Khi thời gian thay đổi

Bốn mươi năm trước đây khi tôi vào đại học, không ai thậm chí đã nghĩ về việc có máy tính cá nhân riêng của mình. Đại học có một phòng đầy thiết bị cuối máy tính và sinh viên phải đăng kí để dùng máy tính nhưng từng người bị giới hạn một giờ mỗi lúc. Là sinh viên, tất cả chúng tôi đều viết mã trên giấy, kiểm từng dòng cẩn thận trước khi đưa chúng vào trong máy tính. Một sai lầm bất cẩn có thể có nghĩa là bạn phải đợi đến lượt dùng thiết bị cuối máy tính lần nữa. Vì có nhiều sinh viên hơn thiết bị cuối, đôi khi tôi phải đợi mãi muộn trong đêm để đến lượt tôi dùng máy tính. Thời gian đã thay đổi; ngày nay gần như mọi sinh viên đều có máy tính cá nhân. Một số người có hơn một chiếc: một laptop và một điện thoại thông minh.

Sau khi tốt nghiệp và đi làm, có điện thoại trên bàn của bạn là một "qui chế đặc biệt" vì chỉ người quản lí mới có thể có điện thoại bàn. Là kĩ sư chúng tôi phải dùng chung một điện thoại trong phòng và giới hạn mỗi cuộc gọi không quá 5 phút. Thời gian đã thay đổi; ngày nay mọi người đều có điện thoại trên bàn của họ. Một số người có nhiều hơn một điện thoại: điện thoại bàn và điện thoại thông minh. Điện thoại không còn là một qui chế mà là sự cần thiết. Khi tôi còn là sinh viên, nghiên cứu nghĩa là bạn phải đi tới thư viện và dành nhiều giờ để tìm thông tin tham khảo. Cho dù bạn tìm được sách tham khảo nhưng nếu ai đó đã mượn rồi, bạn phải đặt nó và đợi cho tới khi sách được trả lại. Thời gian đã thay đổi; ngày nay với động cơ tìm, sinh viên có thể tìm được hầu hết mọi thứ chỉ bằng “Google” nó. Họ có thể đọc mọi thứ trực tuyến mà không chờ đợi. Khi tôi là sinh viên, Pittsburgh không có chợ châu Á nào; nếu tôi muốn ăn thức ăn châu Á như “Miến ăn liền” tôi phải nhờ người bạn ở New York mua chúng và gửi cho tôi qua bưu điện. Thời gian đã thay đổi; ngày nay tôi có thể mua gần như bất kì cái gì trực tuyến, từ sách tới thức ăn, từ máy tính tới DVD, với một cú bấm chuột. Khi tôi là sinh viên, lớp học có bảng đen và phấn. Vì bảng đen thì nhỏ, các giáo sư thường cần xoá bảng và chúng tôi phải vội vàng chép ra điều họ viết. Thời gian đã thay đổi; ngày nay phần lớn các lớp học đều có máy chiếu đa phương tiện hay màn hình lớn để hiển thị tài liệu. Sinh viên không cần ghi chép mà dùng laptop để truy nhập vào tài liệu môn học trên website của môn học.

Nhưng khi cuộc sống của chúng ta đã thay đổi, thế giới doanh nghiệp cũng đã thay đổi. Trong quá khứ, văn phòng doanh nghiệp có nhiều người đánh máy nhưng ngày nay họ mất đi rồi, bị thay thế bởi phần mềm "xử lí văn bản". Trong quá khứ, văn phòng doanh nghiệp có nhiều thư kí giữ hồ sơ mà việc chính của họ là phân loại tài liệu và cất giữ trong các ngăn kéo hay tủ hồ sơ nhưng ngày nay họ mất đi rồi, bị thay thế bởi “Microsoft offices” nơi các tệp được lưu trên máy tính. Trong quá khứ, văn phòng doanh nghiệp có “bưu tá” hay người chuyển tin để mang các tài liệu từ văn phòng này sang văn phòng khác nhưng ngày nay họ đã mất đi rồi, bị thay thế bởi “Email.” Về căn bản, Công nghệ thông tin đã hoàn toàn làm thay đổi doanh nghiệp. Khi công việc doanh nghiệp được tự động hoá cho hiệu quả, thông tin xảy ra ngày càng nhanh hơn và thế giới đang trở nên ngày càng nhỏ lại. Các doanh nghiệp bao giờ cũng năng nổ trong việc dùng công nghệ, vì tính hiệu quả và hiệu lực có nghĩa là chi phí ít đi và lợi nhuận nhiều hơn. Bất kì cái gì có thể tăng tốc sản xuất và giảm chi phí sẽ lôi kéo sự chú ý của người chủ doanh nghiệp. Ngày nay phần lớn các văn phòng doanh nghiệp đều được tự động hoá đầy đủ và chẳng mấy chốc nhiều thứ sẽ được làm bởi robot và phần mềm phức tạp.

Công nghệ thông tin không chỉ có tác động lên các doanh nghiệp mà nó cũng làm thay đổi nền kinh tế thế giới thành một hệ thống toàn cầu liên thuộc. Điều này có nghĩa là mọi người có thể chia sẻ thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Các công ty có thể vận hành mà không có rào chắn quốc gia và biên giới địa lí và thị trường được mở cho mọi doanh nghiệp nhưng cạnh tranh cũng trở nên dữ dội. Ngày nay các doanh nghiệp đang vận hành 24 giờ và 7 ngày trên khắp thế giới. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể mở bất kì lúc nào và ở bất kì đâu, mua các thứ từ các nước khác hay bán các thứ cho các nước khác, và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để có thị phần lớn hơn. Với công nghệ viễn thông nhanh, các thiết bị như điện thoại thông minh cho phép mọi người truy nhập vào Internet, kiểm và gửi email từ bất kì đâu, và tiến hành doanh nghiệp bất kì khi nào cần thiết. Điều đó nghĩa là với điện thoại thông minh, bạn có thể nói chuyện với khách hàng, đặt chỗ máy bay để du hành, gửi và rút tiền từ ngân hàng, buôn bán chứng khoán và làm gần như mọi thứ với chỉ một cái chạm lên điện thoại thông minh. Một trong những cách thức lớn lao nhất mà Internet đã làm thay đổi doanh nghiệp là qua “quảng cáo có mục tiêu”. Dùng Google, các công ty có thể xác định các từ khoá mà sẽ đưa khách hàng tới quảng cáo của họ. Khi một người tìm cái gì đó bằng việc dùng “Google” công ty sẽ tự động hiển thị một quảng cáo liên quan tới việc tìm này. Nếu bạn tìm "thức ăn” thì nhiều quảng cáo thức ăn cũng sẽ được hiển thị trên màn hình của bạn; nếu bạn tìm “Nhạc” thì sẽ có quảng cáo về các cửa hàng nhạc xuất hiện trên máy tính của bạn. Đây là cách Google làm ra tiền; nó cho phép mọi người dùng động cơ tìm nhưng tính tiền với các công ty muốn quảng cáo trên việc tìm của họ.

Với mọi ưu thế tốt nhất của công nghệ thông tin, có một điều quan trọng mà bạn cần chú ý: việc tạo ra việc làm mới. Công nghệ càng được dùng nhiều, thế giới càng cần nhiều công nhân có kĩ năng và có nhiều cơ hội việc làm lí thú và trả lương cao mở ra ở mọi nơi. Ngày nay người lập trình máy tính, người quản lí hệ thông tin, người phát triển phần mềm, người thiết kế Web, người phân tích hệ thống, chuyên viên an ninh tính toán, kĩ sư dữ liệu, kiến trúc sư phần mềm, người quản trị cơ sở dữ liệu, chuyên viên hệ thống mạng chỉ mới là một số trong nhiều cơ hội việc làm mới được tạo ra. Điều này có nghĩa là có nhiều việc làm tốt hơn sẵn có cho sinh viên đại học những người đang học công nghệ thông tin. Nếu bạn là sinh viên đại học năm thứ nhất, lời khuyên của tôi là: “Học công nghệ thông tin.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com