Kĩ sư phần mềm Ấn Độ

Kĩ sư phần mềm Ấn Độ

Tuần trước, tôi đã ở Ấn Độ và đã có cơ hội thảo luận về giáo dục và đào tạo phần mềm với nhiều bạn bè ở đó. Có xấp xỉ trên 250 đại học ở Ấn Độ, phần lớn đều là sở hữu của nhà nước nhưng các viện đào tạo tư nhân do các công ty phần mềm sở hữu đang bắt đầu nở hoa vì họ có chương trình đào tạo tốt hơn. Các đại học Ấn Độ cho tốt nghiệp quãng 350,000 người phát triển phần mềm mỗi năm nhưng chính phủ muốn tăng gấp đôi con số này vào trước năm 2020. Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) và Viện Khoa học Ấn Độ (IIS) được thừa nhận rộng rãi là nơi tốt nhất, nhiều người bạn Ấn Độ bảo tôi rằng họ có lẽ còn tốt hơn đại học Stanford, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hay đại học Carnegie Mellon ở Mĩ. Bởi vì họ hấp dẫn những sinh viên giỏi nhất, người tốt nghiệp của họ được chờ đón bởi nhiều công ty phần mềm hàng đầu của Ấn Độ như Infosys, Wipro, TCS và HCL cũng như các công ty nước ngoài như Microsoft, Oracle, và Motorola.

Tới ngày nay, Ấn Độ đã có trên hai triệu người làm việc trong khu vực Công nghệ thông tin (CNTT). Nghề CNTT rất được mong muốn vì họ làm được lương tốt hơn, thậm chí còn hơn cả nghề bác sĩ y tế. Bạn tôi Chandra nói với tôi: “Ngày nay con gái trẻ muốn lấy kĩ sư phần mềm cho nên có bằng phần mềm là "giấy phép" cưới con gái giầu và đẹp. Ở Ấn Độ, chính gia đình cô gái phải trả tiền cho đám cưới và mọi chi tiêu, kể cả của hồi môn cho đàn ông. Cho nên học phần mềm là chọn lựa được ưa chuộng của nhiều nam thanh niên và có việc làm trong khu vực khoán ngoài, với cơ hội đi và sống ở nước ngoài, có lẽ là việc làm với giấc mơ đẹp nhất có thể có. Bởi vì phần lớn hôn nhân đều được thu xếp bởi gia đình, sinh viên nam trong kĩ nghệ phần mềm điển hình nhận được nhiều hứa hôn ngay trước khi họ tốt nghiệp. Nếu họ kiếm được việc với công ty khoán ngoài và có thể đi ra nước ngoài, vị thế của họ sẽ tăng cao đáng kể. Họ có thể đòi số tiền lớn, thậm chí cả xe hơi hay nhà từ những cuộc hứa hôn của mình.” Khó mà tin được rằng kĩ nghệ phần mềm lại là "việc làm nóng" thế ở đó vì ở Mĩ nó được goi là việc làm dành cho loại người cắm đầu vào làm việc “Geeks và Nerds” (người biết rộng và người biết sâu) và nhiều kĩ sư phần mềm khó có thời gian hẹn hò với bạn gái.

Mặc cho nhiều người đang học về kĩ nghệ phần mềm hay đã tốt nghiệp trong khu vực này, Ấn Độ bây giờ đang đối diện với thiếu hụt công nhân phần mềm. Tỉ lệ đổi người trong công nhân phần mềm là 30% và nhiều người có tài đang tìm kiếm việc làm ở Mĩ và các nước châu Âu. Chandra bảo tôi rằng khi nhu cầu vẫn còn đổ về, nhiều công ty Ấn Độ phải khoán ngoài công việc cho các nước khác hay bành trướng sang các nước khác ở châu Á để đáp ứng nhu cầu. Ngày nay, người Ấn Độ không muốn là người lập trình hay kiểm thử nữa, họ khoán ngoài phần lớn những việc này và giữ kiến trúc, thiết kế hay dự án CNTT qui mô lớn bởi vì chúng sinh lời hơn nhiều.

Ông ấy cũng bảo tôi rằng bởi vì có lỗ hổng lớn giữa chương trình hàn lâm và nhu cầu công nghiệp cho nên đào tạo tiếp sau việc thuê người là ưu tiên với nhiều công ty phần mềm. Người phát triển phần mềm điển hình nhận được từ 2 tới 4 tuần đào tạo mỗi năm để bắt kịp với thay đổi công nghệ. Phần lớn các công ty đều có đào tạo ba tháng sau khi thuê người và đào tạo tại chỗ làm việc ba tháng thêm nữa cho nhân viên mới. Kĩ năng cốt yếu nhất được cần tới trong công nghiệp ngày nay là người quản lí dự án, kĩ sư lấy yêu cầu, và kĩ sư an ninh CNTT và hầu hết các công ty đều có đào tạo trong nhà riêng của họ cho các vị trí đó.

Tôi đã có vài cuộc gặp với các sinh viên trong đại học của họ. Đó là cuộc nói chuyện thân tình vì họ hỏi nhiều hơn là tôi có thể trả lời về xu hướng trong công nghiệp phần mềm. Tôi bảo họ rằng nếu các đại học của họ có thể hội tụ ít hơn vào lí thuyết mà nhiều hơn vào thực hành thì họ có thể cải tiến kĩ năng của mình để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp vì sinh viên có thể có năng suất ngay thay vì phải mất vào tháng trong đào tạo thêm. Tôi cũng tin rằng thay đổi nhanh chóng trong công nghiệp công nghệ yêu cầu đào tạo liên tục nhưng đây là vấn đề. Nhiều sinh viên tin rằng vì họ đã có bằng cấp và việc làm, không cần đào tạo thêm. Khái niệm “học cả đời” vẫn còn tương đối mới cho nhiều người trong số họ. Một sinh viên hỏi tôi: “Tôi đã có bằng và việc làm tốt, sao tôi cần trở lại trường? Chính bởi vì những người như thầy, người dạy để mà sống, mới cần sinh viên để giữ việc cho thầy chứ gì?” Các sinh viên khác bày tỏ ý kiến của mình: “Chúng tôi đã dành nhiều năm trong trường rồi, chúng tôi có việc tốt và bây giờ chúng tôi cần tận hưởng cuộc sống,” nhưng sinh viên khác cảnh báo bạn mình: “Đào tạo thêm có thể trở thành cần thiết khi công nghệ thay đổi cho nên chúng ta có thể xem xét điều đó khi nó tới.”

Về toàn thể, tôi có thể cảm thấy bầu không khí tin tưởng trong các sinh viên về sức mạnh kinh tế mới của họ mà đất nước họ đã đạt được. Khi hỏi về sắp hạng phần mềm của họ, phần lớn họ đều đánh giá “Ấn Độ là số 2, sau Mĩ,” nhiều người bảo tôi vấn đề chỉ là thời gian thôi, họ sẽ là số một.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com