Kinh doanh khoán ngoài

Kinh doanh khoán ngoài

Các công ty toàn cầu đã dùng công nghệ thông tin như chiến lược để cải tiến tính hiệu quả, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, và cải tiến chất lượng. Về toàn thể, chiến lược này đã rất hiệu quả trong việc làm tăng nhu cầu về công nhân công nghệ thông tin. Tuy nhiên, có khan hiếm mấu chốt về những công nhân này ở khắp các nước đã phát triển. Để lấp đầy lỗ hổng này, nhiều nước đã ban hành các luật di trú đặc biệt cho phép công nhân có kĩ năng từ các nước khác vào nước mình để đáp ứng cho nhu cầng đang tăng lên của họ.

Các nước đang phát triển cần khẩn thiết những công nhân này ở nước họ để cho họ có thể cải tiến nền kinh tế của họ nhưng nhiều nước không biết làm sao ngăn cản có hiệu quả số đông người ra khỏi khối công nhân có kĩ năng của họ. Một trong những giải pháp tốt nhất là thúc đẩy phát triển "Công nghiệp khoán ngoài" nơi những người có kĩ năng có thể làm việc cho các công ty nước ngoài nhưng vẫn sống ở nước họ cho nên cả hai bên đều có thể có lợi. Đây là chỗ Ấn Độ đã rất thành công trong mười năm qua.

Lúc ban đầu, phần lớn việc làm mà đã được chuyển tới Ấn Độ đã bị coi là nhiệm vụ với kĩ năng thấp như lập trình và kiểm thử nhưng điều đó đã thay đổi rồi. Khi các công nhân ở đó học các kĩ năng mức cao như kiến trúc và thiết kế, hỗ trợ ngân hàng và tài chính, kĩ nghệ máy bay và nghiên cứu y dược, các công việc mức cao bắt đầu chảy về Ấn Độ. Ngày nay, các công ty hàng không như Boeing và Airbus đang sử dụng hàng nghìn người Ấn Độ vào những công việc có tính thách thức như viết phần mềm cho buồng lái máy bay hàng không và hệ thống xây dựng để ngăn cản đụng độ trên không. Các ngân hàng đầu tư như Morgan Stanley đang thuê hàng nghìn người Ấn Độ để phân tích thị trường chứng khoán toàn cầu, công việc mà thông thường phải trả lương hàng trăm nghìn đô la ở Phố Wall. Công ty y dược như Eli Lilly gần đây đã chuyển nhiều bằng phát minh nghiên cứu cho các công ty Ấn Độ để chế tạo thuốc cho dùng thương mại bởi vì loại công việc này sẽ tốn kém khá nhiều nếu được làm ở Mĩ hay châu Âu.

Theo nhiều nghiên cứu, trong mười năm qua, các công ty toàn cầu đang sử dụng hàng triệu người Ấn Độ có kĩ năng cao làm việc ở Ấn Độ. Điều này đã tạo ra những việc làm phụ vượt quá hàng trăm triệu đô la để hỗ trợ cho nên công nghiệp khoán ngoài tăng trưởng nhanh và cải thiện GDP của Ấn Độ trên 25%. Thành công này cũng cho phép nhiều công ty coi Ấn Độ như tổng hành dinh thứ hai, phái những quan chức điều hành cấp cao tới làm việc ở đó. Chẳng hạn, Cisco Systems đã quyết định rằng 20 phần trăm lực lượng lao động của nó phải ở trong Ấn Độ trong vòng năm năm tới; gần đây công ty đã chuyển một trong những quan chức điều hành cấp cao nhất tới Bangalore để hành động như quan chức toàn cầu hoá chính. Accenture, công ty tư vấn toàn cầu khổng lồ, cũng có quan chức điều hành toàn thế giới làm việc ở Bangalore vì nó đã có nhiều nhân viên ở Ấn Độ hơn ở Mĩ.

Theo nhiều cách thức, các nhân tố này phản ánh quan điểm thay đổi tại các công ty toàn cầu khi họ thấy dễ đáp ứng hơn cho nhu cầu đang tăng lên bởi việc tận dụng ưu thế của tri thức và kĩ năng của những người có giáo dục ở các nước đang phát triển. Khi công nhân Ấn Độ trở nên có kĩ năng hơn, nhiều công ty phương tây đang thấy rằng phần lớn công việc của họ, thậm chí cả những nhiệm vụ mức cao, cũng có thể được thực hiện ở Ấn Độ. Theo Michael J.Brookes, phó chủ tịch của IBM "Ngày nay Ấn Độ là trung tâm của thế giới phẳng," người trong năm qua đã thuê trên 60,000 công nhân ở Ấn Độ mặc cho suy thoái kinh tế.

Gần đây, luồng công việc tới Ấn Độ đột nhiên vấp phải vài vấn đề chính: sự chậm chạp cải tiến hệ thống giáo dục và kết cầu nền của Ấn Độ. Ngày nay thiếu hụt nước và nguồn điện là bệnh địa phương ở Ấn Độ; điều này đã làm dừng nhiều công việc khoán ngoài chế tạo ở đó. Có thiếu hụt gay gắt các công nhân có kĩ năng về công nghệ thông tin vì đại học không thể tạo ra đủ công nhân để đáp ứng cho nhu cầu cao và chính phủ dự báo rằng Ấn Độ sẽ cần thêm 500,000 kĩ sư phần mềm mỗi năm để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên. Tuy nhiên các vấn đề ở Ấn Độ mở ra nhiều cơ hội cho các nước khác như Trung Quốc, Brazil, và Đông Âu.

Mối quan tâm đang tăng lên của các công ty phương Tây với các công nhân có kĩ năng được thuê đã tạo ra cạnh tranh có ý nghĩa giữa các nước như Trung Quốc, Brazil, và Mexico. Ts. Blinder, người dạy ở Đại học Princeton bình luận về sự dịch chuyển trong việc làm phương Tây sang các nước đang phát triển: "Cho tới giờ chúng tôi đã thấy rõ ràng chỏm tảng băng của việc thuê làm ở nước ngoài, trong tương lai gần nhiều công ty phương tây sẽ gửi nhiều việc hơn như kế toán, tài chính, phát triển phần mềm và chế tạo cho các nước khác bởi vì làm điều đó dễ dàng và rẻ hơn nhiều ở bên ngoài Mĩ và châu Âu trừ những loại việc nào đó không thể được khoán ngoài và phải được thực hiện bằng người như y tá, bác sĩ, luật sư hay công nhân chăm sóc sức khoẻ v.v. Toàn cầu hoá dứt khoát sẽ thay đổi mọi thứ và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các nước đang phát triển, nếu họ biết cách tận dụng ưu thế của nó. Nếu bạn hỏi cách hấp dẫn doanh nghiệp khoán ngoài công việc vào nước bạn, câu trả lời của tôi là: Hệ thống giáo dục tốt mà có thể tạo ra lực lượng lao động có kĩ năng cao, chi phí thấp của việc làm kinh doanh; kết cầu nền tốt và sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com