Hệ thống giáo dục ở Trung Quốc

Hệ thống giáo dục ở Trung Quốc

Theo tờ China Daily, chính phủ Trung Quốc đang làm việc rất cố gắng để giúp cho những người tốt nghiệp đại học tìm được việc làm bằng cách gạt bỏ các lĩnh vực học tập không có triển vọng việc làm tốt. Bất kì lĩnh vực nào có ít hơn tỉ lệ 60 phần trăm có việc làm trong hai năm liên tiếp sẽ bị rút dần đi.

Ngày nay Trung Quốc có người trẻ thất nghiệp cao nhất do dân số khổng lồ của nó. Theo bộ giáo dục, năm 2011, đã có 7 triệu người tốt nghiệp không có việc làm. Năm nay, nó có thể thêm 6.8 triệu người tốt nghiệp khác cho thị trường việc làm. Một quan chức chính phủ nói: Có nhiều triệu thanh niên thất nghiệp cũng giống như ngồi trong “thùng thuốc nổ” và nó có thể nổ bất kì lúc nào.” Theo bộ trưởng bộ giáo dục, kế hoạch xoá bỏ các lĩnh vực học tập nghèo nàn chỉ là một trong nhiều bước để cải tiến hệ thống giáo dục hiện thời. Ông bộ trưởng đã ra lệnh cho những người có thẩm quyền giáo dục ở mọi cấp "có hành động mà có thể giúp cho sinh viên học ở những khu vực mà khi tốt nghiệp, họ có thể tìm được việc làm. Hành động này bao gồm việc cung cấp hỗ trợ của nhà nước cho người học tập hay trả hộ món nợ cho những người tốt nghiệp, người sẵn lòng làm việc ở các vùng sâu xa hay ở nông thôn; khuyến khích các công ty nhỏ và vừa sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học; và yêu cầu các đại học dùng những người mới tốt nghiệp để tham gia vào các dự án nghiên cứu.”

Sự kiện thú vị là Trung Quốc không có đủ sinh viên tốt nghiệp trong các lĩnh vực mấu chốt như công nghệ thông tin, kĩ nghệ điện, hay kĩ nghệ hoá học. Có nhiều việc làm mở ra trong các lĩnh vực này nhưng ít người tốt nghiệp. Có nhiều lĩnh vực hấp dẫn nhiều sinh viên nhưng không có triển vọng việc làm vì họ dễ dàng có bằng cấp.

Một giáo sư đại học Bắc Kinh giải thích: “Trong thời đại internet này, đa số sinh viên vẫn không biết về thị trường việc làm toàn cầu, cái gì đang nóng và cái gì không. Họ theo bạn bè và học điều họ thích mà không cân nhắc về cái gì được cần để kiếm được việc làm. Chẳng hạn, nhiều người học người mẫu và muốn là "siêu sao người mẫu". Nhiều người học diễn kịch để họ có thể tới Hollywood và làm phim. Thực tại là tất cả họ đều chấm dứt trong thống kê thất nghiệp. Không may, phần lớn vẫn sống cùng bố mẹ họ. Họ không phải lo nghĩ nhiều vì họ có chỗ ở, ba bữa ăn một ngày và chút tiền để tiêu vào rạp chiếu phim hay cửa hiệu trò chơi video. Thanh niên ngày nay không đọc sách, họ không đọc tin tức, họ không đi theo xu hướng toàn cầu, họ chỉ theo tin tức và các ngôi sao điện ảnh hay ngôi sao nhạc rock. Họ không vào đại học để được giáo dục mà chỉ để lấy bằng cấp, nhiều bằng cấp vô dụng.”

Một trong các nguyên nhân chính là có quá nhiều trường mà không có chiều hướng chiến lược. Có hàng trăm đại học tư mở ra ở Trung Quốc đáp ứng với nhu cầu đang lên cao về giáo dục cao hơn. Đại học tư tăng lên lấp vào lỗ hổng trong thị trường từ lâu bị kiểm soát bởi các đại học công. Các trường tư cung cấp cho hàng triệu sinh viên mà họ có thể không có khả năng học vì trường công bị giới hạn cho số ít người có thể qua được các kì thi với điểm cao. Với trường tư, khả năng trả tiền là yêu cầu nhận học then chốt để vào đại học.

Đại học tư là kinh doanh mới. Nó là kinh doanh rất sinh lời mà đã tràn ngập các thành phố của Trung Quốc. Họ tuyển vài triệu sinh viên mỗi năm. Một quan chức chính phủ nói: “Mọi người muốn có giáo dục, nhưng năng lực của đất nước bị giới hạn. Các đại học công không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu. Đây là lí do tại sao đại học tư có thể nổi lên.” Con số đại học tư ở Trung Quốc đã dâng lên hơn 700, theo phân tích năm 2010 từ chính phủ Trung Quốc. Các đại học tư này bây giờ tuyển quãng một phần năm sinh viên đại học Trung Quốc. Vài đại học là tốt và có thể cạnh tranh với các trường công tốt nhất ở Trung Quốc nhưng nhiều trường không khác với lược đồ “làm giầu nhanh” mà không có ý định cung cấp cái gì có giá trị. Một số trường đã tích luỹ nợ khổng lồ từ việc mua đất và tiện nghi nhà cửa rồi có ít sinh viên.

Giáo dục đại học ở Trung Quốc bị dừng lại trong thời Cách mạng văn hoá những năm 1960, nhưng đã được xây dựng lại. Theo dữ liệu của chính phủ, ít hơn 10 phần trăm người Trung Quốc ở độ tuổi 18 tới 22 được đăng tuyển vào đại học. Bây giờ con số là quãng 31 phần trăm, hay 34 triệu sinh viên và con số này có thể tiếp tục tăng lên bởi vì khó tìm được việc làm nếu không có bằng đại học. Ở Trung Quốc, bằng đại học là mấu chốt cho việc làm và đi lên. Cạnh tranh là mạnh mẽ cho vài vị trí sẵn có. Năm 2004, chính phủ cho phép các trường tư được mở để tránh quá tràn ngập ở trường công. Tuy nhiên, bằng việc cho phép tự quản và tự tài trợ mà không có chỉ đạo, những "trường độc lập" mới này rất thành công trong việc tuyển sinh viên những người không thể qua được kì thi nghiêm ngặt để vào trường công. Kết quả là hiện thời Trung Quốc đang trải nghiệm một số lớn sinh viên đại học có bằng vô giá trị và không việc làm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com