Kế hoạch giáo dục toàn cầu

Kế hoạch giáo dục toàn cầu

GENEVA 07/2011- Hội đồng kinh tế và xã hội Liên hợp quốc, đại diện cho các nguồn tài chính của mọi quốc gia trên thế giới, đã nhất trí đồng ý rằng giáo dục là trung tâm của chiến lược mới của nó để chấm dứt nghèo nàn. Chiến lược này có thể ảnh hưởng tới các quyết định viện trợ toàn cầu và ảnh hưởng tới cách hàng tỉ đô la sẽ được dùng mỗi năm để hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển trong tương lai. Quyết định này được công bố bởi quan chức hàng đầu của Liên hợp quốc về các vấn đề kinh tế và xã hội: “Từ giờ trở đi, điều diễn ra trong các lớp học chung cuộc là điều phải tính tới. Điều tốt nhất có thể giúp cho một quốc gia là con người có giáo dục của họ, không phải là ai đó khác.” Tham chiếu tới cách Liên hợp quốc sẽ chỉ đạo các nguồn tài nguyên nhiều tỉ đô la trong tương lai, quan chức hàng đầu này nói: “Chúng tôi sẽ làm cái gì đó khác với quá khứ bằng việc nhìn vào hành động thực, cải tiến thực mà có thể được đo như các điều kiện cho viện trợ tương lai thay vì chỉ là tập khác các gói viện trợ hàng năm.”

Trong nhiều năm, viện trợ của Liên hợp quốc, dưới dạng tiền bạc, thường đã theo kênh đổ vào túi của các quan chức tham nhũng hay được dùng để mua vũ khí cho các cuộc xung đột nội bộ. Việc thiếu giám sát đã tạo ra bạo hành, nhiều cuộc nội chiến thay vì cải thiện điều kiện sống của mọi người hay vấn đề môi trường. Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban Ki-moon nói với hội đồng rằng đã có một số tiến bộ hướng tới mục đích diệt trừ sốt rét và các bệnh khác, chất lượng nước kém, và vấn đề xã hội của những người sống với thu nhập cực kì thấp. Từ giờ trở đi, chiến lược mới sẽ hội tụ hơn vào giáo dục con người để giúp cho bản thân họ.

Phần lớn các chuyên gia đều tin rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và vấn đề kinh tế hiện thời ở châu Âu đã tác động tới đóng góp cho ngân sách của Liên hợp quốc đối với viện trợ toàn cầu. Nhiều chính phủ của các nước đã phát triển lấy làm thất vọng với tiến bộ chậm chạp của một số quốc gia phát triển liên quan tới viện trợ hỗ trợ của họ. Cho nên phương án khác sẽ là hội tụ vào cái gì đó cho phép họ tự túc và giáo dục được chọn là trung tâm của chiến lược mới. Vài chuyên gia cũng tin rằng bằng việc hội tụ vào giáo dục, đặc biệt vào giáo dục kĩ thuật, cũng sẽ giúp giải quyết việc thiếu hụt trầm trầm trọng công nhân có kĩ năng trong nhiều nước. Kế hoạch mới kêu gọi tạo ra một thế giới nơi các giá trị như hoà bình, cùng tồn tại, kính trọng và trách nhiệm là chuẩn. Để đạt tới điều này, bản kế hoạch đã chủ trương một mô hình giáo dục toàn cầu dựa trên các giá trị phổ quát, hiểu biết toàn cầu, hội tụ công nghệ, và phục vụ nhân loại. Hơn nữa, nó đòi hỏi rằng mọi quốc gia phải trở thành một phần của giải pháp này và cải tiến điều kiện sống của mình qua sáng kiến giáo dục mới.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com