Sai lầm về công ti khởi nghiệp

Nhiều sinh viên kĩ thuật mơ có công ty khởi nghiệp nhưng theo một báo cáo công nghiệp, có ước lượng quãng 80-93% các công ti khởi nghiệp bị thất bại trong 12 tháng đầu của họ. Không thành vấn đề ý tưởng của họ hay thế nào hay họ có bao nhiêu kinh nghiệm, mọi người sẽ phạm phải sai lầm. Nhiều sai lầm trong số này có thể tránh được nhưng một người có thể không tránh được vì họ không thể kiểm soát được các yếu tố bên ngoài, như thay đổi trong thị trường tiêu thụ hay nổi lên công nghệ mới v.v. Nhưng có một số yếu tố ở bên trong kiểm soát của họ vì họ phải học từ sai lầm và liên tục áp dụng điều họ đã học để cho họ sẽ không phạm phải cùng sai lầm lần nữa.

Chẳng hạn, có người đồng sáng lập sai là sai lầm thông thường vì mối quan hệ giữa những người sáng lập và việc họ tin cậy lẫn nhau thế nào có thể đặt ra sắc điệu cho thành công hay thất bại. Vấn đề này là ở lúc bắt dầu, mọi người sáng lập đều được động viên để làm việc cùng nhau cho tới khi cái gì đó đi sai. Nhiều người sáng lập là sinh viên còn trẻ và thường không biết những điểm mạnh điểm yếu của họ để quản lí mối quan hệ và doanh nghiệp.

Sai lầm thông thường khác là nhiều người sáng lập muốn sản phẩm của họ là hoàn hảo. Họ liên tục đưa nhiều nỗ lực vào để tạo ra sản phẩm hoàn hảo với mọi chi tiết làm mất đi thời gian quí giá của việc khai trương sớm để nắm thị trường. Tôi thường bảo sinh viên của tôi: “Xây dựng cái gì đó nhanh vào, đi vào làm bản mẫu, nói chuyện với khách hàng, có mô hình đưa ra sớm, kiểm thử nhanh và khai trương sản phẩm trước ai đó khác. Các em không cần có sản phẩm tốt nhất nhưng các em cần nhiều khách hàng để nắm thị phần, nhiều thứ có thể được cải tiến về sau.”

Sai lầm thông thường khác là không lắng nghe khách hàng. Nhiều người sáng lập tin rằng họ có ý tưởng hay nhất và sản phẩm tốt nhất. Họ hội tụ vào thuyết phục khách hàng thay vì lắng nghe nhu cầu của khách hàng. Là nhà doanh nghiệp yêu cầu nhiều điều hơn chỉ kĩ năng kĩ thuật mà còn yêu cầu cả kĩ năng mềm, đặc biệt kĩ năng lắng nghe. Nhà doanh nghiệp thành công hiểu rằng mình không biết mọi thứ và sẵn lòng lắng nghe người khác, những người có thể giúp hoàn thiện cho việc thiếu tri thức nào đó của họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem