Khoán ngoài CNTT ở Trung Quốc
Nhiều người nghĩ thành công kinh tế của Trung Quốc trong chế tạo sẽ cho phép nó cạnh tranh trong công nghệ thông tin (CNTT) với Ấn Độ và các nước khác. Tuy nhiên, theo một khảo cứu toàn cầu mới đây về xu hướng khoán ngoài, điều đó có thể không xảy ra vì Trung Quốc có nhiều nhược điểm ngăn cản nó cạnh tranh trong thị trường sinh lời này. Khảo cứu này nói rằng trong quá khứ, phần lớn các dự án được khoán ngoài đều nhỏ và đơn giản. Nhiều dự án đã được kiến trúc và thiết kế bởi khách hàng và được khoán ngoài phần viết mã và kiểm thử cho các nhà cung cấp nước ngoài. Ngày nay nhiều dự án được khoán ngoài là tương đối lớn; một số có thể lên tới hàng triệu dòng mã. Khách hàng thường khoán ngoài toàn bộ dự án phát triển thay vì chỉ viết mã hay kiểm thử. Cách tiếp cận này yêu cầu khác đi, các mức kĩ năng khác, đào tạo khác và cách nghĩ khác mà Trung Quốc không được chuẩn bị.
Làm khoán ngoài công nghệ thông tin của Trung Quốc là ngành công nghiệp bị phân mảnh cao độ với nhiều công ty nhỏ. Theo dữ liệu chính phủ Trung Quốc, năm 2010 đã có trên 8,000 công ty khoán ngoài CNTT, nhưng phần lớn (6,400 công ti) có ít hơn 50 nhân viên. Vài công ty lớn hơn có 200 tới 500 nhân viên. Chỉ năm công ty có hơn 2,000 nhân viên và hai công ty lớn nhất đã vượt quá 10,000 nhân viên. Ngược lại, Ấn Độ có ít hơn 2,600 công ty làm khoán ngoài. Trong số này, 485 có hơn 2,000 công nhân. Các công ty hàng đầu như Infosys Technologies, Tata Consultancy Services, Wipro Technologies, và Mahindra Satyam tất cả đều có trên 100,000 nhân viên với các văn phòng trên khắp thế giới.
Bởi vì kích cỡ nhỏ, phần lớn các công ty CNTT Trung Quốc đang vận hành như "doanh nghiệp gia đình" nhỏ thay vì là doanh nghiệp toàn cầu. Đây là nhược điểm chính giữ cho họ không lấy được các dự án lớn hơn và có lời hơn từ các nước ngoài. Đó là lí do tại sao đa số họ vẫn tuỳ thuộc vào thị trường quốc nội thay vì quốc tế. Khách hàng lớn nhất là chính phủ Trung Quốc người cung cấp trên 73% kinh doanh cho các công ty này. Các khách hàng khác phần lớn là các công ty địa phương muốn chuyên biệt hoá các ứng dụng phần mềm hay thiết lập kết cấu nền cho nhu cầu của họ. Không có kích cỡ thích hợp và cấp quản lí có kĩ năng, những công ty này thường không thể hấp dẫn được khách hàng quốc tế vì công ty nhỏ hơn có rủi ro nhiều hơn và độ tin cậy ít hơn các công ty lớn và được quản lí chuyên nghiệp. Họ dễ dàng mất nhân viên, và không có sức mạnh tài chính để tồn tại lâu. Phần lớn các công ty nhỏ không có tri thức đúng hay năng lực để giải quyết việc kinh doanh quốc tế. Người quản lí của họ và công nhân có kĩ năng giới hạn mà không đủ trong đáp ứng cho yêu cầu kinh doanh toàn cầu.
Ngay cả ngày nay, đa số công nhân CNTT Trung Quốc không nói được tiếng Anh hay có kĩ năng ngôn ngữ tốt. Không làm chủ tốt về tiếng Anh, Trung Quốc sẽ không trở thành điểm đến cho khoán ngoài CNTT đối với các công tin ở Mĩ hay châu Âu. Một quan chức điều hành phương tây bình luận: “Chừng nào ít nhất một nửa công nhân phần mềm ở Trung Quốc còn không nói được tiếng Anh, họ không thể cạnh tranh được với Ấn Độ.” Hiện thời công nghiệp khoán ngoài của Trung Quốc có ít hơn 16 phần trăm thị phần, so với 52 phần trăm của thị trường do Ấn Độ chỉ huy. Vấn đề chính khác là việc bảo vệ nghèo nàn về quyền sở hữu trí tuệ (IP). Khảo cứu này thấy đa số các công ty Trung Quốc vẫn dùng phần mềm không có thẩm quyền hay không có giấy phép, điều cũng tạo nên những vấn đề lớn với khách hàng nước ngoài. Không có hành động để bảo đảm hiệu lực về quyền trí tuệ, các công ty phương tây lo sợ khoán ngoài bất kì cái gì ở đó vì tài sản trí tuệ của họ cũng có thể bị đánh cắp.
Khảo cứu này thấy rằng chất lượng của hầu hết các công ty CNTT Trung Quốc là không thích hợp. Đã có tỉ lệ lỗi rất cao trong các sản phẩm của họ. Ngay cả ngày nay, chỉ 6 công ty ở Trung Quốc được đánh giá ở CMMI mức 5 trong khi tương phản lại, quãng 85 công ty phần mềm Ấn Độ đã đạt tới xếp hạng này. Mặc dầu các công ty Trung Quốc đã cố gắng thực hiện chuẩn CMMI trong nhiều năm, nhưng phần lớn đều từ bỏ vì quá khó để tuân theo và một nỗ lực như vậy không xứng đáng cho các công ty nhỏ hơn vài trăm nhân viên. Không có cam kết mạnh để theo đuổi qui trình chuẩn và không có khả năng cải tiến chất lượng, sẽ khó hấp dẫn được hợp đồng hay đầu tư nước ngoài.
Một nhược điểm chính khác của các công ty Trung Quốc là thiếu phát triển của nhân viên. Phần lớn các công ty không có chương trình đào tạo hay khuyến khích để động viên xây dựng kĩ năng. Họ thà "đánh cắp" nhân viên của nhau còn hơn đào tạo nhân viên. Đó là lí do tại sao việc đổi nhân viên hàng năm ở Trung Quốc là quãng 22 phần trăm. Phần lớn những người tốt nghiệp CNTT đều sẵn lòng làm việc cho các công ty nhỏ chỉ để có được kinh nghiệm cần thiết cho họ để chuyển sang những công ty lớn hơn với lương tốt hơn và phúc lợi nhiều hơn. Khảo cứu này thấy về trung bình, 65% người tốt nghiệp CNTT đổi việc làm năm lần trong bẩy năm.
Nhược điểm chính đã được nhận diện là hệ thống giáo dục nhà nước quá chậm thay đổi. Với ngoại lệ cho các đại học hàng đầu, đa số các đại học nhà nước đã không cải tiến giáo trình của họ trong nhiều năm. Mọi người đều biết rằng công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin thay đổi nhanh nhưng đào tạo đại học đã không được điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi này. Kết quả là nhiều người tốt nghiệp không có kĩ năng mà công nghiệp cần. Ngày nay, các đại học này đang tạo ra, về trung bình trên 450,000 kĩ sư và người tốt nghiệp khoa học máy tính mỗi năm để đáp ứng mục đích của chính phủ. Trên 75% số họ không thể kiếm được việc làm do kĩ năng giới hạn của họ từ đào tạo không thích hợp. Con số người thất nghiệp là mối quan tâm chính cho chính phủ vì mỗi năm, ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp mà không có việc làm.
Mặc dầu công nghiệp làm khoán ngoài CNTT của Trung Quốc đang tăng trưởng với thu nhập hàng năm đạt tới $22.8 tỉ đô la, nó vẫn ít hơn nhiều so với $98 tỉ đô la mà công nghiệp làm khoán ngoài của Ấn Độ đã làm năm ngoái. Khách hàng chính của Trung Quốc là các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc, cung cấp các hợp đồng giá trị thấp, phần lớn là viết mã và kiểm thử thay vì các hợp đồng lớn hơn và sinh lời hơn về thiết kế, tích hợp từ các nước phương tây. Lề lợi nhuận của các công ty được làm khoán ngoài này là rất thấp, trung bình quãng 7 phần trăm, so với 22 phần trăm của công ty tương tự ở Ấn Độ. Bởi vì nhiều công ty là nhỏ và liều lĩnh cho kinh doanh, họ thường cạnh tranh về giá. Thực hành giá thấp để thắng hợp đồng và lợi nhuận thấp làm cho việc khoán ngoài CNTT kém mong muốn cho đầu tư và tăng trưởng thêm.
Hiện thời, kinh doanh làm khoán ngoài công nghệ thông tin được chính phủ coi là "ưu tiên cao". Có nhiều đầu tư của chính phủ vào xây dựng các công viên công nghệ và khuyến khích về thuế để hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng những cố gắng này đã không đem lại kết quả. Một quan chức Trung Quốc phàn nàn: “Chúng tôi có kết cấu nền tốt hơn, chúng tôi có công viên công nghệ tốt hơn, chúng tôi có khuyến khích thuế tốt hơn và chi phí của chúng tôi thấp hơn nhiều so với Ấn Độ nhưng chúng tôi vẫn không có khả năng kiếm được kinh doanh như mong đợi.” Sự kiện là Trung Quốc có công viên công nghệ và hạ tầng tốt hơn Ấn Độ. Khuyến khích thuế của nó và chi phí cũng tốt hơn Ấn Độ. Tuy nhiên, thiếu lãnh đạo ở mức cao nhất và "bí quyết" quản lí ở mức trung, công nghiệp CNTT sẽ không có khả năng thay đổi. Hiện thời, không có chiến lược hay kế hoạch nào để sửa những nhược điểm của họ mà chỉ có khuyến khích để có được nhiều kinh doanh nước ngoài. Chừng nào những nhược điểm đã được nhận diện này còn chưa được sửa; chừng nào ngành công nghiệp này còn chưa có chiều hướng và hướng dẫn rõ ràng; chừng nào công nhân còn chưa được đào tạo đúng, chừng nào hệ thống giáo dục còn chưa được cải tiến, Trung Quốc sẽ phải đợi nhiều năm trước khi bắt kịp với Ấn Độ hay làm cho CNTT thành dẫn lái then chốt cho tạo việc làm.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com