợi song phương chỉ có thể được thăm dò qua cộng tác và đây là trách nhiệm được yêu cầu từ tất cả chúng ta.”

Đây là bằng chứng ở Đại Liên vì nó đã trở thành công viên phần mềm nổi tiếng thế giới theo Thomas Friedman; tác giả cuốn “Thế giới phẳng” khi so sánh nó với Bangalore, Ấn Độ, và nói tới Đại Liên như Thung lũng Silicon tiếp. Công viên khoán ngoài phần mềm, lớn nhất ở Trung Quốc, đã hấp dẫn 63 khách hàng mới trong năm 2009 và đem tới con số tổng thể các doanh nghiệp nước ngoài tới hơn 400, kể cả nhiều công ty lớn nhất trên thế giới. Các công ty này đến lượt mình đã thuê vài trăm nghìn kĩ sư phần mềm và tổng số bán của công viên là xấp xỉ $ 4 tỉ đô la năm 2009, tăng 35 phần trăm từng năm trong năm năm qua. Theo ông Hu Kun Shan, phó chủ tịch Hội công nghiệp phần mềm Trung Quốc "Thu nhập của ngành công nghiệp phần mềm Trung Quốc đã tăng tới 38 phần trăm hàng năm và được mong đợi lên tới đỉnh hàng tỉ đô la trong năm 2010. Tuy nhiên, theo ông Hu, vấn đề không phải về tiền mà về việc, như ông ấy phát biểu trong bài trình bày của mình rằng với cuộc khủng hoảng tài chính này, nhiều thành phố ở Trung Quốc đã đầu tư vào chế tạo đang chịu đựng việc đóng nhà máy, thất nghiệp cao do thiếu nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên ở Đại Liên, có nhiều việc làm được trả lương tốt, đặc biệt trong khu vực phần mềm và công nghệ thôn g tin. Sự phát triển của công nghiệp khoán ngoài đã giúp sự bền vững tăng trưởng kinh tế, ổn định xuất khẩu, và thúc đẩy việc làm. Theo dự đoán của ông ấy, công nghiệp khoán ngoài được mong đợi tạo ra 12 triệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm năm tới.

Đã có nhiều bài trình bày về phát triển mô hình kinh doanh cộng tác giữa Trung Quốc, châu Âu và Bắc Mĩ. Nhiều người đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của môi trường mở với việc cải tiến các nguồn lực có kĩ năng, điều được cần cho ngành công nghiệp khoán ngoài. Những bài trình bày này đặc biệt có liên quan tới những người tham dự Trung Quốc mà với họ việc khoán ngoài vẫn còn tương đối mới, khi so với các nước khác như Ấn Độ và Philippines. Qua những năm gần đây, Trung Quốc đã có cải tiến lớn trong việc đặt nền tảng cho ngành công nghiệp khoán ngoài thành công. Có vài nhân tố then chốt mà tôi coi là rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng khoán ngoài: Thứ nhất, mọi doanh nghiệp phần mềm được tiến hành trong Công viên phần mềm sẽ được miễn giảm thuế (không thuế). Điều đó nghĩa là nhiều cơ hội hơn cho các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc vì họ có thể làm tăng cả kinh doanh và lợi nhuận. Thứ hai, sẽ có phạt nặng hơn với vi phạm Quyền sở hữu trí tuệ bằng việc ban hành nhiều hình thức phạt tiền và xử tù với kẻ vi phạm. Việc phát tán các hàng hoá hay phần mềm sao trộm qua internet bị cấm tường minh qua hình phạt tù thời gian lâu. Điều đó nghĩa là các công ty nước ngoài không phải lo nghĩ về công nhân đánh cắp hay sao trộm sản phẩm của họ ở Trung Quốc. Không giống như các công ty của Ấn Độ như TCS, Infosys hay Wipro, lúc bắt đầu là các công ty nhỏ và đã trở nên lớn hơn khi kinh doanh tăng lên rồi trở thành khổng lồ trong ngành công nghiệp này. Thay vì thế các công ty Trung Quốc chọn tăng trưởng kích cỡ của họ bằng việc thu nhận, và trong vài năm qua, đã có nhiều cuộc gộp và thu nhận trong các công ty phần mềm Trung Quốc và một số đã tăng trưởng thành công ty vài nghìn nhân viên. Kích cỡ là cần để làm kinh doanh trong thế giới phương tây và có kích cỡ lớn hơn sẽ cho phép các công ty Trung Quốc cạnh tranh với các công ty Ấn Độ, mà nhiều công ty đã vượt quá hàng trăm nghìn nhân viên.

Nhân tố quan trọng nhất có lẽ là sự ủng hộ của quan chức chính phủ để giúp Trung Quốc trở thành nhà khoán ngoài tương lai bằng việc thông qua luật hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này. Tất cả mọi việc thuê chỗ của các công ty địa phương tại Công viên phần mềm đều được chính quyền địa phương bao cấp và với phần lớn các công ti, đào tạo kĩ năng kĩ thuật cũng được chính quyền địa phương bao cấp. Điều này sẽ cho phép các công ty địa phương đi nhanh để bắt kịp các công ty khác trong thời gian ngắn hơn nhiều. Bằng việc có những chỉ đạo này, Trung Quốc và ngành công nghiệp phần mềm của mình có thể thực hiện được ích lợi khổng lồ bằng việc hấp dẫn vốn đầu tư, bí quyết công nghệ xây dựng, và dùng tiềm năng thị trường của nó để hấp dẫn nhiều công ty toàn cần chuyển tới Đại Liên. Bằng việc tích hợp các văn phòng kinh doanh phần mềm, giáo dục và nghiên cứu, và đại học bên cạnh nhau, công viên đã nổi lên như một thành phố công nghệ mới, một thành phố mô hình về quốc tế hoá ngành công nghiệp phần mềm và là trung tâm xuất khẩu quốc gia của chính phủ ở Trung Quốc. Theo dữ liệu được trình bày bởi International Data Corporation (IDC), Đại Liên là thành phố số một ở Trung Quốc dưới dạng khả năng của nó phát triển phần mềm và dịch vụ thông tin, cũng như khả năng của nó đáp ứng nhu cầu của kinh doanh quốc tế. Với chính sách: “Quản lí tư nhân với sự hỗ trợ của chính phủ” Đại Liên là Công viên phần mềm năng động và hiệu quả nhất ở Trung Quốc và có vai trò sống còn trong phát triển nhanh chóng của công nghiệp khoán ngoài.

Một trong những phiên thú vị nhất mà tôi tham dự là thảo luận giữa những người quản lí từ công nghiệp phần mềm và các giáo sư đại học về vấn đề giáo dục. Theo những người quản lí này, các công ty khoán ngoài phần mềm ở Trung Quốc đã có đủ người lập trình nhưng thiếu các kĩ năng mức cao như kiến trúc sư phần mềm, người quản lí dự án và người quản lí mức trung, người ở trên đỉnh các kĩ năng được ngành công nghiệp này cần tới. Lỗ hổng này đang rộng ra khi đại học tiếp tục hội tụ vào phát triển người lập trình chứ không vào người quản lí. Nhiều giáo sư bảo vệ vị thế của đại học của họ bằng việc phát biểu rằng phải mất nhiều thời gian để cải tiến hệ thống giáo dục. Một người quản lí nói: “Chúng tôi cần thay đổi cách chúng ta giáo dục các sinh viên kĩ thuật bây giờ nếu không các nước khác sẽ nắm lấy cơ hội vàng này. Điều này là khẩn thiết nên thái độ đưa ra lời bào chữa là không thể chấp nhận được. Chúng ta không thể dựa vào việc cứ gửi sinh viên ra hải ngoại để được giáo dục tốt hơn, hay để học kĩ năng tốt hơn, đây là lúc chúng ta phải có hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới.” Một trong những giải pháp cho vấn đề giáo dục là đem chương trình giáo dục tốt nhất vào Trung Quốc. Tôi đã trình bày cho thính giả về việc trao đổi chương trình đào tạo giữa Vô Tích và Đại học Carnegie Mellon University bằng việc thiết lập trung tâm i-Carnegie tại Vô Tích, nơi có thể đào tạo tới 8000 sinh viên. Điều này đã nhận được sự chào mừng nhiệt tình rất có ý nghĩa của thính giả công nghiệp phần mềm. Nhiều công ty bày tỏ rằng họ muốn thuê những sinh viên này ngay vì họ muốn có được việc truy nhập vào thị trường khoán ngoài đầu cao và đi ra ngoài khu vực viết mã và kiểm thử. Không may là với thất vọng của họ, tôi đã bảo họ rằng chương trình này chỉ mới bắt đầu được vài tháng trước đây, điều đó nghĩa là sinh viên tốt nghiệp đầu tiên sẽ không sẵn có trong bốn năm nữa.

Tôi tin rằng mặc cho sự chậm chạp kinh tế, thị trường khoán ngoài toàn cầu vẫn tiếp tục tăng trưởng thành kinh doanh có ý nghĩa, sử dụng hàng triệu người trên khắp thế giới. Khi ngày càng nhiều công ty đã chấp nhận khoán ngoài để giúp giải quyết sức ép tài chính và thách thức cạnh tranh trong thị trường của họ, ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục tiến hoá nhanh hơn và tốt hơn trước đây. Khởi đầu, khoán ngoài đã được coi như có ích lợi về chi phí lao động thấp nhưng khi nó tiến hoá, nó đã trở thành cách tốt hơn để đạt tới ưu thế kinh doanh tối ưu thông qua thu nhận tri thức và kĩ năng. Để tăng tốc sự tăng trưởng này, giáo dục và đào tạo phải là nền tảng cho việc thiết lập vững chắc ngành công nghiệp này trong mọi nước đang phát triển.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com