Hôm nay và ngày mai

Công nghệ đang tiến bộ nhanh chóng và tác động lên nhiều thứ, nhiều nước, và mọi người bắt đầu cảm thấy không thoải mái về nó. Vài tuần trước, một người điều hành một công ti lớn than thở trên truyền hình: “Chúng tôi đã từng thành công trong nhiều năm rồi mọi sự thay đổi, và mọi thứ chúng tôi làm bây giờ, không còn có tác dụng nữa.” Trong số 500 công ti hàng đầu thế giới trong năm 2000, chỉ 180 công ti còn sống sót tới hôm nay. Nhưng đồng thời, một số công ti nhỏ hơn đang vươn lên hàng đầu và liên tục tăng trưởng với nhịp nhanh hơn nhiều. Công thức cho thành công của họ là: “Hiểu và áp dụng công nghệ.” Chẳng hạn, hai mươi năm trước đây, Amazon chỉ là một cửa hàng trực tuyến bán sách, nhưng ngày nay nó là cửa hành trực tuyến lớn nhất bán đủ mọi thứ cho mọi người. Mười lăm năm trước, Facebook là công ti khởi nghiệp nhỏ về phương tiện xã hội dành cho sinh viên để đăng các tấm hình và chia sẻ các thứ cá nhân với bạn bè, nhưng hôm nay nó là công ti khổng lồ với 4 tỉ người dùng trên khắp thế giới, và thu nhập hàng tỉ đô la trong quảng cáo.

Ngày nay trong nhiều văn phòng và cơ xưởng, máy móc và robots đang làm công việc thay cho con người. Chẳng bao lâu tài xế taxi và xe tải sẽ bị thay thế bằng xe hơi và xe tải tự lái. Chẳng bao lâu các nhà ở Mĩ sẽ được xây dựng từng mảnh, trong cơ xưởng bởi robots, rồi lắp ráp vào vị trí và công nhân xây dựng bắt đầu thấy rằng việc làm của họ đang biến đi nhanh chóng. Những người đọc báo không biết rằng trên 60% tin tức được robots viết; chẳng bao lâu các buổi chiếu phim ảnh và truyền hình cũng sẽ được “nâng cao” bằng đồ hoạ máy tính thay vì làm phim ở vị trí thực. Các diễn viên nam và nữ sẽ hành động trong “phòng trống”, cảnh sẽ được “làm nổi ra” bởi máy tính. Trong vòng vài năm, mọi người sẽ mua các thứ từ cửa hàng không có người thu tiền; điện thoại di động của họ sẽ tự động ghi lại mọi thứ họ mua và tính tiền vào tài khoản ngân hàng của họ. Điều được dự đoán là mười tới năm mươi triệu việc làm sẽ bị mất đi đến năm 2020, và tác động nhất sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Tất nhiên, việc làm mới đang được tạo ra, nhưng phần lớn trong chúng yêu cầu kĩ năng khác, một số vẫn còn đang nổi lên.

Là sinh viên, tương lai của các bạn ở trong tay các bạn và điều các bạn biết BÂY GIỜ sẽ xác định các bạn là thế nào trong tương lai. Các bạn có thể đợi cho tới khi thay đổi xảy ra ở nước các bạn hay các bạn có thể lấy hành động hôm nay để chuẩn bị cho tương lai của các bạn, và điều đó là tuỳ ở bạn. Nhiều sinh viên đã viết cho tôi và phàn nàn rằng trường của họ vẫn còn dạy tài liệu lỗi thời. Tôi khuyên họ rằng học trực tuyến là sẵn có cho bất kì ai mà không tốn phí, và họ nên tận dụng ưu thế của các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs). Vài sinh viên biện minh rằng các môn đó được dạy trong tiếng Anh, và họ không có kĩ năng ngôn ngữ tốt. Tôi bảo họ: “Vậy đi học tiếng Anh đi! Các em nghĩ ai đó sẽ dịch sang tiếng nước em và đem chúng cho các em sao?

Vài năm trước, khi tôi ở Ấn Độ, bạn tôi Ravi đưa tôi tới khu nhà ổ chuột nơi người nghèo sống bằng nghề nhặt rác, nhưng họ hi vọng cho con cái họ học lập trình vì họ tin vào tương lai của chúng. Khi nền kinh tế Ấn Độ tiếp tục bùng nở nhưng nhiều người vẫn sống trong một số hoàn cản bẩn thỉu nhất trên thế giới. Khu nhà ổ chuột là chỗ người nghèo sống bên cạnh những đống rác của thành phố như bạn có thể thấy rác ở mọi nơi. Chất thải bốc mùi hôi thối với nhiều ruồi nhặng và muỗi. Không có điện, cho nên những đứa trẻ này học ban đêm dưới ánh sáng nến vì chúng phải giúp bố mẹ chúng nhặt rác ban ngày. Lớp học được tổ chức ở sân bên cạnh, nhưng mùi hôi vẫn thực sự hôi. Không có máy tính, cho nên những đứa trẻ này đã học viết mã dùng giấy và bút chì bỏ đi. Phần lớn thầy giáo đều là sinh viên đại học “tình nguyện” người muốn tạo ra khác biệt trong xã hội của họ. Ngay cả trong nghèo nàn cùng cực này, tôi đã thấy nhiều hi vọng trên những gương mặt trẻ này, và trong thái độ của chúng hướng tới học tập. Khi tôi hỏi: “Các em muốn là gì khi các em lớn lên?” Cả lớp trả lời: “Người lập trình máy tính.”

English version

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com