Người quản lí của tương lai
Tuần trước tôi có một bài nói về quản lí công nghệ tại một hội nghị châu Á. Sau bài nói, tôi có nhiều đối thoại với những người quản lí các công ti công nghệ địa phương, tất cả họ đều muốn biết tôi nghĩ cái gì là các kĩ năng có giá trị nhất sẽ cần trong tương lai.
Tôi bảo họ rằng vì công nghệ thay đổi nhanh chóng, mọi người quản lí đều cần đọc nhiều hơn về xu hướng công nghệ và hội tụ vào việc tìm ra và thuê người có kĩ năng cao để bắt kịp với những thay đổi. Tôi nói: “Phần lớn trong các bạn đã từng thành công trong nghề nghiệp của mình, các bạn làm việc chăm chỉ và thăng tiến tới những mức hàng đầu này, nhưng chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhịp phát kiến công nghệ đang xuất hiện với tốc độ nhanh thế, không thành vấn đề các bạn biết bao nhiêu, các bạn không thể là chuyên gia trong lĩnh vực kĩ thuật mới. Là người quản lí mức cao, việc của các bạn là quản lí những người kĩ thuật và để cho họ làm công việc. Điều này có nghĩa là các bạn nên học đủ để hướng dẫn họ thực hiện và chắc rằng họ đang làm điều đúng. Là người quản lí, các bạn nên đọc nhiều hơn và giữ tâm trí mở với mọi thay đổi trong công nghiệp. Các bạn phải biết cái gì đang diễn ra trên thị trường để cho các bạn có thể làm quyết định đúng và dùng công nghệ như ưu thế để đem tới nhiều ích lợi hơn cho công ti của bạn. ”
Khi toàn thế giới đang thay đổi do phát kiến công nghệ, các kĩ năng của người quản lí cũng phải tiến hoá theo, và bạn không thể chỉ dựa vào điều bạn biết và kinh nghiệm quá khứ của bạn. Ngày nay người quản lí không còn là ai đó ra mệnh lệnh mà là ai đó hướng dẫn và huấn luyện nhân viên của bạn để thực hiện năng lực của họ. Bạn cần biết rằng có được người có kĩ năng là việc cạnh tranh giữa các công ti hàng đầu. Những người này có thể tìm ra việc làm ở bất kì chỗ nào, bất kì lúc nào vì có thiếu hụt về họ, cho nên bạn không thể đối xử với họ như trong quá khứ nơi họ cần việc làm. Ngày nay, bạn cần họ làm công việc, làm tăng tính hiệu quả và hiệu năng của công ti của bạn và việc của bạn là trở nên ngày càng mấu chốt hơn cho sự thành công của công ti.
Ngày nay, nhiều công ti đang bắt đầu tái tổ chức lại thành “tổ chức phẳng” và giảm quan liêu. Điều đó có nghĩa là sẽ có ít mức quản lí hơn nhưng nhiều công nhân hơn, cho nên bạn sẽ phải có nhiều người để quản lí. Tuy nhiên, với công nghệ tiên tiến và tự động hoá, bạn có thể duy trì liên hệ với tất cả họ một cách dễ dàng để thu thập thông tin (như, điện thoại di động, email, tin nhắn, phần mềm phân tích dữ liệu, v.v.) Điều mà việc này ngụ ý cho người quản lí là ở chỗ họ sẽ cần đánh giá mọi tình huống một cách nhanh chóng, và làm quyết định ngay lập tức khi cái gì đó xảy ra bên ngoài kiểm soát. Qui tắc kinh doanh mới là “tốc độ” và “thực thi,” bạn càng có thể giải quyết được vấn đề nhanh hơn, càng tốt hơn. Do đó, người quản lí không thể ẩn đằng sau bàn làm việc của họ hay giả vờ bận rộn do đi dự nhiều cuộc họp và ra lệnh cho ai đó. Người quản lí của tương lai phải có kĩ năng phân tích tình huống, xác định tuỳ chọn, và đem tới giải pháp để giải quyết vấn đề cho công ti một cách nhanh chóng.
Trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, mọi thứ xảy ra nhanh, và cạnh tranh là dữ dội. Mọi người quản lí đều phải học thật linh hoạt, giữ cho tâm trí mở, giám sát mọi tình huống và hành động nhanh chóng để giữ việc làm của họ. Nếu công ti không làm tốt, chính người quản lí mất việc, không phải công nhân. Do thiếu hụt, khó mà tìm được công nhân kĩ thuật có kĩ năng, nhưng không thiếu hụt người quản lí, và mọi người chủ công ti đều biết điều đó.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com