Câu chuyện về công ti khởi nghiệp

Tuần trước tôi tới một hội nghị công nghệ ở Detroit và gặp James Conway, một cựu sinh viên cũng đã tham dự cuộc hội nghị này. Chúng tôi quyết định ăn tối cùng nhau, và anh ấy kể cho tôi về kinh nghiệp công ti khởi nghiệp của anh ấy.

James bắt đầu: “Sau khi tốt nghiệp, em làm việc cho Microsoft như một kĩ sư phần mềm. Trong một tổ nhỏ để xây dựng công cụ cho Window, em đã học được vài điều để thành công, nhưng cuộc sống làm việc của em lại chán, cho nên em tự hỏi mình: “Mình có thể làm được cái gì? Trong một công ti lớn, mình chỉ là mấu răng nhỏ trong động cơ rất lớn, chừng nào động cơ còn chạy tốt, mình còn an toàn. Tuy nhiên, mình còn trẻ và đầy tham vọng, mình muốn thách thức bản thân mình về cái gì đó khác đi. Sau khi lập kế hoạch cẩn thận, cùng với vài người bạn, em bắt đầu một công ti.”

“Khi em bắt đầu công ti, cuộc sống của em thay đổi hoàn toàn. Chỉ trong vài tuần, em biết được nhiều về sức ép. Thay vì đi làm và về nhà như những người khác, em ở lại trong căn hộ nhỏ với bẩy người làm việc từ mười tới mười bốn tiếng một ngày. Thay vì đi ăn trưa với tổ, em ăn “mì ăn liền” gần như mọi ngày để tiết kiệm tiền. Chúng em tự mình biết thiết lập hệ thống và cơ sở dữ liệu mà không có bất kì giúp đỡ nào. Thay vì hỏi người bán hàng và tiếp thị về xu hướng thị trường, em phải gặp khác hàng mọi tuần để biết về nhu cầu của họ. Thay vì viết báo cáo hàng tuần cho người quản lí, em phải làm tài liệu mọi thứ và đếm từng đồng đô la chúng em chi ra để chắc rằng chúng em không vượt quá ngân sách có giới hạn.”

“Nhà doanh nghiệp phải thường xuyên giám sát thị trường để nhận diện đối thủ cạnh tranh và sẵn sàng cạnh tranh. Với các thành viên tổ, việc giám sát hàng ngày là rất căng thẳng vì chúng em ở dưới sức ép khổng lồ để chắc sản phẩm của chúng em là tốt hơn người khác. Tại Microsoft, em chưa bao giờ phải lo nghĩ về rủi ro, nhưng có công ti khởi nghiệp nghĩa là bạn phải giải quyết với rủi ro mọi ngày. Một số rủi ro kĩ thuật là dễ sửa, nhưng rủi ro tài chính là khó giải quyết hơn, và rủi ro thị trường là không thể nào dự đoán được. Là nhà doanh nghiệp, bạn biết rằng công ti khởi nghiệp kiểm soát bạn và các hoạt động hàng ngày của bạn. Khi mọi thứ thăng giáng, xúc động của bạn cũng thăng giáng theo như huyết áp của bạn. Khi chúng em sửa một vấn đề, các thành viên tổ sẽ cười to vì vui sướng, nhưng khi mọi sự mất kiểm soát, cả tổ phát điên, và xung đột cá nhân bắt đầu xảy ra.”

“Công ti khởi nghiệp phải đi nhanh vì cơ hội chỉ xảy ra một lần. Nếu bạn bỏ lỡ nó, nó mất đi. Trong mười sáu tháng làm việc cho công ti khởi nghiệp của chúng em, chúng em chưa bao giờ có thời gian để đi xem phim hay đi hò hẹn. Em không có bạn gái, nhưng những người khác thì có, và tất cả họ đều tan vỡ. Một cô gái phát khùng bảo chúng em: “Các anh toàn mất trí và làm huỷ hoại cuộc đời các anh vì điều ngu xuẩn nhất.” Các bạn em ở Microsoft cũng bảo em rằng bằng việc bỏ việc làm tốt và săn đuổi ảo tưởng, em cũng mất trí nữa.” Chúng em phải mất hơn một năm mới phát triển được sản phẩm, nhưng chúng em không thể kiếm được nhà đầu tư nào vào điều chúng em làm. Chúng em có vài khách hàng, nhưng thu nhập của chúng em không tốt cho dù tất cả chúng em đều làm việc không lương. Đó là thời gian bạn đánh giá các thành viên tổ để xác định liệu họ vẫn còn tin vào viễn kiến của bạn hay không. Tổ tốt sẽ ở lại với bạn, không thành vấn đề cái gì xảy ra, nhưng bạn không thể mong đợi mọi người cư xử như nhau. Một số người bắt đầu đi trễ và về sớm; những người khác có cớ là bị ốm. Không thể nào giữ được tổ nguyên vẹn khi mọi sự đã không xảy ra như họ ao ước. Đó là thực tại của công ti khởi nghiệp. Nếu bất kì ai nói “công ti khởi nghiệp là dễ,” em có thể đảm bảo rằng người đó chưa bao giờ bắt đầu bất kì cái gì.”

“Mặc cho mọi rối loạn, em giữ cho bản thân em bình thản, mặc dầu bên trong, em cảm thấy như em có thể chết. Bạn em người chia sẻ cùng mơ ước của em đã bác bỏ viễn kiến của em, và một số người bắt đầu đi tìm việc làm khác. Vì em không thể giữ được họ, em phải để họ đi theo đường họ và bắt đầu tuyển người khác. Em đã quay trở lại Carnegie Mellon nhiều lần, nhưng không sinh viên nào muốn làm việc với công ti khởi nghiệp đang vật lộn vì không có tiền trong việc trao đổi lấy một mảnh của công ti. Cố kiếm các nhà đầu tư để đầu tư tiền còn khó hơn bất kì cái gì khác mà em đối diện trong cuộc sống. Em phải xử lí với nhiều sự bác bỏ mãi cho tới khi một nhà đầu tư đồng ý cho em một số tiền chỉ để giữ công ti khởi nghiệp còn sống.”

“Nếu em ở lại với Microsoft, em sẽ không bao giờ phải lo nghĩ về bất kì cái gì. Đời em chắc sẽ tuyệt vời và em có thể có lương tốt và có thể còn biết cô gái nào đó để đi chơi vào đêm thứ bẩy. Nhưng là nhà doanh nghiệp là gian nan và đơn độc, em phải làm việc vất vả hơn bất kì người nào để vượt qua những vấn đề này. Không ai dạy em về điều này, và không ai cảnh báo cho em về điều này. Em thấy nhiều xê mi na “công ti khởi nghiệp” với hàng trăm sinh viên tham dự với giấc mơ được giầu có hay là ai đó. Không ai thậm chí nhắc tới việc bắt đầu một công ti khó khăn thế nào. Tuy nhiên, em sống với mơ ước của em mặc dầu nó ảnh hưởng tới em trong xúc động sâu sắc nhất của tâm hồn em. Em vẫn còn nhớ tới lời khuyên của thầy: “Bất kì cái gì xảy ra cũng có lí do nào đó, chừng nào em học được từ nó, em đang trưởng thành.”

Anh ấy mỉm cười: “Em biết rằng em đang học và trưởng thành. Em ở đây để giới thiệu sản phẩm của em cho những người tham dự hội nghị và hi vọng ai đó có thể quan tâm tới nó. Mỗi năm, em đều tham dự quãng năm mươi hội nghị kĩ thuật, trên khắp thế giới, tìm khách hàng và nhà đầu tư. Cho tới giờ, em vẫn chưa thành công, nhưng em vẫn có hi vọng.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem