Hạt mầm của phát kiến
Một người phát triển phần mềm hỏi tôi: “Tại sao hầu hết phát kiến công nghệ thường tới từ Mĩ và châu Âu mà không từ châu Á? Tại sao Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có hệ thống giáo dục rất tốt nhưng vẫn không có khả năng phát kiến cái gì có ý nghĩa? Làm sao một nước đang phát triển có thể phát kiến và cạnh tranh? Điều đó là có thể không?"
Đáp: Trong bốn mươi năm qua, phát kiến công nghệ đã xảy ra chủ yếu ở Mĩ và châu Âu. Điều đó không có nghĩa là các nước khác không thể phát kiến, nhưng họ đã không thành công biến phát kiến của họ thành sản phẩm thương mại thành công. Về căn bản, phát kiến chỉ mới là một nửa đường, thương mại hoá là nửa kia. Các công ty công nghệ ở Mĩ và châu Âu đã tạo ra một cách thành công các sản phẩm, dịch vụ mới và sự thịnh vượng tài chính cho nền kinh tế của họ bởi vì họ có môi trường đúng và bí quyết doanh nghiệp. Tất nhiên, các nước khác đang cố gắng sao chép mô hình này nhưng nhiều nước đã thất bại vì phát kiến không phải là cái gì đó mà có thể dễ dàng được sao chép từ chỗ này sang chỗ khác. Phát kiến không phải là sản phẩm hay qui trình vì nó yêu cầu tư duy cấp tiến và cách nghĩ mới. Nó là "hạt mầm" phải được gieo trồng, nuôi dưỡng và cần thời gian để lớn lên và phát triển. Trước khi thảo luận cách tốt nhất để nuôi lớn "hạt mầm phát kiến", chúng ta hãy nhìn vào một số vấn đề.
Trong nhiều năm dạy học, tôi thấy rằng sinh viên ở các nước phát triển như ở Mĩ và châu Âu biết cách làm việc trong tổ và phần lớn các tổ đều làm việc rất tốt. Đây vẫn là vấn đề ở các nước đang phát triển. Khi tôi dạy ở châu Á, tôi phải mất vài tuần để lập tổ, ngay cả sau khi đào tạo, gần như mọi tuần tôi đều phải giải quyết với các vấn đề tổ và sinh viên không hoà hợp với nhau. Các cuộc họp tổ thường chấm dứt trong tranh cãi, xung đột với nhiều vấn đề cá nhân hơn là vấn đề kĩ thuật. Tưởng tượng rằng một tổ phát minh ra một điều mới. Ở Mĩ các thành viên tổ biết ai là người phát minh, và ai là người đóng góp cho nên việc dịch chuyển từ ý tưởng mới thành sản phẩm thương mại là dễ dàng không có vấn đề lớn. Ở châu Á, điều này có lẽ là trận chiến. Mọi thành viên tổ đều đòi là người phát minh và là "người chủ duy nhất" của ý tưởng mới đó. Họ sẽ tranh đấu với nhau do vậy ngăn cản ý tưởng trở thành sản phẩm sống được về thương mại. Chừng nào thái độ này còn chưa thay đổi, sẽ khó nuôi dưỡng một môi trường tại đó "hạt mầm phát kiến" có thể được gieo trồng và phát triển thành sản phẩm lành mạnh. Trong nhiều năm, tôi đã quan sát nhiều công ty phần mềm đã được tạo ra rồi thất bại ở các nước đang phát triển. Một số công ty thậm chí đã không kéo dài được vài tháng hay một năm vì các thành viên bao giờ cũng tranh đấu để kiểm soát công ty. Chừng nào họ chưa học được cách làm việc cùng nhau, sẽ mất nhiều thời gian cho bất kì phát kiến nào thành công ở đó. Một cố vấn lâu dài ở châu Á nói với tôi: “Làm việc tổ là vấn đề chính, vì từng cá nhân đều là một "anh hùng" và "ông chủ" chứ không ai muốn làm việc vì bất kì ai. Phần lớn họ đều là người thông minh, làm việc chăm chỉ nhưng vì một số lí do nào đó; họ không hoà hợp với nhau. Tuy nhiên, thay vì vậy nhiều người sẵn lòng làm việc cho công ty nước ngoài. Nếu bạn nhìn vào Trung Quốc ngày nay, phần lớn các công ty đã thuê người quản lí nước ngoài, từ người giám sát mức thấp tới người quản lí mức trung, cho dù người chủ là người Trung Quốc. Họ biết rằng người của họ không thể làm việc trong tổ chừng nào người lãnh đạo tổ không phải là người nước ngoài.” Tôi nghĩ vấn đề này được bắt rễ sâu sắc từ hệ thống giáo dục cổ ngược trở về các triều đại nơi sinh đồ hoàn thành học tập vì vài vị trí quan lại. Sinh đồ được dạy để cạnh tranh trong số họ để được ban thưởng nào đó với vài người đỗ và nhiều người trượt. Chừng nào cách nghĩ này còn chưa thay đổi, sẽ khó cho xã hội thay đổi. Hai nước duy nhất đã có tiến bộ là Nhật Bản và Hàn Quốc tại đó mọi người sẵn lòng làm việc trong tổ và làm tốt vì hệ thống giáo dục của họ đã thay đổi sau thế chiến 2.”
Vấn đề khác mà tôi thường thấy xảy ra ở một số nước đang phát triển là thái độ "đi tắt đón đầu". Một số người sẽ làm bất kì cái gì, kể cả gian lận chỉ để có được sản phẩm ra thị trường. Với họ, lợi nhuận ngắn hạn là quan trọng hơn chất lượng. Một người bạn bảo tôi rằng anh ta đã kí một hợp đồng lớn với một công ty điện tử ở đó để sản xuất cấu phần điện tử cho công ty của anh ta. Việc gửi hàng đầu tiên là tốt và mọi người đều sung sướng. Sau đó, chất lượng bắt đầu tụt đi, anh ta phải bác bỏ 20% các cấu phần trong gửi hàng thứ hai rồi 40% trong gửi hàng thứ ba. Anh ta quay lại và phàn nàn với người chủ công ty về chất lượng. Người chủ nói: “Nó là đủ tốt rồi, ông đòi hỏi nhiều quá.” Khi anh ta chỉ ra cho người chủ những cấu phần kém và chế tạo cẩu thả, người chủ từ chối trả lại tiền. Anh ta phải quay về Mĩ và tìm nhà cung cấp khác cho cấu phần điện tử của mình. Anh ta kể lại kinh nghiệm xấu của mình cho báo chí và giúp nhiều công ty không làm kinh doanh ở đó. Anh ta nói: “Có thể đó chỉ là một công ti, có thể đấy là một người nhưng thiệt hại bị gây ra bởi uy tín xấu. Trong kinh doanh uy tín là mọi thứ, một sai lầm nhỏ có thể tốn kém nhiều hơn người ta có thể tưởng tượng.” Chừng nào thái độ này còn chưa thay đổi, chừng nào chất lượng còn chưa được coi là quan trọng, chừng nào qui tắc kinh doanh còn chưa được tôn trọng, sẽ mất nhiều thời gian trước khi các nước này có thể tạo ra sản phẩm chất lượng và cạnh tranh trong thị trường toàn cầu.
Tất nhiên, bất kì nước nào cũng đều có thể đi nhanh và phát triển các sản phẩm phát kiến. Điều đó đã xảy ra ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore trong công nghiệp điện tử và tôi nghĩ lần này, nó có thể xảy ra ở các khu vực khác nữa. Ngày nay, nhiều nước đang phát triển đang chuyển dịch từ "pha nông nghiệp" sang "pha công nghiệp" và sang "pha tri thức" đồng thời. Đây là việc chuyển dịch rất khó bởi vì từng pha yêu cầu cách nghĩ khác nhau. Trong pha Nông nghiệp, số lượng là quan trọng hơn chất lượng. Đây có lẽ là nơi bắt nguồn của thái độ "đủ tốt". Trong pha Công nghiệp, chất lượng là rất quan trọng cho nên dịch chuyển này yêu cầu cách nghĩ khác để chuyển từ số lượng sang chất lượng. Việc này yêu cầu đào tạo, đặc biệt cho các công nhân không có kĩ năng thành công nhân có kĩ năng, từ người mới vào nghề thành nhà chuyên nghiệp. Đó là lí do tại sao hệ thống giáo dục tốt là điều phải có cho dịch chuyển này xảy ra. Không có hệ thống giáo dục vững chắc tại chỗ, sẽ rất khó có dịch chuyển và dịch chuyển có thể mất nhiều năm.
Trong pha tri thức, chất lượng là bản chất để thiết lập nền tảng cho phát kiến. Chuyển dịch này yêu cầu tư duy mới, cách nghĩ mới, cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề. Nó yêu cầu nhiều hơn chỉ là đào tạo, nó yêu cầu việc học cả đời. Ngày nay công nghệ đang thay đổi nhanh chóng và phức tạp hơn. Qui tắc là cứ với mọi sự tăng 10 phần trăm trong độ phức tạp vấn đề, có việc tăng 100 phần trăm trong độ phức tạp của giải pháp phần mềm. Điều đó yêu cầu cách khác để giải quyết vấn đề, tư duy khác vì không ai có thể tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề phức tạp hơn. Yếu tố quan trọng trong giải quyết độ phức tạp không phải là công cụ và kĩ thuật mà thay vì thế là kĩ năng của bản thân công nhân. Chất lượng là tuyển tập của nhiều thuộc tính như tính tin cậy, tính hiệu quả, tính kiểm thử được, và tính sửa đổi được, điều yêu cầu đào tạo tập trung. Có chất lượng là nhiều thứ hơn chỉ là không có lỗi.
Để gieo trồng hạt mầm cho phát kiến yêu cầu cải tiến lớn trong hệ thống giáo dục cũng như thái độ của sinh viên. Điều bản chất là cải tiến đào tạo thông qua chương trình tốt hơn, giáo viên tốt hơn và việc lãnh đạo. Trường cũng phải thay đổi để khớp hơn với thời đại thay đổi nhanh này vì giáo dục phải thay đổi triệt để cách học sinh học, nó không nên là để lấy bằng cấp hay việc làm mà vì việc học cả đời cho nghề nghiệp.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com