Sai lầm thông thường của công ty khởi nghiệp

Nhiều sinh viên tin rằng bất kì ai cũng có thể bắt đầu một công ti công nghệ, tất cả họ đều có ý tưởng tốt và một số kĩ năng kĩ thuật nào đó, giống như một số “chuyên gia công ti khởi nghiệp” đã khuyến khích họ: “Cứ làm nó đi.”

Sự kiện là có nhiều công ti khởi nghiệp bị thất bại trên khắp thế giới vì niềm tin này. Có nhiều nhà doanh nghiệp “muốn trở thành” bị mất tiền và tiền của gia đình họ. Sai lầm chung là tất cả họ đều có ý tưởng rồi bắt đầu công ti mà không hiểu nhu cầu của khách hàng hay thị trường. Trong vội vàng bắt đầu công ti và thoả mãn cho bản ngã của họ, họ chi tiền để thuê văn phòng và trang trí nó bằng những đồ đạc xịn, và thuê nhân viên để làm việc trên sản phẩm mà không hiểu rõ ràng về nhu cầu của thị trường. Những người này sống trong “mơ” về việc là ai đó. Khi mọi sự không xảy ra như họ ước muốn, họ đổ lỗi điều đó cho vận may thay vì bản thân họ.

Một công ti khởi nghiệp công nghệ KHÔNG phải là về ý tưởng hay vận may mà về cái gì đó mà có thể được dạy và học. Một mình ý tưởng có giá trị “số không” vì bất kì ai cũng có thể có ý tưởng, nhưng đưa một ý tưởng thành sản phẩm có giá trị đáp ứng nhu cầu của người dùng đòi hỏi nhiều hơn chỉ là may mắn. Có các bước mà họ phải làm để hợp thức ý tưởng và giám sát nhu cầu của thị trường, nhưng mọi người vẫn muốn “được giầu và trở nên nổi tiếng,” thay vì học từ sai lầm của người khác.

Khi dạy khởi nghiệp ở châu Á, sinh viên thường bình luận: “Nhưng Steve Jobs có học từ ai đâu, mà ông ấy vẫn thành công.” Tôi bảo họ: “Các em KHÔNG phải là Steve Jobs, cho nên thậm chí đừng mơ về việc là ai đó giống ông ấy. Nếu các em sẵn lòng học từ sai lầm của người khác, các em có thể có cơ hội tốt hơn để thành công. Đừng nghe “thổi phồng” từ những người tự gọi mình là “chuyên gia công ti khởi nghiệp.” Mọi điều họ muốn là tiền của các em bằng việc bán cho các em ảo tưởng.”

Mọi người đều có mơ ước nhưng làm cho nó thành thực tại yêu cầu ý tưởng thực tiễn. Mọi người đều có đam mê nhưng để làm cho mọi thứ xảy ra lại cần kiên nhẫn và dũng cảm. Vài năm trước đây, một sinh viên bảo tôi: “Em là Chủ tịch của một công ti, em chi ra vài nghìn đô la để xây dựng công ti và phát triển sản phẩm rất tốt, nhưng vẫn chưa có khách hàng nào.” Tôi hỏi anh ta: “Em có hỏi khách hàng về điều họ cần không?” Anh ta dường như ngạc nhiên: “Sao em cần hỏi họ? Em biết điều họ muốn, ý tưởng của em hay, và mọi người đều nói với em rằng đó là ý tưởng lớn.”

Tôi bảo anh ta: “Đó là sai lầm lớn. Em nghĩ rằng em biết khách hàng của em là ai, họ cần gì, nhưng đó là ý kiến của em; nó chỉ “đoán mò″ chứ không là sự kiện. Ngay cả với việc “đoán mò″, kiểu như điều đó, em vội vàng xây dựng sản phẩm và không thể bán được nó.”

Anh ta tranh cãi: “Nhưng em đã tham dự nhiều cuộc hổi thảo về công ti khởi nghiệp. Họ dạy em đi theo đam mê của em và không nghe những người bảo em rằng em không thể làm được điều đó.”

Tôi giải thích: “Họ dạy em bắt đầu một công ti bằng việc dùng tiền của em, không phải tiền của họ. Họ dạy em cho bản thân em chức tước Chủ tịch công ti để làm em có vẻ oai, và em thích điều đó. Em tin họ vì họ biết mơ ước của em và cách bán cho em “mơ ước đó.” Và em rơi và sự “bất lương” của họ. Tại sao một sinh viên vẫn còn trong trường như em lại có cái chức tước to lớn “Chủ tịch,” của một công ti và một văn phòng với đồ đạc đắt tiền và nhân viên hỗ trợ? Em đã không làm ra một đô la nào, nhưng em đã chi hàng trăm nghìn đô la để thoả mãn cho bản ngã của em. Ai dạy em điều đó?”

Anh ta tranh cãi: “Nhưng để làm kinh doanh, cần có văn phòng và nhân viên hỗ trợ chứ….”

Tôi bảo anh ta: “Em có biết rằng cả Steve Jobs và Bill Gates đều bắt đầu công ti của họ trong ga ra và tầng hầm mà không có đồ đạc không? Họ đã không có một văn phòng khác thường hay một chức danh đặc biệt như Chủ tịch hay CEO. Chỉ khi công ti của họ đã thành công và đi vào niêm yết thị trường chứng khoán, họ mới khoác lấy chức danh “Chủ tịch” hay “CEO.” Nếu bạn nhìn vào mọi người thành công, tất cả họ đều có chung các đặc trưng thông thường của sự khiêm tốn. Nhưng em không biết rằng vì em chỉ nhìn vào thành công của họ, của cải của họ, và danh tiếng của họ và muốn giầu và nổi tiếng nhanh chóng. Một số người biết điều đó cho nên họ bán cho em “giấc mơ” là ông Gates hay ông Jobs và em trả tiền cho họ để học về “công ti khởi nghiệp và làm giầu nhanh chóng.” Nhưng thay vì làm ra tiền, em đang tiêu tiền, và em vẫn tin rằng em là nhà doanh nghiệp sao?”

Anh ta dường như bối rối: “Bây giờ em biết rồi, nhưng… em phải làm gì?”

Tôi bảo anh ta: “Đây là phân công công việc cho em trong lớp thầy. Em cần trả lời các câu hỏi sau: “Ai là người dùng và khách hàng của sản phẩm của em? Tại sao họ mua sản phẩm của em? Cái gì làm cho sản phẩm của em đặc biệt hơn của người khác? Tính năng then chốt của nó là gì? Giá trị doanh nghiệp mà sản phẩm này phải chuyển giao là gì? Làm sao em biết rằng sản phẩm của em đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng? Không biết khách hàng là ai và tại sao họ sẽ mua sản phẩm, em KHÔNG nên bắt đầu công ti. Và không rõ ràng về giá trị doanh nghiệp và khách hàng, sẽ khó biện minh cho việc chi tiền vào bất kì cái gì.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem