Giáo dục trong thế kỉ 21
Một khảo cứu toàn cầu mới đây của Liên hợp quốc về giáo dục đã thấy rằng bậc đại học là tài sản quan trọng nhất để sống còn trong thế giới toàn cầu hoá này. Theo khảo cứu này, công nghệ đang làm thay đổi nền tảng kinh tế cho nhiều nước nghiêng về nhiều công nhân có kĩ năng. Yêu cầu kĩ năng lớn hơn có nghĩa là nhiều giáo dục hơn được cần tới trong việc làm được thiết lập. Trong thập kỉ của những năm 50 và 60, phần lớn công nhân không cần giáo dục đại học để kiếm việc làm. Ngày nay 70% việc làm yêu cầu bằng đại học trong khi chỉ 30% không cần bằng và phần lớn trong họ hoặc là công việc thủ công hoặc việc được trả lương thấp hơn. Các công ty toàn cầu coi công nhân có giáo dục đại học là có khả năng nhất để thích ứng với nền kinh tế và thị trường việc làm thay đổi. Khảo cứu này cũng thấy rằng trong những năm 1970, công nhân có bằng đại học kiếm 40% hơn công nhân chỉ với giáo dục trung học. Ngày nay điều đó đã tăng lên 72% vì phần lớn lao động không có kĩ năng có thể được khoán ngoài cho các nước có chi phí thấp hơn và đẩy nhiều công nhân vào danh sách thất nghiệp.
Với toàn cầu hoá, các công ty đang bành trướng doanh nghiệp của họ sang nhiều nước, khi họ thuê công nhân, họ ưa thích các công nhân có bằng đại học. Lí do đơn giản là bên cạnh tri thức rộng của giáo dục đại học, phần lớn trong họ đều chín chắn hơn, có trách nhiệm hơn, và phát triển đầy đủ năng lực của họ hơn công nhân chỉ với bằng trung học phổ thông. Một số người đã biện minh rằng nhiều việc làm không cần bằng đại học vì họ không dùng kĩ năng đại học nào, công nhân có thể xây dựng nghề nghiệp trong trường hướng nghề vì điều đó là rẻ hơn và không yêu cầu bốn năm giáo dục. Thị trường việc làm kể câu chuyện khác: Công nhân có bằng đại học kiếm lương cao hơn, duy trì việc làm lâu hơn, và thực hiện tốt hơn công nhân không có bằng đại học. Ngay cả khu vực chế tạo thường yêu cầu chủ yếu công nhân lao động cũng đã trải qua biến đổi tương tự và yêu cầu nhiều giáo dục đại học hơn. Một số người biện minh rằng quãng 30% các công nhân xưởng máy này được giáo dục quá nhiều. Thực ra, khảo cứu này thấy rằng những công nhân có giáo dục đại học này đem kĩ năng được giáo dục nâng cao của họ vào việc làm của họ và có thể được đề bạt làm người giám sát và quản lí. Hậu quả là họ kiếm được về trung bình quãng 50% nhiều hơn công nhân xưởng máy với giáo dục trung học. Bên cạnh đó, khảo cứu này cũng thấy những người có bằng đại học có nhiều khả năng giữ việc làm vững chắc, giữ việc làm lâu hơn, ít có khả năng bị thất nghiệp, và nhiều khả năng kiếm được việc làm mới nhanh hơn sau khi bị thất nghiệp. Bên ngoài yếu tố kinh tế, công nhân có bằng đại học là mạnh khoẻ hơn, sống lâu hơn, và có nhiều khả năng có gia đình tốt, có khả năng nuôi dạy con cái họ thành người có giáo dục đại học, và đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Họ ít có khả năng tham gia vào tội phạm, ít tham gia vào các hoạt động chống xã hội, và thường tránh các vấn đề pháp lí.
Khảo cứu này thấy mối tương quan mạnh giữa sức mạnh của nền kinh tế với tính sẵn có của lực lượng lao động có giáo dục. Với toàn cầu hoá, cạnh tranh doanh nghiệp không xảy ra bên trong biên giới quốc gia nữa mà mở rộng ra toàn cầu. Điều này tác động tới nền kinh tế cơ sở của nhiều nước, đặc biệt là với nước có hệ thống đóng và dựa chủ yếu vào tài nguyên riêng của họ. Trong một thế giới nơi công nghệ là chìa khoá để giải quyết nhiều vấn đề, các nước thành công nhất là những nước có sự hội tụ vào tính mở với giáo dục tốt hơn về công nghệ. Ngày nay, tài sản then chốt không còn là vốn mà là tri thức và giáo dục là chất xúc tác chính cho tăng trưởng kinh tế. Mục đích của giáo dục nên là cung cấp cho công dân của nó giáo dục tốt nhất có thể được. Khái niệm cũ rằng giáo dục chỉ kéo dài 12 hay 16 năm trong giáo dục chính thức, kiểu đọc bài giảng đã lạc hậu rồi. Khái niệm mới phải giúp mọi người, không chỉ trong tuổi thanh niên của họ, mà trong toàn thể cuộc đời họ, tiếp tục học và thành công trong thế giới đang thay đổi. Nó yêu cầu cách tư duy mới để mở rộng trách nhiệm cho "giáo dục" để bao gồm phụ huynh, công nghiệp và chính phủ.
Khảo cứu này thấy rằng nhiều nước đang đối diện với thiếu hụt trầm trọng các thầy giáo khoa học, các kĩ sư, nhà khoa học và nhân viên kĩ thuật. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn ở các nước đã phát triển vì nhiều người trong số những người có kĩ năng nhất đang đến tuổi về hưu nhưng có số ít người trẻ được chuẩn bị để thay thế vào chỗ họ. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là có thiếu hụt kĩ năng toàn cầu, không phải là thiếu hụt lao động. Việc làm được cần cấp bách nhất là việc làm yêu cầu mức độ tri thức kĩ thuật nào đó, kĩ năng giải quyết vấn đề, và năng lực trao đổi trong môi trường toàn cầu (Đó là lí do tại sao kĩ năng ngoại ngữ là quan trọng). Không lâu trước đây, công nhân phải đi tìm việc làm, thậm chí một số người phải di chuyển sang thành phố khác hay nước khác. Ngày nay công việc phải đi tìm công nhân có kĩ năng, và bất kì đâu có nhiều công nhân có kĩ năng, công việc sẽ chuyển tới đó. Không lâu trước đây, nhiều công việc chế tạo đã được chuyển sang các nước có chi phí thấp hơn để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Xu hướng này đang đi tới chấm dứt sớm bởi vì nhiều công việc chế tạo bây giờ được thực hiện bởi máy và thiết bị tự động, điều còn tốn ít hơn nhiều so với công nhân lao động (Lưu ý: Máy và robot có thể làm việc không ngừng 24 giờ và 365 ngày một năm cho nên chúng rẻ hơn nhiều.) Công việc tương lai sẽ tuỳ thuộc vào công nhân có kĩ năng người quản lí và vận hành các máy móc này. Những người này sẽ dùng bộ não thay vì cơ bắp. Và nhu cầu về nhiều công nhân có kĩ năng tăng lên, cạnh tranh về họ cũng tăng lên. Việc làm lương cao tạo ra nhiều việc làm hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế tới thịnh vượng cao hơn.
Trong thập kỉ qua, kinh tế toàn cầu đã trải qua nhiều lần lên xuống lấy đi nỗ lực cải tiến giáo dục trong nhiều nước. Theo nghiên cứu này, lỗ hổng kĩ năng toàn cầu đã đi vào pha mới mà sẽ khó mà đảo ngược được. Ngày nay, quãng hai phần ba của hàng triệu trẻ em trên thế giới không truy nhập được vào hệ thống giáo dục tốt. 87% số họ sẽ không tốt nghiệp từ trường phổ thông trong khi một số lớn việc làm yêu cầu bằng đại học là tối thiểu. Nếu tình huống này không cải thiện sớm, thế giới có thể kinh nghiệm cuộc khủng hoảng lớn về nghèo nàn, hỗn độn và có thể có chiến tranh. Để tránh điều này, giáo dục trên cơ sở rộng được cần tới. Giáo dục không còn thuộc vào chỉ "các học giả hàn lâm" mà yêu cầu hợp tác của phụ huynh, trường học, công ti, công nghiệp và chính phủ để đảm bảo rằng giáo dục sẽ cung cấp cho sinh viên các kĩ năng và khả năng sống còn trong thị trường toàn cầu này. Sinh viên phải được dạy tri thức kĩ thuật, kĩ năng, và tư duy mới như sự linh hoạt và đủ cởi mở để nâng cao tính dễ có việc làm của họ. Phụ huynh phải khuyến khích con em họ học tập và học nhiều nhất có thể được trong việc theo đuổi về tri thức của họ. Trường học phải đầu tư vào chương trình giáo dục mới, qui trình học mới, không cản trở chỉ để bảo vệ vị trí riêng của họ. Công ty và công nghiệp phải cộng tác với trường học để cung cấp cơ hội, tri thức chuyên gia, và tri thức thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho chương trình giáo dục tốt hơn; và chính phủ phải đầu tư vào giáo dục và đặt cải tiến giáo dục như ưu tiên cao nhất cho thịnh vượng kinh tế tương lai.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com