Khoán ngoài cho Việt Nam

Khoán ngoài cho Việt Nam

Nghiên cứu của đại học Oxford - Việt Nam được coi như phương án có thể thay cho Trung Quốc để các công ty Mĩ tìm kiếm thiết lập hay tăng năng lực chế tạo chi phí thấp hơn của họ. Điều này là do tăng chi phí lao động ở Trung Quốc; tăng thuế Trung Quốc lên các doanh nghiệp nước ngoài; những khó khăn với môi trường kinh doanh ở Trung Quốc trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, về dài hạn, các hãng nước ngoài tìm kiếm mở rộng hoạt động của họ ở Việt Nam có thể phát hiện ra rằng lực lượng lao động Việt Nam thiếu những kĩ năng mấu chốt, do có vấn đề với hệ thống giáo dục cổ lỗ của nó.

Dâng lên của dân số vào độ tuổi làm việc

Lực lượng lao động ở Việt Nam (được xác định là người lớn có độ tuổi từ 23 tới 65) được mong đợi nhảy từ 23 triệu trong vòng 20 năm tới, lên 65 triệu. Điều này đáng giúp làm cho nước này thành một phương án thay thế cho Trung Quốc - nếu Hà Nội có thể giảm tham nhũng và bất tài, đang lan tràn trong các trường phổ thông cơ sở và trung học của nó. Giáo dục cấp ba ở Việt Nam cũng có vấn đề, đặc biệt về chất lượng giảng dạy khoa học và công nghệ của nó.

Thiếu hụt kĩ năng

Cuộc điều tra những người chủ lao động gần đây của Bộ lao động, thương binh và xã hội thấy rằng ít hơn 40% lực lượng lao động có đào tạo bất kì loại nào. Đa số những người đáp lại đều trải qua khó khăn trong việc tìm công nhân có kĩ năng sánh với nhu cầu của họ. Trong số các công nhân trong độ tuổi hai mươi của họ, gần 80% không có đào tạo việc làm chính thức chút nào. Sẽ rất khó gửi công việc có nghĩa tới đó cho một lực lượng lao động không có kĩ năng như thế này.

Thiếu sót của hệ thống giáo dục

Xấp xỉ 40% dân số Việt Nam ở trong tuổi tới trường hay là thanh niên (dưới 23 tuổi). Vậy mà vấn đề của trường học lại gay gắt:

-Thời gian lên lớp không thích hợp. Một phân tích gần đây của nhóm nghiên cứu Anh Young Lives, Nghiên cứu quốc tế về nghèo nàn trẻ thơ, đã làm sáng tỏ sự kiện là năm học Việt Nam chỉ 33 tuần và chỉ 20% trẻ em nhận được chuẩn quốc tế ít nhất năm tới sáu giờ trên lớp một ngày. Những con số này còn tồi tệ nhiều trong các vùng sâu vùng xa, nơi trẻ em phải giúp cho gia đình chúng trong công việc nông nghiệp.

-Chi phí không có vốn. Năm 1991 Việt Nam đã coi giáo dục phổ thông là bắt buộc và không mất tiền. Tuy nhiên, chính sách phục hồi chi phí của nó được khởi đầu năm 1992 đã dịch chuyển gánh nặng chi phí từ chính phủ sang người tiêu thụ cho giáo dục tiếp sau: trường phổ thông cơ sở, trường trung học và trường đào tạo hướng nghiệp. Việc nổi lên của giai cấp trung bình ở Việt Nam với đủ tiền bạc để tài trợ làm phát sinh chi phí giáo dục đang che giấu những khiếm khuyết cấu trúc trong hệ thống. Trẻ em của các gia đình có ít tiền bạc hơn đôi khi bị buộc phải bỏ giáo dục phổ thông toàn bộ. Lần nữa, vấn đề lại đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng sâu và xa.

-Lương giáo viên thấp. Lương giáo viên thấp đã dẫn tới tình huống các nhà giáo dục đã ép học sinh tham gia vào các hoạt động học thêm để tăng thêm cho đồng lương chính thức còm cõi. Thực hành này lan rộng tới mức Nghị định quốc gia 242, được thông qua năm 1993, đã đưa vào qui chế giới hạn "lớp học thêm". Chỉ các giáo viên có thẩm quyền mới được phép cung cấp các lớp như vậy, và học sinh các trường tiểu học không được học thêm nhiều hơn hai bài trong bốn giờ mỗi tuần.

Cái nhìn

Thiếu sót của hệ thống giáo dục đã tạo ra thách thức lớn cho những nhà đầu tư nước ngoài tuyển mộ và duy trì nhân viên Việt Nam trong tương lai. Họ không chỉ mong đợi phải chịu thêm chi phí lớn cho đào tạo và chương trình phát triển, họ cũng sẽ có thể cần chấp nhận phương pháp sáng tạo để duy trì các nhân viên này một khi họ có kĩ năng và tài năng.

Cũng vậy, như đã được chứng kiến ở Ấn Độ trong đó dịch vụ làm khoán ngoài CNTT của nước này bùng nổ, thị trường lao động địa phương sẽ nóng lên khi kinh tế phát triển. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu đối với đội ngũ công nhân CNTT có kĩ năng còn tương đối giới hạn, và đẩy mạnh việc quay vòng nhân viên khi người chủ lao động tham gia vào cuộc chiến đấu thầu về cán bộ.

Đào tạo CNTT hiện thời ở các trường cấp ba tụt xa đằng sau các nước đang phát triển khác ở châu Phi và Nam Mĩ, không có thay đổi lớn trong chỉ đạo, nó sẽ không cải tiến được trong nhiều năm tới.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com