Kĩ năng của nhà doanh nghiệp

Tuần trước trong lớp, một sinh viên đã hỏi tôi: "Em muốn là một nhà doanh nghiệp như Steve Jobs hay Bill Gates và bắt đầu công ty riêng của em. Em cần làm gì để biết trước khi em tốt nghiệp?" Đột nhiên, vài sinh viên cũng muốn biết cách bắt đầu công ty riêng của họ. Dường như là mọi người đều muốn là ông chủ riêng của họ thay vì làm việc cho ai đó khác.

Tôi giải thích cho lớp rằng việc bắt đầu một công ty yêu cầu nhiều công việc nhưng yếu tố mấu chốt nhất là kĩ năng là nhà doanh nghiệp. Muốn là nhà doanh nghiệp là một điều; là nhà doanh nghiệp là điều khác. Nhiều sinh viên muốn là Bill Gates nhưng câu hỏi của tôi là họ có điều ông ấy có không hay họ chỉ muốn danh tiếng của ông ấy và tiền của ông ấy? Tất nhiên câu hỏi này dẫn tới nhiều thảo luận trong sinh viên và mọi sinh viên đều có ý kiến khác nhau về nó.

Tôi nói với lớp: "Là nhà doanh nghiệp, bạn sẽ cần trách nhiệm khác hơn những người làm việc cho công ty. Chính thách thức đó có thể rất găng. Chừng nào bạn còn chưa được chuẩn bị cả về tinh thần và tình cảm, bạn sẽ không đi xa. Bạn phải tự hỏi mình liệu bạn có là đúng người cho việc là nhà doanh nghiệp không. Là người chủ của công ty, bạn chịu trách nhiệm cho mọi điều, từ thiết lập viễn kiến của công ty của bạn, đem tới thu nhập, và quản lí công việc hàng ngày. Khi bạn trở thành người chủ công ty, bạn làm việc cho bản thân mình bởi vì kinh doanh của bạn và thành công của bạn phụ thuộc chỉ vào bạn. Điều bạn nói và làm phải tích cực khi bạn đi tới đạt viễn kiến của bạn. Những người làm việc cho bạn sẽ chia sẻ viễn kiến đó và quyết tâm của bạn để thành công, ngay cả dưới những hoàn cảnh khó khăn. Nếu bạn không có tâm thế tích cực mạnh, làm sao bạn có thể thuyết phục được mọi người làm việc cho bạn? Nếu bạn không đối xử với họ bằng kính trọng, làm sao bạn yêu cầu họ ở cùng bạn trong thời khó khăn?"

Một sinh viên hỏi: "Vậy yếu tố then chốt là tích cực trên mọi thứ nhưng chúng tôi cần giỏi cả kĩ thuật nữa chứ?"

Tôi giải thích: "Tất nhiên, bạn phải có tri thức kĩ thuật nhưng là nhà doanh nghiệp phần lớn là đam mê, kĩ năng quản lí và cam kết. Quản lí một công ty yêu cầu cam kết mạnh với chất lượng và thoả mãn khách hàng của bạn. Bạn không thể đi tắt được cái gì, bạn không thể bỏ lỡ hạn chót, bạn không thể chuyển giao sản phẩm xấu hay đưa ra hứa hẹn bên ngoài năng lực của bạn. Bạn phải có khả năng chống lại mọi cám dỗ và phân tán và làm cho công việc của bạn được thực hiện tương ứng với phẩm chất cao nhất và đạo đức. Bởi vì thị trường thay đổi thường xuyên cũng như công nghệ, bạn phải liên tục học điều mới, tìm kiếm thông tin mới, tìm ý tưởng mới, kiếm cơ hội tốt hơn cho thành công. Bạn phải theo xu hướng thị trường và điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của bạn tương ứng với nhu cầu của khách hàng. Bạn phải hội tụ vào việc cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng của bạn. Bạn phải liên tục cải tiến ưu thế cạnh tranh và hiệu quả của mình để làm cực đại hoá thu thập của bạn. Bạn phải giám sát mọi thứ để nhận diện vấn đề tiềm năng trước khi chúng có thể gây hại cho công ty của bạn."

Một sinh viên khác hỏi: "Dường như là toàn thể sự việc là về quản lí. Có phải câu hỏi là về việc thầy có thể quản lí một công ty? Điều đó có đúng không?"

Tôi giải thích: "Điều đó còn nhiều hơn chỉ là quản lí một công ty. Bạn có thể là người quản lí trong một công ty nhưng nhà doanh nghiệp còn nhiều hơn việc quản lí. Bạn phải biết cách nhận ra cơ hội kinh doanh và tiếp thị nó cho người khác. Nhiều người KHÔNG chú ý tới tiếp thị vì họ coi việc này là của người bán hàng. Đó là sai lầm lớn. Không doanh nghiệp nào, dù tốt tới đâu, thành công được mà không có một loại tiếp thị nào đó. Người tiếp thị giỏi nhất trên thế giới ngày nay có lẽ là Steve Jobs. Ông ấy KHÔNG là người kĩ thuật như nhiều người nghĩ. (Trong Apple, Steve Wozniak là người kĩ thuật). Ông ấy cũng KHÔNG là người quản lí tốt. (Ông ấy đã thuê người khác để quản lí công ty của ông ấy và đã phạm sai lầm lớn khi họ chiếm quyền kiểm soát công ty, đoạt mọi tiền bạc rồi đá ông ấy ra – Vâng, Steve Jobs đã bị Apple sa thải). Nhưng khi ông ấy quay lại, ông ấy đã xây dựng công ty của mình dựa trên tiếp thị sản phẩm mới thay vì bán máy tính và trong lĩnh vực này ông ấy là số một. Ông ấy biết rằng ông ấy không thể cạnh tranh được với Microsoft về phần mềm. Ông ấy biết rằng ông ấy không thể cạnh tranh được với HP. Dell, Toshiba, Sony, Samsung về máy tính. Tuy nhiên, ông ấy biết điều thị trường cần, ông ấy biết mọi người cần kĩ thuật nào, ông ấy biết khách hàng muốn gì, ông ấy chú ý tới điều đối thủ cạnh tranh của ông ấy đang làm, và ông ấy biết cách làm khác biệt sản phẩm của ông ấy với người khác. Là nhà doanh nghiệp, ông ấy biết cách nhận ra cơ hội và có hành động trước khi người khác thậm chí hiểu ra nó. Bạn có biết rằng "chuột máy tính" đã được phát minh bởi Xerox tại Menlo Park không? Mọi người tại Xerox đã không thấy được tiềm năng này vì nó chẳng liên quan gì tới "sao và in cái gì đó" cho nên họ đem nó cho Steve Jobs và ông ấy đã tận dụng ưu thế của nó. Đó là lí do tại sao Apple thành công thế với máy tính Mac vào thời đầu. Ngày nay mọi máy tính đều có "chuột" vì "trỏ và bấm" là dễ dàng hơn gõ chỉ lệnh. Bạn có biết rằng máy chơi MP3 đã được phát minh ra ở Đức và được đem tới Microsoft trước không? Mọi người ở đó đã không thấy được tiềm năng này vì nó là phần cứng và không phải phần mềm cho nên người phát minh đã đem nó tới Steve Jobs. Steve đã tạo ra iPod và đã thay đổi toàn bộ công nghiệp âm nhạc với khái niệm iTunes của ông ấy. Bạn có biết rằng điện thoại thông minh đã được IBM phát minh ra nhưng mọi người đã không thấy tiềm năng nào vì IBM không phải là công ty điện thoại. IBM bán nó cho Nokia nhưng Nokia không thể làm cho nó làm việc được bởi vì nó cần nhiều phần mềm và Nokia không phải là công ty phần mềm. Nokia cấp phép nó cho Microsoft người xây dựng ra Window CE để làm cho nó hoạt động. Điện thoại thông minh của Microsoft đã không thành công bởi vì nó rất khó dùng với nhiều nút thế để bấm. Cuối cùng họ từ bỏ và Steve Jobs chộp lấy ý tưởng này, đổi nó thành màn hình phẳng không có nút bấm, chỉ có màn hình chạm và tiếp thị nó là iPhone. Bạn có lẽ biết phần còn lại của câu chuyện này. Điều Jobs đã làm là năng lực nhận ra cơ hội kinh doanh khi người khác không nhận ra và ông ấy biết cách tiếp thị nó. Tất nhiên, ngày nay nhiều người sao chép nó, cạnh tranh bằng sản phẩm giá thấp nhưng người tiêu thụ vẫn ưa thích bản gốc và Apple vẫn làm rất giỏi. Để là nhà doanh nghiệp, bạn phải có loại kĩ năng đó, khả năng nhận ra cơ hội kinh doanh tiềm năng khi người khác không nhận ra."

Cả lớp bỗng dưng dường như im lặng. Nhiều sinh viên bắt đầu nghĩ sâu sắc vì họ đã không nghĩ về loại kĩ năng này vì họ chủ yếu quan tâm tới khía cạnh ý tưởng kĩ thuật.

Tôi kết luận: "Ngay cả có ý tưởng hay vẫn KHÔNG đủ tốt bởi vì thực tại có thể khác. Bất kì ai đi tới một ý tưởng hay quan niệm nhưng bạn phải tự hỏi bản thân mình liệu có nhu cầu cho ý tưởng đặc thù của bạn không? Bạn có thể tiếp thị được nó không? Bạn có thể bán được nó không? Bao nhiêu người sẽ mua nó? Là nhà doanh nghiệp, bạn phải làm tính toán nào đó ở đây. Bạn phải có câu trả lời cho những câu hỏi sau: Thị trường của bạn lớn thế nào? Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn? Bạn phải đầu tư bao nhiêu tiền trong sản phẩm của bạn? Bạn sẽ sinh ra bao nhiêu lợi nhuận? Bạn cần bao nhiêu nhân viên để xây dựng sản phẩm này? Bạn phải mua bao nhiêu trang thiết bị? Có nhiều câu hỏi bạn phải nghĩ rất cẩn thận và có câu trả lời cho chúng trước khi bắt đầu bất kì cái gì. Người chủ công ty giỏi phải biết cách phân tích những vấn đề này từ nhiều cảnh quan và hiểu về sức mạnh và giới hạn của từng vấn đề. Cho nên câu hỏi cuối cùng của tôi là bạn có kĩ năng đó, đam mê đó, tri thức kĩ thuật, tri thức doanh nghiệp, cam kết có hành động theo mơ ước của bạn không? Bạn có kĩ năng để dẫn lái doanh nghiệp của bạn tới thành công và chịu trách nhiệm với mọi nhân viên của bạn không? Bạn sẽ làm gì nếu thị trường thay đổi? Bạn sẽ làm gì nếu công nghệ thay đổi? Bạn sẽ làm gì nếu khách hàng của bạn đổi ý? Bạn vẫn còn đam mê, tình yêu, dũng cảm trong tình huống đảo ngược không? Khi bạn làm việc cho bản thân mình, bạn phải biết đích xác bạn đang làm gì."

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem