Kinh tế thông tin

Kinh tế thông tin

Một sinh viên hỏi tôi: “Dễ nói về thời đại thông tin hay chuyển từ kinh tế chế tạo sang kinh tế thông tin trong lớp nhưng chúng ta có bằng chứng nào rằng nó thực sự đang xảy ra không? Mọi sách giáo khoa kinh tế vẫn nhắc rằng tài nguyên tự nhiên và vốn là dẫn lái chính của nền kinh tế đất nước.”

Tôi giải thích: “Ngày nay nhiều thứ thay đổi nhanh chóng; sách giáo khoa kinh tế không theo kịp. Là sinh viên, bạn phải đọc nhiều các bài báo kinh doanh gần đây và theo dõi tin tức kinh tế mới để hiểu điều đang xảy ra và từ những sự kiện này bạn có thể rút ra kết luận riêng của bạn.”

Trong nền kinh tế chế tạo, tài nguyên tự nhiên và vốn là dẫn lái then chốt. Trong nhiều thế kỉ, các nước đánh nhau hay xâm lược nước khác chỉ để lấy tài nguyên như sắt, đồng, vàng, kim cương và dầu hoả. Chủ nghĩa thuộc địa dựa trên lí thuyết kinh tế này. Tuy nhiên, chúng ta không còn trong quá khứ cho nên chúng ta phải nhìn vào tình huống đang xảy ra ngày nay. Trong kinh tế thông tin này, tri thức và kĩ năng là dẫn lái then chốt. Có nhiều bằng chứng mà ít người chú ý tới. Chẳng hạn, Đài Loan là hòn đảo nhỏ không có tài nguyên nhưng nó là một trong những nước giầu nhất trên thế giới. Thay vì khai mỏ đất đai hay chặt phá rừng, nó khai mỏ con người của nó về tri thức và tăng trưởng kĩ năng của họ làm biến đổi nền kinh tế bởi vì nó có tài nguyên giá trị nhất trên thế giới ngày nay.

Tương tự, Israel là nước nhỏ trong môi trường kiểu sa mạc không có tài nguyên tự nhiên. Mặc dầu mọi thứ phải được nhập khẩu nhưng nó là một trong những nền kinh tế phát đạt nhất, và dân chúng của nó tận hưởng chuẩn sống cao, tốt hơn nhiều so với hầu hết các nước giầu có về dầu hoả ở lân cận. Lí do, nó có một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất và số lượng công dân có giáo dục cao nhất trong vùng.

Khi thế giới đang chuyển sang nền kinh tế mới, chính việc giáo dục cho các công dân xác định ra tương lai của đất nước. Bạn cần nhìn vào các nước như Singapore, Đài Loan, Israel, Hàn Quốc, Hong Kong và Nhật Bản, nước thiếu tài nguyên tự nhiên nhưng đã làm rất tốt trong kinh tế của họ và tự hỏi bản thân bạn tại sao họ thành công thế? Tại sao công dân của họ đang tận hưởng chuẩn sống cao trong khi các nước châu Phi với dư thừa tài nguyên nhưng người của họ đã sống trong nghèo nàn? Tại sao các nước như Kazakhstan, Saudi Arabia, Kuwait, Oman, Algeria, Bahrain, Iran và Syria tất cả đều có tài nguyên quí giá như dầu hoả nhưng người của họ không làm tốt, ngoại trừ vài dân tộc ở hàng đầu. Nếu bạn có thể trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ hiểu kinh tế thông tin.

Có một lí thuyết được biết tới là “bệnh người Hà Lan,” nói rằng khi một nước trở nên phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên tự nhiên và có nhiều tiền, nó nhập khẩu mọi thứ, người của nó tận hưởng xa hoa và trở nên nghiện phong cách này và mất đi bản năng, thói quen và khuyến khích làm việc. Khi những tài nguyên này hết đi, nhiều nước sẽ rơi vào hỗn độn và trở thành nạn nhân cho nước lân cận. Lịch sử đầy những câu chuyện như thế.

Tương phản lại, các nước có ít tài nguyên phải phụ thuộc vào điều họ có: Tài năng của người của họ. Các nước như Singapore, Đài Loan, Israel, và Nhật Bản đang làm rất giỏi vì người của họ hiểu rằng đất nước phải sống bằng tri thức và kĩ năng của nó. Thay vì phụ thuộc vào tài nguyên tự nhiên mà họ không có, họ phụ thuộc vào chất lượng của giáo dục của họ. Mọi công dân đều biết rằng chính giáo dục mới quyết định tương lai đất nước họ cho nên họ tập trung nỗ lực vào xây dựng hệ thống giáo dục tốt nhất cho công dân của họ.

Nếu bạn muốn biết cách một nước sẽ mạnh hay yếu trong thế kỉ 21 này, đừng nhìn vào lí thuyết kinh tế cổ của thời đại chế tạo mà cân nhắc tài nguyên thiên nhiên như dự trữ dầu hoả, mỏ vàng, hay rừng lớn v.v. Bạn phải nhìn vào hệ thống giáo dục như số thầy giáo mà họ có tạo động cơ cho sinh viên của họ và cách họ quản lí tri thức và kĩ năng của họ. Dự báo kinh tế tốt nhất cho bất kì nước nào nên dựa trên kết quả của hệ thống giáo dục như số công dân có giáo dục và kĩ năng của họ. Nếu bạn không tin vào điều tôi nói, bạn có thể nhìn vào các nước có các công ty thành công nhất và có chuẩn sống cao nhất: Israel, Đài Loan, Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong thời chuyển dịch kinh tế khó khăn này, dễ rơi vào lí thuyết cũ về chế tạo bằng việc nỗ lực đầu tư vào chế tạo và phải gánh chịu món nợ tài chính lớn hơn cho tương lai. Cách tốt hơn sẽ là dùng giáo dục như kích thích lớn hơn để phát triển kinh tế bằng việc cho nhiều người hơn tri thức và kĩ năng để cạnh tranh, để cộng tác theo cách dẫn lái cả nước đi tới. Ngày nay tri thức và kĩ năng là tài sản then chốt của kinh tế thế kỉ 21 nhưng điều đó là tuỳ vào đất nước và công dân của nó quyết định đầu tư bao nhiêu vào giáo dục, xây bao nhiêu trường, đào tạo bao nhiêu thầy giáo, và làm sao phát triển văn hoá học cả đời để cho đất nước có thể phát đạt và thịnh vượng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com