Khoán ngoài CNTT
Cidek Abrahim, một giáo sư thỉnh giảng từ Thổ Nhĩ Kì hỏi tôi: “Tôi biết rằng dẫn lái then chốt của tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ là các công ty phần mềm như TCS, Infosys, Wipro, và Mahindra. Tôi cũng biết rằng thành công của họ dựa trên chi phí thấp. Điều tôi không biết là làm sao một nước nghèo như Ấn Độ có thể cạnh tranh được trong khu vực công nghệ cao và thành công? Làm sao một nước, với nhiều người nghèo thế có thể tạo ra nhiều kĩ sư phần mềm vậy? Và tại sao các nước khác như Philippines, Trung Quốc, và Nga lại không có khả năng tái tạo điều Ấn Độ đã làm?
Tôi bảo ông ấy: “Câu chuyện bắt đầu năm 1985 khi các công ty như Motorola, Texas Instrument, HP và Intel v.v. tới Ấn Độ để mở cơ xưởng của họ để tận dụng lao động chi phí thấp ở Ấn Độ. Vào lúc đó, Ấn Độ có một số kĩ sư có kĩ năng cao tốt nghiệp từ Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT). Các công ty Mĩ nhận ra tài năng của họ và thuê họ. Khi phần mềm Y2K trở thành vấn đề chính cần được sửa, hầu hết các kĩ sư phần mềm Mĩ và châu Âu không muốn làm việc trên công nghệ máy tính lớn lạc hậu. Một số kĩ sư Ấn Độ sẵn lòng học tập và hỗ trợ cho hoạt động này và điều đó khuyến khích nhiều sinh viên Ấn Độ học phần mềm để có việc làm tốt hơn, lương tốt hơn và cơ hội đi làm việc ở Mĩ. Tất nhiên, sau Y2K, nhiều công ty Mĩ và châu Âu nhận ra tiềm năng của kĩ năng cao và lương thấp hơn của các kĩ sư này và xu hướng khoán ngoài CNTT bắt đầu phát triển. Nhiều nhà doanh nghiệp Ấn Độ thấy cơ hội và nắm lấy nó và điều đó bắt đầu nền công nghiệp làm khoán ngoài CNTT. Trong vòng vài năm ngắn ngủi, công nghiệp phần mềm trở thành chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ. Ưu thế của Ấn Độ đối với các nước khác là Ấn Độ có thể kết nối với các nước phương tây qua ngôn ngữ chung: tiếng Anh.”
Cidek hỏi: “Nhưng Philippines cũng có số lớn người dân nói tiếng Anh tốt. Sao Ấn Độ thành công thế trong khi Philippines không thành công?"
Tôi bảo ông ấy: “Khác biệt có thể được qui cho hệ thống giáo dục. Mặc dầu hệ thống giáo dục Ấn Độ nằm dưới chỉ đạo của chính quyền trung ương nhưng chính quyền địa phương có kiểm soát riêng của họ ở khu vực địa phương. Ở bang Karnataka, có thủ đô là Bangalore, chính quyền địa phương cho phép các đại học tư được hoạt động. Các đại học tư này không phải tuân theo hướng dẫn của chính phủ về chương trình đào tạo. Nhiều trường đã có cấp phép của các đại học Mĩ và Anh để dùng chương trình đào tạo CNTT của họ, điều này cho kết quả ở sinh viên tốt nghiệp CNTT có kĩ năng cao. Triển vọng của việc kiếm được lương tốt qua bằng cấp CNTT đã hấp dẫn nhiều sinh viên vào khu vực này. Trong những ngày đầu của làm khoán ngoài CNTT, nhiều sinh viên tốt nghiệp đi sang các nước phương tây như Mĩ, và Anh để làm việc. Họ không có vấn đề gì về việc khớp vào đó. Điều họ đã học trong trường của họ là hệt như điều người phát triển phần mềm ở Microsoft, Oracles, Google đã học. Họ dùng cùng kĩ thuật, cùng phương pháp, cùng công cụ, và cùng công nghệ cho nên họ xây dựng nên ấn tượng tốt cho các công ty phương tây. Danh tiếng này lan rộng nhanh chóng làm lẩy cò nhiều công ty khoán ngoài công việc cho Ấn Độ."
Cidek hỏi: “Nhưng chính phủ Ấn Độ cũng đã ban hành chính sách đặc biệt để kích thích phát kiến. Họ đã thông qua luật để tạo ra công viên công nghệ cao, cho giảm thuế cho công ty CNTT, hỗ trợ cho nghiên cứu, khuyến khích các khu vực đặc biệt để tăng trưởng nữa.”
Tôi giải thích: “Vâng, những điều này là cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế của họ. Tuy nhiên, các nước khác cũng đã làm điều đó. Trung Quốc có công viên công nghệ tốt hơn, khuyến khích thuế tốt hơn, vận tải tốt hơn và hỗ trợ của chính phủ nhiều hơn nhưng vẫn không có khả năng cạnh tranh với Ấn Độ. Theo nghiên cứu của tôi, điều thực sự thành vấn đề là bốn yếu tố cơ bản: nguồn cung cấp tốt lực lượng lao động có kĩ năng cao, kết nối băng rộng tốt với thế giới bên ngoài, dùng tiếng Anh như ngôn ngữ chính, và chính quyền địa phương hỗ trợ cho các nhà doanh nghiệp để bắt đầu công ty riêng của họ. Nhiều người bạn Ấn Độ bảo tôi rằng lần đầu tiên ở Ấn Độ, của cải được tạo ra theo cách lương thiện. Doanh nghiệp CNTT được tạo ra bởi tài năng và kĩ năng, không bởi kết nối hay tham nhũng. Công nghiệp CNTT đã tạo ra vài triệu việc làm, nó là ngành công nghiệp sạch, nó giúp cho nhiều người với "gần như không có gì" trở thành triệu phú và tỉ phú. Nó cho phép sinh viên Ấn Độ nghèo biết rằng với giáo dục tốt, họ có thể thay đổi cuộc đời của họ và cuộc đời của những người khác nữa. Những thành công này đem tới nhiều kích động và tin tưởng cho một nước rất nghèo và khuyến khích nhiều người học phần mềm. Đó là lí do tại sao Ấn Độ có nhiều kĩ sư phần mềm và việc làm phần mềm được ngưỡng mộ bởi nhiều người Ấn Độ như một nghề cao quí và như cách tốt nhất để đạt tới thịnh vượng kinh tế.”
Cidek hỏi: “Tại sao các nước như Nga, Trung Quốc cũng có hệ thống giáo dục tốt mà không thể tái tạo được thành công của Ấn Độ? Cái gì giữ họ lại?"
Tôi đáp: “Nga có hệ thống giáo dục rất tốt và có các kĩ sư giỏi nhưng chi phí của họ cao hơn nhiều. Trung Quốc đang tập trung nhiều vào chế tạo. Cả hai nước này đã không nhìn một cách nghiêm chỉnh vào phần mềm như một kinh doanh có lời cao và là dẫn lái kinh tế mãi tới gần đây. Nó cho phép Ấn Độ thâu tóm thị trường và định vị bản thân nó như điểm đến cho việc làm khoán ngoài.”
Cidek hỏi: “Vậy thì quá trễ hay không có khả năng cho nước khác đi vào thị trường này sao?
Tôi bảo ông ấy: “Không, không quá trễ đâu. Với toàn cầu hoá, mọi sự thay đổi rất nhanh chóng nếu ông biết cách nắm lấy cơ hội. Ngày nay khi kinh doanh toàn cầu bắt đầu phục hồi, các công ty CNTT Ấn Độ đang chiến đấu để giữ lại nhân viên của họ vì họ không có đủ công nhân có kĩ năng để đáp ứng cho nhu cầu toàn cầu cao. Khi nhiều công ty Ấn Độ đang thuê người, nhiều nhân viên đang ra đi tìm việc làm tốt hơn và lương tốt hơn. Việc tiêu hao sinh lực đã đạt tới điểm găng trên 32% trong vài tháng qua. Tỉ lệ tiêu hao cao hơn nghĩa là các công ty phải chi nhiều tiền hơn để giữ nhân viên của họ, ngăn cản họ khỏi đi làm việc cho đối thủ cạnh tranh. Cách duy nhất để giữ họ là cho họ tăng lương và điều đó làm cho việc làm kinh doanh ở Ấn Độ tốn kém hơn. Chi phí cao hơn của việc làm kinh doanh ở Ấn Độ mở ra cánh cửa cho các nước khác tận dụng ưu thế của chi phí thấp hơn của họ. Sự kiện thú vị không phải chỉ người phát triển phần mềm đang đổi việc làm mà việc tiêu hao sinh lực này đã lan sang những người quản lí nữa. Thành công của Ấn Độ đã thu hút hầu hết công nhân có kĩ năng của nó. Đây là cơ hội tốt cho các nước khác cạnh tranh với Ấn Độ. Nếu họ có cung cấp tốt về công nhân có kĩ năng, nếu chi phí của họ là hợp lí, nếu kĩ sư của họ có thể trao đổi được tốt trong tiếng Anh, nếu họ có kết cấu nền tốt như kết nối băng thông rộng, và nếu chính phủ của họ khuyến khích các nhà doanh nghiệp bằng việc hỗ trợ cho họ với những khuyến khích, giảm thuế và làm dễ dàng xuất nhập khẩu, tôi không thấy tại sao lại không làm được. Vấn đề chính không phải là đi vào thị trường và cạnh tranh với Ấn Độ mà là cách bạn duy trì tăng trưởng sau khi vào thị trường. Điều đó yêu cầu sự liên tục của việc phát triển các công nhân có kĩ năng để bắt kịp với nhu cầu. Phần lớn các nước toàn cầu không khoán ngoài CNTT cho bất kì nước nào nếu họ không thấy rằng nước đó có thể duy trì việc phát triển công nhân có kĩ năng và làm tăng trưởng số công nhân này trong ít nhất năm hay mười năm nữa. Yếu tố then chốt là hệ thống giáo dục, nó thực hiện tốt thế nào, nó tuân theo chương trình đào tạo loại gì, số sinh viên đăng tuyển hàng năm và số tốt nghiệp mà nước đó có thể cung cấp. Đầu tư vào khoán ngoài CNTT là chiến lược không chỉ cho ngắn hạn cho nên cả hai phía đều phải được chuẩn bị cẩn thận. Đi vào là không khó nhưng nếu ông không thể bắt kịp với nhu cầu, nếu chất lượng của ông không đủ tốt, nếu ông không có đủ công nhân có kĩ năng, ông sẽ không thành công."
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com