Khoán ngoài toàn cầu
Ngày nay Ấn Độ vẫn còn là nhà khoán ngoài CNTT mạnh, với $87 tỉ đô la xuất khẩu phần mềm so với $2.6 tỉ đô la dành cho Trung Quốc và $1.1 tỉ đô la cho Nga (dữ liệu 2009). Thị trường khoán ngoài ước lượng cỡ $ 2 nghìn tỉ đô la đang tăng trưởng mặc cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đó là lí do tại sao nhiều nước đang đi theo mô hình của Ấn Độ để đi vào trong thị trường khoán ngoài này. Lí do đơn giản: vào kinh doanh này không tốn kém nhiều, đó là ngành công nghiệp sạch, lợi nhuận cao, nó tạo ra nhiều việc làm và duy nhất đầu tư là vào giáo dục và đào tạo tốt.
Theo Gartner, hãng tư vấn chuyên về công nghệ thông tin "chín mươi phần trăm của mọi giao dịch khoán ngoài trên thị trường ngày nay đã được cấu trúc quanh lực lượng lao động có kĩ năng và giảm chi phí. Cứ ba tới bốn năm, sau khi giảm mọi chi phí có thể, các công ty sẽ tìm vị trí mới và nhà cung cấp mới với chi phí thấp hơn các nhà cung cấp trước." Tuy nhiên, chuyển phần mềm sang các nước có chi phí thấp hơn mang rủi ro lớn với khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá và không ổn định địa lí, nhưng rủi ro lớn nhất là tri thức và kĩ năng của các nhà cung cấp mới. "Nếu họ không có kinh nghiệm và không làm tốt, điều đó có thể phủ định mọi việc giảm chi phí."
Ngày nay Đông Âu là đích đến chính cho nhiều công ty châu Âu cần công nhân kĩ năng cao và chi phí thấp. Các nước như Ba Lan, Romania, Hungary rất năng nổ trong việc kiếm kinh doanh khoán ngoài. Khi Bob Gett, CEO của Optaros, một công ty ở Boston quyết định khoán ngoài ra hải ngoại, ông ấy đã tới thăm bẩy nước và cuối cùng đã dừng lại ở một công ty ở Bucharest, Romania. Gett thấy sự hấp dẫn của Romania bởi vì hệ thống giáo dục tốt, dân chúng dùng đa ngữ, và nhiều tài năng kĩ thuật. Giao tác khoán ngoài giúp giảm chi phí tới 60% và cho phép Optaros đưa ra giá tốt hơn cho khách hàng của mình.
Nga là chỗ then chốt khác cho khoán ngoài do hệ thống giáo dục tuyệt hảo của họ. Trong khi các công nhân phần mềm của họ đắt hơn Ấn Độ và Trung Quốc nhưng họ có các kĩ năng mà các nước khác không có. Người Ấn Độ và Trung Quốc rẻ hơn nhưng có giới hạn về điều họ có thể làm. Nếu công ty cần các nhà khoa học hàng đầu, các kĩ sư hàng đầu với nhiều kinh nghiệm, Nga chính là chỗ đó.
Ở Trung Quốc, Đại Liên, đang biến thành một trung tâm lí tưởng cho khoán ngoài, vì sự gần gũi của nó với cả Hàn Quốc và Nhật Bản, có số đông người CNTT có thể nói lưu loát tiếng Nhật Bản và Hàn Quốc. Đại Liên cũng là kẻ cạnh tranh với Bangalore, Ấn Độ bởi vì nó có lực lượng lao động phần mềm có kĩ năng, chi phí thấp hơn và đặc biệt dễ làm kinh doanh. Chính quyền địa phương đã hợp lí hoá mọi công việc giấy tờ để các công ty nước ngoài đầu tư vào Đại Liên. Theo nguồn tin chính phủ, công ty nước ngoài có thể được phép mở doanh nghiệp trong vòng hai ngày khi so sánh với sáu mươi ngày ở Bangalore, Ấn Độ. Năm 2009, có ba nghìn công ty nước ngoài đầu tư hay tái đầu tư vào Đại Liên làm thành phố này thành "Thành phố tăng trưởng nhanh nhất ở Trung Quốc " với ba triệu việc làm phần mềm được tạo ra trong chưa tới một năm.
Nam Mĩ là phần hấp dẫn khác bởi vì múi thời gian là tương tự với Mĩ và kết cấu nền mạnh. Brazil là nước mới với xuất khẩu phần mềm $ 300 triệu đô la năm ngoái nhưng đang tăng trưởng nhanh. Các công ty bị kéo về kết cấu nền hiện đại của Brazil, với những cảng hàng không và xa lộ hạng nhất. Vận tải tốt, hệ thống giáo dục mạnh nằm trong những yếu tố then chốt ngay cả công nhân phần mềm ở Brazil cũng đắt hơn ở Ấn Độ hay Trung Quốc.
Châu Phi có lẽ là kẻ mới tới nhất. Vài nước châu Phi bây giờ đang thiết lập kết cấu nền của họ và sẵn sàng cho kinh doanh khoán ngoài. Họ có lẽ có chi phí thấp nhất cho việc làm kinh doanh vì công nhân phần mềm của họ sẵn lòng làm việc với ít tiền hơn nhiều. Tuy nhiên giáo dục của họ vẫn cần nhiều cải tiến trước khi họ có thể thực sự cạnh tranh được. Một mình chi phí sẽ không phải là yếu tố then chốt thêm nữa.
Trong khi công nghiệp khoán ngoài đang tăng trưởng nhanh và cạnh tranh ở mọi nơi, bức tranh này không tốt vậy cho Philippines. Vài năm trước, Philippines chiếm phần chính của thị trường do ưu thế ngôn ngữ nhưng hệ thống giáo dục của họ chậm chạp thay đổi, làm cho lực lượng lao động của họ bị lạc hậu công nghệ. Ngày nay nhiều công ty đang bỏ Philippines khi hợp đồng của họ chấm dứt và đi tìm những chỗ tốt hơn và công nhân có kĩ năng tốt hơn. Đa số công việc còn lại phần lớn là bàn trợ giúp và hỗ trợ hậu văn phòng. Thay vì cạnh tranh chỉ với Ấn Độ, bây giờ công nhân Philippines phải đương đầu với công nhân trên khắp thế giới, có giáo dục tốt hơn và kĩ năng tốt hơn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com