Điều trẻ em cần

Đêm qua tôi có bữa ăn tối với một người bạn vừa mới trở về từ Trung Quốc. Anh ấy bảo tôi: “Vài năm trước đây, đã có nhiều lớp dạy thêm tiếng Anh cho trẻ em ở Trung Quốc. Dường như mọi gia đình Trung Quốc đều muốn con cái họ học tiếng Anh. Bây giờ, anh thử đoán xem lớp học phổ biến nhất ở đó là gì?” Tất nhiên, tôi không thể đoán được cho nên anh ấy giải thích: “Ngày nay, lớp học phổ biến nhất cho trẻ em là lập trình. Dường như mọi gia đình Trung Quốc đều muốn con cái họ học viết mã.”

Tôi ngạc nhiên: “Tại sao họ muốn trẻ nhỏ của họ học viết mã?” Anh ấy tiếp tục: “Ngày nay điện thoại thông minhapp di động là rất phổ biến, và một số việc làm phần mềm là “Nóng” cho nên nhiều bố mẹ đang cho con cái họ tới “Trường viết mã” và hi vọng rằng khi chúng lớn lên chúng có thể có được việc làm tốt. Anh có thể thấy trẻ nhỏ mang Máy tính bảng hay Laptop ở mọi nơi. Việc lan rộng của lớp học viết mã giờ là ở khắp Trung Quốc. Chưa bao giờ có một xu hướng xảy ra nhanh thế. Mối đe doạ của Trí tuệ nhân tạoRobots trong khu vực chế tạo đã tạo ra nhiều lo sợ ở Trung Quốc ngày nay. Mọi người thấy hàng triệu công nhân mất việc làm của họ và thất nghiệp cao đang đạt tới mức khủng hoảng. Có nỗi hoảng sợ trên khắp Trung Quốc về cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư nơi robots sẽ tiếp quản hầu hết việc làm.”

Image: Internet

Tôi hỏi: “Họ đang dạy ngôn ngữ lập trình gì vậy?” Anh ấy giải thích: “Các “Trường viết mã” dành cho trẻ nhỏ xuất hiện với nhiều biến thể. Một số trường dạy Java và Swift và các trường khác dạy Python và C++ nhưng người ta không rõ rằng việc học cách viết mã bây giờ có thể đảm bảo cho tương lai tốt hơn không vì công nghệ thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, phần lớn các bố mẹ không muốn chờ đợi, thay vì thế họ cho con cái họ đi học cách viết mã bây giờ hơn là sống trong bất định vì bức tranh là rõ ràng rằng “thời đại huy hoàng” của chi phí lao động thủ công thấp trong các cơ xưởng đã qua rồi. Mọi ngày, báo chí Trung Quốc thường nhắc tới cách mạng thứ tư và tác động của nó. Tất nhiên, nhiều trường viết mã cũng tận dụng ưu thế về nỗi sợ rằng “không có kĩ năng lập trình, không có việc làm và không có tương lai.”

Tôi hỏi: “Học sinh bắt đầu học trường viết mã từ mấy tuổi?” Anh ấy cười: “Một số bố mẹ sẽ bắt đầu cho con cái họ học khi chúng mới ba hay bốn tuổi nhưng điều đó biến thiên tuỳ theo trường. Các bố mẹ thích ý tưởng về cho con cái họ học cái gì đó để giữ cho chúng bận rộn. Trẻ nhỏ tới trường tiếng Anh và trường viết mã sau giờ học ở trường chính qui cho nên có nhiều việc dạy của các trường cho những trẻ này. Ngày nay mọi gia đình đều sợ trí tuệ nhân tạoRobots và họ muốn chắc con cái họ sẽ có tương lai tốt hơn. Có ganh đua giữa các gia đình về việc cho con cái họ học các trường này. Nếu con bạn không vào trường tiếng Anh và trường viết mã thì có cái gì đó sai với gia đình. Không lâu trước đây, các bố mẹ sợ rằn con cái họ chơi quá nhiều trò chơi video, nhưng ngày nay nếu trẻ em học viết mã, họ hài lòng. Viết mã là tốt ngay bây giờ trên khắp Trung Quốc, từ thị trấn nhỏ tới thành phố lớn, hàng nghìn “trường viết mã” mở ra để đáp ứng cho nhu cầu này với việc quảng cáo kiểu như “Nếu con bạn không biết viết mã, chúng sẽ KHÔNG có tương lai.”

Tôi than: “Ngay cả tôi cũng tin rằng trẻ em cần học về công nghệ nhưng đây là chiều hướng sai. Có nhiều thứ quan trọng cho chúng học ở tuổi nhỏ hơn là viết mã. Bằng việc cho chúng tới trường viết mã sau buổi học trường chính qui, điều đó lấy đi thời gian quí giá của bố mẹ để tương tác với con cái họ để dạy chúng các Kĩ năng sống bản chất như Giá trị, Thái độ, đạo đức, Luân líTrách nhiệm. Theo quan điểm của tôi, với trẻ nhỏ từ 3 tới 7 tuổi, tốt hơn cả là bố mẹ tương tác với con cái họ, và nếu cần, họ có thể dạy chúng lập trình bằng việc dùng các ngôn ngữ đơn giản như Scratch, Blocky hay Alice ở nhà. Ngay cả những bố mẹ không biết về viết mã, họ vẫn có thể dạy Scratch bằng hình ảnh và các mô đun đơn giản. Trẻ nhỏ cần học cách đọc và thăm dò nhiều thứ cùng bố mẹ chúng vì có nhiều điều quan trọng hơn để chúng học so với cách viết mã.”

Anh ấy dường như ngạc nhiên: “Sao anh nghĩ chúng không cần học Lập trình máy tính?” Tôi giải thích: “Viết mã chỉ là một phần nhỏ của Tri thức số thức có tên là “Tư duy tính toán.” Để học tri thức số thức, chúng cần thăm dò và hiểu cách Phân tích vấn đề, phân rã vấn đề phức tạp thành các mảnh kiểm soát được, tư duy một cách logic, (tức là Trừu tượng hoáTư duy thuật giải) và giải quyết vấn đề. Tư duy tính toán là năng lực bản chất cho mọi học sinh và nó là nền tảng của mọi công nghệ ngày nay và tương lai. Viết mã là việc áp dụng tri thức này, nó chỉ dẫn cho máy tính thực hiện những nhiệm vụ nào đó dựa trên tư duy tính toán. Lí do tôi nghĩ việc học cách viết mã ở lứa tuổi sớm là chưa chín muồi vì các ngôn ngữ sẽ thay đổi và tiến hoá nhưng tư duy tính toán sẽ vẫn không thay đổi vì nó là nền tảng. Tốt hơn cả là cho trẻ em học thăm dò, khám phá, đọc và xây dựng mối quan tâm sâu vào việc học, nơi chúng có thể phát triển năng lực phân tích, lập luận, đi một cách logic tới quyết định và giải quyết vấn đề. Nó cũng giống như học về số và số học trước khi học tính toán, công thức và phương trình.”

Anh ấy hỏi: “Vậy thì anh gợi ý điều gì?” Tôi giải thích: “Việc học viết mã ở lứa tuổi nhỏ KHÔNG phải là đảm bảo cho tương lai. Thay vì hội tụ vào viết mã, mọi bố mẹ cần nhìn vào bức tranh lớn hơn của việc phát triển tri thức trí tuệ. Họ cần giúp cho con cái họ phát triển mối quan tâm tới việc học bằng việc dành thời gian cùng chúng, cùng đọc sách với chúng, làm cho chúng quan tâm tới vài lĩnh vực từ khoa học tới công nghệ và toán học. Khi chúng lớn lên, chúng có thể chọn bất kì lĩnh vực nào chúng quan tâm, đó sẽ là chọn lựa của chúng. Ép buộc chúng học viết mã có thể có hiệu quả tiêu cực và gây ra sợ viết mã khi chúng lớn lên. Chúng tôi đã thấy bằng chứng về những sinh viên đại học ghét toán vì họ bị ép buộc học toán khi họ còn nhỏ. Cách tốt nhất là giúp chúng phát triển kĩ năng học cả đời và biết cách dùng các thiết bị số thức, trẻ em sẽ có nhiều thời gian để học bất kì cái gì chúng cần khi chúng lớn lên, chừng nào chúng vẫn còn thích học.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem