Hệ thống giáo dục của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục của Ấn Độ

Mối đe doạ về thiếu hụt kĩ năng trong khu vực CNTT đang hiển hiện, và công ti phải lập kế hoạch để giải quyết điều đó. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ của Ấn Độ bị đe doạ bởi thiếu hụt lao động kĩ năng cao, nảy sinh từ nhược điểm của hệ thống giáo dục. Đầu tư tăng lên trong công nghiệp CNTT từ các công ti hàng đầu chỉ có thể bù đắp phần nào cho mối đe doạ này.

PHÂN TÍCH: Cả ba công ti phần mềm hàng đầu của Ấn Độ đang phát triển các thể chế giáo dục để tăng số công nhân có kĩ năng cao:

  • Tata Consultancy Services (TCS), công ti lớn nhất trong ba công ti này, đã thiết lập học viện đào tạo, rất có thể bành trướng thêm;
  • Infosys đang lập kế hoạch thiết lập đại học CNTT của mình ở Bangalore; và
  • Wipro đang thăm dò xây dựng đại học đào tạo CNTT ở miền nam Ấn Độ.

Những đầu tư này sẽ nâng chi phí tuyển sinh của họ. Tuy nhiên, với mở rộng nhanh chóng của ngành công nghiệp này, đào tạo CNTT có ưu tiên then chốt khi thiếu hụt kĩ năng nổi lên có thể đe doạ tăng trưởng tương lai. Thập kỉ qua, tỉ lệ tăng trưởng khu vực CNTT hàng năm cỡ 20-30% đã làm cạn kiệt đội ngũ tài năng hiện có, tạo ra thiếu hụt lao động kĩ năng cao và nâng lương lên, đối với kĩ sư CNTT Ấn Độ, được coi là đã gấp bốn so với năm năm qua.

Mặc cho xu hướng này, lương ở Ấn Độ vẫn còn cực kì cạnh tranh khi so với Mĩ, với công nhân khu vực CNTT Ấn Độ kiếm trung bình 18,000 đô la một năm so với 65,00 đô la đối với nhân viên Mĩ. Tuy nhiên, ở các nước cạnh tranh hơn như Singapore, lương trung bình hàng năm là 32,000 đô la, và các nhân tố chi phí khác — như chất lượng của kết cấu nền — vẫn được ưa chuộng hơn. Sức ép chi phí và việc thiếu hụt kĩ năng nổi lên, gợi ý rằng ngành công nghiệp CNTT Ấn Độ có nguy cơ mất ưu thế cạnh tranh hiện thời của mình.

Bành trướng giáo dục. Bước đi phát triển các học viện đào tạo tư là kết quả của sai lầm của hệ thống giáo dục Ấn Độ để tạo ra công nhân CNTT kĩ năng cao. Điều này bất chấp cả số lượng cao các sinh viên tốt nghiệp đại học. Trong mười lăm năm qua, nước này đã chứng kiến tăng trưởng phi thường trong giáo dục ở khu vực thứ ba, với số đại học tư và công cung cấp chất lượng giáo dục cao hơn tăng từ 5,000 tới 12,000. Số các sinh viên kĩ nghệ đã mở rộng với tỉ lệ hàng năm là 20%, với việc Ấn Độ tạo ra 520,000 sinh viên tốt nghiệp kĩ nghệ mỗi năm — con số lớn thứ hai thế giới.

Ấn Độ có một số nhỏ các Viện công nghệ và khoa học theo qui chế tập trung, riêng biệt, cực kì có tính cạnh tranh và là nơi chuẩn đầu vào được giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, bên ngoài những nơi này đã có tăng trưởng bất thần của các đại học công nghệ mới — được quản lí bởi chính phủ bang hay bởi khu vực tư nhân — nơi các chuẩn ít chặt chẽ hơn, và là nơi thành công của ứng dụng có thể phụ thuộc vào sự sẵng lòng của gia đình để trả phí cắt cổ, thay vì thành tích hàn lâm của sinh viên.

Vấn đề chất lượng. Tương ứng với điều đó, số các sinh viên mới không tương xứng bởi việc cải tiến về chất lượng. Hiệp hội phần mềm Ấn Độ, NASSCOM, gần đây đã tiến hành cuộc điều tra và thấy rằng:

  • gần 70% sinh viên tốt nghiệp kĩ nghệ từ miền nam Ấn Độ — nơi phần lớn công nghiệp CNTT lấy làm căn cứ — thậm chí không có kĩ năng cần cho người học trong công nghiệp CNTT;
  • các bang miền bắc ở tình trạng hơi tốt hơn, chỉ với 60% sinh viên tốt nghiệp được coi là không thích hợp cho việc làm trong khu vực này; và
  • hai trong ba sinh viên kĩ nghệ sẽ không thể có đóng góp thoả đáng cho công nghiệp vì thiếu kĩ năng ngôn ngữ hay phân tích cần thiết.

Bản chất của các kì thi trường bang cũng đóng góp cho vấn đề chất lượng. Các kì thi phụ thuộc nặng nề vào việc học cũ rích và hầu như không thúc đẩy tư duy phân tích độc lập. Hơn nữa, các trường công là chủ đề cho các qui tắc phân biệt tích cực, điều đòi hỏi họ chấp nhận một tỉ lệ sinh viên nào đó từ các đẳng cấp thấp hơn, với các chuẩn nhận vào thấp hơn. Ở một số bang miền nam Ấn Độ, nơi 75% vị trí đại học được phân trên cơ sở đẳng cấp và cộng đồng, hành động khẳng định như điều ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chuẩn giáo dục và thoả hiệp về chất lượng của sinh viên tốt nghiệp.

Tới mức đó, các qui chế này chỉ áp dụng cho các thể chế thuộc khu vực công, mặc dầu Viện Công nghệ và Khoa học trung tâm đã tuyên bố miễn trừ để thúc đẩy các tài năng cao nhất bất kể đẳng cấp của sinh viên hay bối cảnh cộng đồng. Tuy nhiên, chính phủ do Quốc hội lãnh đạo hiện thời đang chịu sức ép ngày càng lớn — từ các đảng phái “dân tuý” chủ yếu theo vùng — để mở rộng các biện pháp phân biệt tích cực vào Viện Công nghệ và Khoa học trung tâm và giáo dục ở khu vực tư. Nếu chính phủ không thể trụ được với những sức ép này, kết quả có thể là việc tăng số sinh viên tốt nghiệp với tập kĩ năng không phản ánh chất lượng chính thức của họ.

Cơ hội nước ngoài. Số lượng trẻ em tăng lên, từ giai cấp trung bình đang mở rộng nhanh chóng của Ấn Độ, đang nhìn ra nước ngoài để tìm giáo dục bởi vì sự không thích hợp của hệ thống giáo dục quốc nội. Từ năm 1999, số các sinh viên Ấn Độ ở các đại học đã mở rộng nhanh chóng:

  • từ 36,000 lên 79,000 ở Mĩ;
  • từ 6,000 lên 15,000 ở Anh; và
  • từ 8,000 lên 20,000 ở Australia.

Đến 2025, một nửa số sinh viên quốc tế ở đại học trên khắp thế giới sẽ có nguồn gốc Ấn Độ. Qua thời kì hai năm trong những năm 1990, 65% sinh viên tốt nghiệp từ Viện Công nghệ Ấn Độ ở Chennai được được ước lượng rời khỏi đất nước. Tuy nhiên, mặc cho sự tăng trưởng rõ ràng về số sinh viên Ấn Độ ở hải ngoại, các đại học nước ngoài vẫn còn đắt đỏ tới mức ngăn cản tất cả mọi người chỉ trừ người ở cấp bậc cao trong đẳng đấp trung bình của nước này. Một tỉ lệ rất nhỏ các sinh viên Ấn Độ được giáo dục ở nước ngoài trở về đất nước sau khi hoàn thành việc học tập ở nước ngoài, làm tồi tệ thêm sự thiếu hụt kĩ năng. Trong khi việc cải tiến gần đây về cơ hội kinh tế ở Ấn Độ đã thấy luồng chảy vững chắc của những người Ấn Độ trở về nước, đại đa số vẫn tiếp tục sống làm việc ở nước ngoài.

Đầu tư giáo dục. Chính phủ trung tâm không thể dành tài nguyên thêm cho các viện học tập bên thứ ba do nhu cầu tăng chi tiêu trong giáo dục cơ sở. Trong khi cải tiến tỉ lệ học vấn đã cho Ấn Độ hi vọng về phát triển lực lượng lao động khu vực chế tạo ‘nửa kĩ năng’, việc mở rộng các thể chế bên thứ ba chất lượng cao đã trở nên mất chất lượng xem như kết quả. Các công ti như Infosys ,Wipro và TCS đang đối diện với thách thức kĩ năng và, trong tương lai trước mắt, các sáng kiến giáo dục của riêng họ có thể thoả mãn cho nhu cầu lao động riêng của họ. Tuy nhiên, đại đa số các công ti CNTT Ấn Độ nhỏ hơn nhiều do vậy không có khả năng đầu tư tương tự vào phát triển kĩ năng.

KẾT LUẬN: Trách nhiệm của giáo dục thế hệ sau các kĩ sư CNTT có thể rơi ngày càng nhiều vào bản thân ngành công nghiệp công nghệ. Hơn nữa, bởi vì những khiếm khuyết dai dẳng trong hệ thống giáo dục quốc qua, ưu thế hiện thời của Ấn Độ trong dịch vụ CNTT — kể cả doanh nghiệp và khoán ngoài qui trình-tri thức — có thể chứng tỏ ngày càng khó duy trì.

English version

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com