Giáo dục và tự động hoá

Giáo dục và tự động hoá

Ngày nay tự động hoá và robot đang tiếp quản nhiều việc làm, nhưng chúng cũng tạo ra những việc làm mới và ngành công nghiệp mới. Khi nhiều việc tự động hoá xảy ra, nhiều công nhân có giáo dục được cần tới, và hệ thống giáo dục phải thay đổi nhanh chóng để đáp ứng cho nhu cầu này. Khi cách mạng công nghiệp bắt đầu vào cuối thế kỉ 19 với động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, dây chuyền lắp ráp, và điện v.v. mức độ giáo dục điển hình của nhiều người vào thời đó là tương đương với trường tiểu học ngày nay. Để làm việc trên dây chuyền lắp ráp của cơ xưởng, công nhân phải biết nhiều hơn chỉ là đọc và viết, họ phải hiểu khái niệm cơ bản về vận hành cơ xưởng và các yếu tố khác như năng suất, hiệu quả, và chất lượng. Để có được việc làm trong cơ xưởng, công nhân phải trở lại trường để học những kĩ năng mới này. Cuối cùng, mức độ giáo dục điển hình của công nhân cơ xưởng đã được nâng lên tương đương với giáo dục trường trung học ngày nay.

Khi mức độ giáo dục của công nhân nông nghiệp kĩ năng thấp đã được nâng lên thành công nhân cơ xưởng có kĩ năng tốt hơn, nó cũng nâng chuẩn sống và cải thiện nền kinh tế. Frederick Taylor, một trong những người tiên phong của Thời đại Công nghiệp đã viết rằng mọi người được động viên bằng tiền. Công việc cơ xưởng trên dây chuyền lắp ráp sản xuất cần năng suất và chất lượng cao và để đạt tới điều đó, công ty phải trả lương cho công nhân dựa trên số khoản mục họ sản xuất ra. Vì công nhân được động viên để sản xuất nhiều hơn, họ được trả lương nhiều hơn và việc làm cơ xưởng được coi là tốt hơn việc làm nông nghiệp. Qua thời gian, chuẩn sống của công nhân cơ xưởng trong xã hội công nghiệp đã được nâng lên mức cao hơn. Khi công nhân có nhiều tiền hơn, họ chi tiêu nhiều hơn điều dẫn lái việc chế tạo để sản xuất nhiều hơn, và chu kì này đẩy nền kinh tế tới mức thịnh vượng.

Ngày nay tiến bộ của máy tính và Internet bắt đầu nâng mức giáo dục của công nhân lên mức độ khác. Khi việc làm cơ xưởng bị loại bỏ đi hay được khoán ngoài, công nhân phải quay lại trường để học kĩ năng mới như kĩ năng máy tính, kĩ năng lập trình, và kĩ năng giải quyết vấn đề. Công nghệ mới bao giờ cũng tạo ra việc làm phức tạp hơn việc làm trước đây, cho nên công nhân cần học những kĩ năng mới tương đương với giáo dục đại học và tiếp tục học thêm nữa để bắt kịp với thay đổi. Một nhà kinh tế đã viết: “Trong thế kỉ 21, các nước có giáo dục tốt nhất sẽ có ưu thế hơn so với các nước khác vì giáo dục là nhiên liệu cho phát kiến công nghệ.”

Tiến bộ công nghệ là dẫn lái chính của tăng trưởng kinh tế trong thế kỉ 21 vì nó làm tăng năng suất, hiệu quả và giảm chi phí. Để đáp ứng nhu cầu này, hệ thống giáo dục phải hội tụ nhiều hơn vào Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM). Vì tự động hoá mở ra những việc làm mới, những ngành công nghiệp mới, các cơ hội mới cho nhiều người nhưng trong việc dịch chuyển, nó cũng phá bỏ cách kiếm sống hiện thời của nhiều người, chủ yếu là các công nhân có kĩ năng lao động thủ công không còn được cần tới. Vấn đề mà nhiều nước đang đối diện ngày nay là cách thay thế kĩ năng hiện thời của công nhân bằng kĩ năng mới để cho họ có thể giữ được việc làm của họ. Mặc dầu robot có thể làm nhiều công việc nhanh hơn và rẻ hơn công nhân con người, robot phải được thiết kế và xây dựng bởi những kiểu công nhân mới như kĩ sư cơ khí, kĩ sư phần cứng, và kĩ sư phần mềm. Khi robot làm việc trong cơ xưởng, các công ty đã thuê các kĩ thuật viên robot để giám sát chúng, bảo trì chúng, và sửa chúng khi được cần. Do đó, “tự động hoá” không phải là loại bỏ việc làm mà thay đổi kiểu việc làm và làm tăng tiến kĩ năng của công nhân.

Ba mươi năm trước khi toàn cầu hoá bắt đầu, các công ty đã khoán ngoài công việc cơ xưởng cho các nước khác vì chi phí của họ là rẻ hơn. Với tiến bộ của công nghệ, dùng robot bây giờ rẻ hơn nhiều so với con người. Robots có thể làm việc 24 giờ và 7 ngày một tuần không dừng nhưng không bao giờ phàn nàn. Theo một báo cáo công nghiệp, một robot điển hình làm việc mất 30 xu một giờ, nhưng một công nhân lao động ở Ấn Độ hay Trung Quốc sẽ tốn ít nhất $5 đô la một giờ, cho nên tự động hoá cơ xưởng bằng robot là chọn lựa tốt hơn cho người chủ công ty. Không may, không có lập kế hoạch đúng, không nhìn xa lên trước, và không hiểu tác động của công nghệ, nhiều nước vẫn tiếp tục đầu tư vào chế tạo với kĩ năng lao động thấp hơn và vẫn hi vọng rằng khoán ngoài chế tạo sẽ tiếp tục. Bắt đầu từ 2010, khi các công ty chế tạo bắt đầu dùng robot và thôi gửi việc ra hải ngoại, hàng triệu công nhân lao động đã mất việc làm của họ. Kể từ đó, con số công nhân lao động thất nghiệp tiếp tục tăng và chẳng mấy chốc sẽ đạt tới giai đoạn khủng hoảng.

Tháng trước trong cuộc hội nghị công nghệ ở châu Á, một quan chức chính phủ đã nêu ra câu hỏi: “Liệu có thể thiết kế robot ở nước này rồi khoán ngoài chế tạo robot cho nước có lao động rẻ hơn để giảm chi phí không?" Diễn giả, người là giáo sư trong robotics, đã trả lời: “Khó mà xây dựng robots trong một nước mà công nhân không có giáo dục đúng và luật pháp không tôn trọng sở hữu trí tuệ. Robot không phải là cái máy đơn giản với các cấu phần được lắp ghép, mà là hệ thống phức tạp với hàng nghìn bộ phận phức tạp phải được tích hợp tương ứng bởi con người, người hiểu cách chúng làm việc. Nó yêu cầu đào tạo đặc biệt, ít nhất ở mức giáo dục đại học.”

Tác động của tự động hoá được dẫn lái bởi công nghệ là thách thức chính cho mọi nước, mọi chính phủ, và người của nước đó. Khi công nghệ bắt đầu tác động lên nhiều công ti, làm thay đổi nhiều kiểu việc làm, làm biến đổi nhiều kĩ năng của công nhân, nó cũng loại bỏ nhiều việc làm, phá huỷ nhiều công ti, và tạo ra hiệu quả tàn phá lên các nước vẫn còn phụ thuộc vào công việc chế tạo dùng nhiều sức lao động. Không thay đổi hệ thống giáo dục nhanh chóng, nền kinh tế của đất nước sẽ không sống sót, và xã hội có thể rơi vào hỗn độn. Câu hỏi là: “Hệ thống giáo dục có thể thay đổi đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu của thế kỉ 21 không?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com