Ích lợi của học chủ động

Có nhiều thảo luận về Phương pháp dạy truyền thốngphương pháp học chủ động. Theo ý kiến của tôi, từng phương pháp có ưu điểm và nhược điểm. KHÔNG có phươg pháp hoàn hảo cho nên quyết định chọn phương pháp nào để dạy là tuỳ thuộc chủ yếu vào các thầy cô. Phương pháp học chủ động là hữu dụng trong dạy Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) hơn phương pháp truyền thống và đó là lí do tại sao tôi chọn phương pháp này.

Ngày nay, học sinh rất tích cực và dễ dàng bị sao lãng. Họ không thể ngồi yên trong lớp và nghe bài giảng dài mà không kiểm tin nhắn, emails, và các phương tiện xã hội khác. Nếu chúng ta muốn khuyến khích họ học thì chúng ta cần giữ cho họ bận rộn và động viên họ để cho họ thấy giá trị của việc đưa nỗ lực vào học cái gì đó thay vì ép buộc họ ngồi và nghe cái gì đó mà họ không quan tâm.

Việc đọc bài giảng truyền thống không cho phép học sinh phát triển thành người có tư duy phê phán. Nó làm cho họ thành người thu nhận tri thức từ các thầy cô có thẩm quyền. Nếu chúng ta muốn học sinh chủ động phân tích tài liệu và đi tới tri thức độc lập riêng của họ thì chúng ta cần dùng phương pháp học chủ động. Học sinh cần biết rằng họ cần phát triển các kĩ năng khác nhau như làm việc tổ, Cộng tác, tư duy phê phán, và giải quyết vấn đề để thành công trong tương lai. Để đảm bảo rằng học sinh sẽ có khả năng phát triển những kĩ năng này, chúng ta cần khuyến khích họ hỏi các câu hỏi, thách thức các lí thuyết, khám phá những ý tưởng mới, thảo luận các ý kiến mà không được khuyến khích trong phương pháp truyền thống.

Phương pháp truyền thống khuyến khích “tâm thế cố định”. Điều thầy cô dạy là “khuôn vàng thước ngọc” mà học sinh phải tuân theo. Điều họ đọc từ tài liệu trên lớp bao giờ cũng là “Đúng” và không có cách khác. Việc học chủ động khuyến khích tư duy độc lập và cho phép học sinh nghiên cứu lí thuyết, hỏi nhiều câu hỏi, tư duy độc lập, và phát triển “tâm thế tăng trưởng.” Chẳng hạn trong toán học, có nhiều cách giải một bài toán và bao giờ cũng có phương án khác cho một lời giải. Không có khả năng nghĩ rộng, học sinh có thể không có khả năng đi xa hơn trong việc học của họ.

Phương pháp học chủ động nhấn mạnh vào phân công việc làm trước khi lên lớp và bài tập về nhà sau giờ lên lớp để đảm bảo rằng thời gian trên lớp có thể được dùng hiệu quả hơn cho thảo luận, hỏi câu hỏi và thăm dò các khái niệm ở mức sâu hơn. Tuy nhiên, nếu học sinh không được chuẩn bị và không sẵn sàng học, họ sẽ bị hoang mang cho nên điều quan trọng với thầy cô là giải thích khái niệm cho họ trước khi bắt đầu phương pháp này.

Việc học chủ động hội tụ vào khuyến khích học sinh học tài liệu theo cách riêng của họ và họ phải chủ động trong quá trình học của họ. Công việc trước khi tới lớp làm cho học sinh phát triển hiểu biết nền tảng về các khái niệm cho nên khi họ tới lớp, họ có thể học các khái niệm ở mức sâu hơn qua thảo luận trên lớp, hay hỏi các câu hỏi, lắng nghe câu trả lời và liên tục thăm dò khái niệm thêm nữa bằng quá trình áp dụng, phân tích và phát triển tri thức trong thời gian trên lớp. Học sinh làm việc qua tài liệu nền tảng trước khi tới lớp cho nên thời gian trên lớp của họ dành cho bạn bè và thầy cô giáo trở thành có giá trị hơn vì họ thăm dò các mức tư duy và phân tích cao hơn.

Bằng việc chuyển ra khỏi môi trường đọc bài giảng truyền thống nơi thầy cô “truyền thụ tri thức” sang môi trường học chủ động nơi học sinh “phát triển tri thức riêng của họ” qua truy hỏi, thăm dò, và phân tích, thầy cô tạo ra môi trường mới khuyến khích học sinh, nâng cao việc học trong bầu không khí lớp học hứng thú.

Tất nhiên, các thầy cô cần làm cho mong đợi của mình thành rõ ràng để học sinh hiểu điều họ phải làm. Điều quan trọng với các thầy cô là làm rõ ràng đích xác những mong đợi này là gì. Chẳng hạn, nếu bạn phân công một bài báo ngắn cho học sinh để “đọc trước khi lên lớp” bạn cần bảo họ thông tin nào sẽ được dùng trong thảo luận trên lớp và bạn sẽ gọi ai để nói về bài phân công đọc (gọi ngẫu nhiên hay xác định đặc biệt vài học sinh mỗi lúc). Chi tiết nào là quan trọng và có thể ở trong câu hỏi kiểm tra? Bạn có muốn họ có khả năng trả lời câu hỏi ôn tập vào cuối chương để chuẩn bị cho thảo luận trên lớp không? Bạn có muốn họ có khả năng so sánh hai quan điểm từ chương này như một phần của tranh cãi trên lớp không?

Tôi đã dùng học chủ động trong nhiều năm và thấy nó rất hữu dụng. Phần lớn các học sinh đều nói với tôi rằng lúc ban đầu, họ không thích nó vì họ đã quen thụ động thay vì chủ động nhưng qua thời gian, phần lớn học tốt và hành tốt trong việc học của họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com