Hai khuynh hướng trái ngược

Hai khuynh hướng trái ngược

Theo nhiều nhà kinh tế, nhiệm vụ thách thức nhất cho mọi chính phủ trong mười năm tới là tạo ra việc làm cho dân của họ. Đây là vấn đề nghiêm trọng cho nhiều nước và nếu họ không thể giải quyết được nó, hậu quả có thể có tính tàn phá. Vấn đề hàng đầu là thất nghiệp cao trong những người trẻ hơn (18 tới 30) trên khắp thế giới. Có vài nguyên nhân cho điều này như cuộc khủng hoảng tài chính của Mĩ đã qua và khủng hoảng châu Âu hiện thời. Cùng nhau, chúng đã tạo ra khủng hoảng nghiêm trọng cho toàn thế giới. Thanh niên, những người đang cố tìm việc làm, lần đầu tiên bị thất vọng và giận dữ vì không có cơ hội nào cho họ ngày nay và trong tương lai gần. Trong một số nước thất nghiệp của thanh niên lên tới trên 25%. Người ta dự đoán rằng sẽ có nhiều biểu tình có thể làm cho nhiều nền kinh tế bất ổn và các chính phủ chao đảo.

Tuy nhiên, có khuynh hướng ngược lại khác như tăng trưởng nhu cầu toàn cầu về công nhân có kĩ năng cao, phát kiến và công nghệ thường phụ thuộc vào điều đó. Một đại diện công nghiệp công nghệ phàn nàn: "Chúng tôi tìm người giỏi nhất và lỗi lạc nhất ở mọi nơi trên thế giới nhưng chỉ tìm được vài người. Chúng tôi có hàng triệu việc làm mở ra hôm nay nhưng không thể tìm được công nhân có phẩm chất." Ở Ấn Độ, nhu cầu về kĩ sư phần mềm và các chuyên gia công nghệ khác đã vượt xa cung cấp hiện thời, cho dù Ấn Độ đã tạo ra nửa triệu kĩ sư mỗi năm. Các công ty như TCS, Wipro, và Infosys phải đào tạo thêm hàng trăm nghìn người phát triển phần mềm mỗi năm để đáp ứng cho nhu cầu các dịch vụ làm khoán ngoài của nó mà họ cung cấp cho toàn thế giới. Bắt đầu năm nay, năm nước châu Âu đã kí một luật di trú đặc biệt cho phép 40,000 kĩ sư phần mềm Ấn Độ được vào và làm việc ở châu Âu mặc dầu thất nghiệp của họ đã đạt tới 20%. Chỉ trong sáu tháng, họ đang chuẩn bị để thêm 20,000 người khác để đáp ứng nhu cầu cao. Một quan chức cấp cao phàn nàn: “Những việc làm này đáng phải dành cho người của chúng tôi nhưng không may chúng tôi không thể tìm được người nào nên chúng tôi phải đem thêm công nhân phần mềm Ấn Độ vào.” Khi được hỏi tại sao, ông ấy cáu: “Đó là tại hệ thống giáo dục cổ lỗ không thể thay đổi để điều chỉnh theo công nghệ mới. Có lỗ hổng lớn giữa điều công nghiệp cần và điều các trường dạy, và người của chúng tôi là nạn nhân. Phần lớn người tốt nghiệp của chúng tôi không đủ phẩm chất cho những việc làm này. Họ không có tri thức hay kĩ năng về công nghệ mới vì sự chậm chạp của chúng tôi trong thay đổi hệ thống giáo dục.”

Nhu cầu cao về công nhân có giáo dục cao đã tạo ra vấn đề xã hội khác: Chênh lệch thu nhập tăng lên giữa nhân viên tốt nghiệp đại học và những người kém may mắn hơn. Nhiều nhà kinh tế lưu ý rằng "Chênh lệch thu nhập nghiêm trọng giữa người giầu và người nghèo là rủi ro chính của thế giới; nó có thể đem xã hội tới bất ổn và tạo ra xã hội không cân bằng nơi người giầu cứ giầu lên và người nghèo cứ nghèo đi.”

Một người tốt nghiệp đại học Mĩ tóm tắt: “Tất cả chúng tôi đều học bốn năm đại học nhưng một số người được việc làm tại Google hay Facebook, làm $120,000 đô la một năm và điểm thưởng trị giá nhiều triệu đô la trong khi phần lớn chúng tôi thậm chí không thể có việc làm. Chúng sẽ hạnh phúc để có việc làm trả lương $40,000 một năm nhưng không có việc nào. Làm sao một người có thể được trả lương gấp ba lần hơn và được điểm thưởng khổng lồ trong khi những người khác chẳng có gì? Điều đó là ngớ ngẩn và bất công.” Khi anh ta được hỏi tại sao có khác biệt như vậy, anh ta cáu: “Không ai bảo chúng tôi về nhu cầu công nghiệp, không ai bảo chúng tôi về kế hoạch nghề nghiệp, không ai giải thích cho chúng tôi về toàn cầu hoá và công nghệ đang nổi lên. Chúng tôi được khuyến khích vào đại học và chọn bất kì lĩnh vực nào chúng tôi thích. Không có khuyên bảo về tương lai có thể sẽ là gì. Chúng tôi được bảo cứ có giáo dục đi nhưng không bao giờ được bảo về thực tại của thị trường việc làm. Tôi học kiến trúc nhưng không có việc làm trong kiến trúc sau cuộc khủng hoảng nhà. Họ bảo tôi sẽ phải mất mười năm nữa cho thị trường nhà trở lại bình thường. Tôi không thể đợi thêm mười năm nữa mà không có việc làm.”

Thị trường không việc làm là nghiêm trọng trên khắp thế giới, ngoại trừ Ấn Độ nơi tăng trưởng kinh tế nhanh chóng liên tục không thay đổi. Dân số khổng lồ của họ, lực lượng lao động công nghệ có kĩ năng cao của họ phải duy trì cho tăng trưởng của họ trong nhiều thập kỉ. Một nhà lãnh đạo công nghệ đã lưu ý rằng kinh doanh của ông ta đang tăng trưởng mười hai lần trong mười năm qua. Ông ta nói: “Mọi người nghĩ rằng chúng tôi biết cái gì đó nhưng thực ra, điều đó là may thôi. Chúng tôi nghèo; chúng tôi không có vốn để đầu tư vào chế tạo. Không có hỗ trợ của chính phủ cho nên từng công ty đều phải làm bất kì cái gì nó nhận để sống sót. Chúng tôi đầu tư vào người riêng của chúng tôi và công nghệ vì đó là kinh doanh dễ dàng đi vào. Nó không yêu cầu nhiều vốn hay tiện nghi và nó là công nghiệp sạch. Chúng tôi mua vài trăm máy tính để bắt đầu công ty của chúng tôi và cung cấp đào tạo lập trình cho người của chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu là công ty viết mã và kiểm thử cho các hãng phần mềm lớn ở Mĩ. Nhu cầu tiếp tục dâng lên cho nên chúng tôi tăng cường lực lượng lao động của mình lên một nghìn người, năm nghìn người, hai mươi nghìn người và bây giờ chúng tôi đạt tới trên một trăm nghìn người. Chúng tôi giúp cho nhiều người thế ra khỏi nghèo. Chúng tôi đã bắt đầu từ $80 đô la một tháng năm 1997 nhưng ngày nay người của chúng tôi đang làm ra trên $2000 đô la một tháng. Chúng tôi mong đợi kinh doanh của chúng tôi tiếp tục trong mười năm nữa và chúng tôi dự đoán tăng trưởng từng năm của chúng tôi là hơn 18%”

Một giáo sư Ấn Độ nói: "Trong nhiều năm, Mĩ và châu Âu đã từng làm tốt nhưng chính việc thiếu đạo đức và luân lí của họ đem họ xuống. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mĩ và cuộc khủng hoảng châu Âu cả hai đều dựa trên tham lam và hành vi vô đạo đức của những người lãnh đạo. Chúng tôi phải học từ bài học này để tránh theo họ trong cùng con đường đó. Đã đến lúc chỉ ra quyền lãnh đạo để xây dựng và duy trì phát triển con người bằng việc có hệ thống giáo dục vững chãi không chỉ tập trung vào khoa học và công nghệ mà còn vào đạo đức và luân lí. Điều đó yêu cầu quyết tâm và cống hiến để xây dựng lại thế giới của chúng tôi và điều đó phải bắt đầu từ những người ở trên đỉnh."

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com