Giáo dục là nền tảng của xã hội tri thức

Giáo dục là nền tảng của xã hội tri thức

Để thiết lập một xã hội tri thức thành công, hệ thống giáo dục cần thúc bẩy công nghệ thông tin chuyển giao các phương pháp dạy mới kiểu như “bài giảng theo nhu cầu”, “e-learning”, và “Học qua hành” v.v. Bằng việc sử dụng công nghệ, các trường có thể phục vụ cho nhiều học sinh hơn mà không phải đầu tư vào xây thêm lớp học hay thuê thêm giáo viên bởi vì học sinh có thể dự lớp ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Tuy nhiên, cách duy nhất các trường có thể kiếm được sự hỗ trợ trong việc dùng công nghệ là khi cả người quản lí nhà trường và người quản lí giáo dục của chính phủ đều là những người sử dụng công nghệ và coi công nghệ là công cụ tốt cho cải tiến hệ thống giáo dục.

Để áp dụng thành công công nghệ thông tin, các trường cần vượt qua hai chướng ngại: Kết cấu nền và phương pháp dạy. Kết cấu nền bao gồm công nghệ như internet, băng rộng, điện, mạng, phần cứng và phần mềm nhưng công nghệ tốt nhất vẫn chẳng có liên quan gì nếu nội dung không có sẵn. Nội dung (Giáo trình) cần ở dạng thức thích hợp để làm cho sinh viên có khả năng học và thành công. Để làm điều này chúng ta cần đề cập tới phương pháp dạy bởi vì nó khác với cách dạy theo lớp học truyền thống. Phương pháp dạy mới dùng công nghệ thông tin yêu cầu động cơ tự giác của sinh viên thay vì kiểu hấp thu tri thức thụ động trong lớp truyền thống. Để động viên sinh viên, cách dạy mới này yêu cầu giáo viên giải thích lí do tại sao họ cần học tri thức nào đó, và ích lợi của việc có những kĩ năng này. Sinh viên sẽ được cung cấp tài liệu học tập trước khi dự lớp để cho họ có thể được chuẩn bị tham gia vào thảo luận trên lớp và nêu câu hỏi để làm sáng tỏ mục đích học tập của họ. Theo cách tiếp cận mới này, vai trò của giáo viên không còn là “Người truyền thụ tri thức” mà là “Thầy kèm” và “Người hỗ trợ” người có thể cung cấp hướng dẫn cho sinh viên trong việc đạt tới mục đích học tập của họ. Hệ thống truyền thống coi giáo dục là việc làm của nhà trường còn hành vi cư xử là công việc của cha mẹ, nhưng trong phương pháp dạy mới này, cha mẹ có vai trò rất quan trọng trong giáo dục con cái họ. Họ được yêu cầu làm việc tích cực với các giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh bằng việc giám sát thường xuyên tiến bộ của học sinh và nhận báo cáo hàng háng về hoạt động của con họ.

Trong hệ thống giáo dục truyền thống, trường học là "thực thể độc lập" được cộng đồng hàn lâm quản lí để xác định cái gì cần dạy và cái gì học sinh phải học. Trong hệ thống giáo dục mới, trường học là đối tác với công nghiệp để tạo ra giáo trình đáp ứng cho nhu cầu của công nghiệp. Nếu trường học có thể cung cấp kĩ năng và tri thức đúng để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp thì việc cộng tác với trường học sẽ có lợi cho công nghiệp vì trường học là trong kinh doanh về đào tạo còn công nghiệp là trong kinh doanh thuê công nhân có chất lượng. Bên cạnh đó, nếu trường học có thể làm cho sinh viên thành người học cả đời, thì công nghiệp sẽ không phải đầu tư vào việc đào tạo lại công nhân và giáo dục có thể là việc đào tạo và học tập cho mọi công nhân. Do đó, sự cộng tác đem học sinh, giáo viên, cha mẹ và công nghiệp lại cùng nhau là nền tảng của xã hội tri thức.

Trong số nhiều công nghệ, e-Learning có tiềm năng nhất cho các nước đang phát triển. Ý tưởng tạo khả năng cho mọi người, bất kể họ ở đâu, phát triển kĩ năng và năng lực của họ và gắn nối với hệ thống giáo dục quốc gia là rất có triển vọng. Một trong những miền nền tảng nhất cho e-Learning là kĩ năng tính toán cơ sở, điều tạo khả năng cho số đông học sinh thu nhận kĩ năng máy tính và internet theo cách đơn giản và dễ dàng. Với năng lực đa phương tiện hiện đại, e-Learning có thể được dùng để trợ giúp cho mọi người thu nhận kĩ năng cơ bản. Với trẻ em, đặc biệt trong các vùng sâu vùng xa, e-Learning cung cấp tiềm năng gắn nối với những người khác trong vùng hay cả nước và hình thành nên cộng đồng học tập để làm tăng ý thức về giá trị và tri thức. Một số vấn đề giáo dục xã hội có thể được đề cập tới do các năng lực minh hoạ của phương tiện hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết một số vấn đề giáo dục nghiêm trọng. Tổ hợp của việc khai thác tương tác các chủ điểm (như mối quan hệ nhân quả) và trực quan hoá cho phép làm việc giảng dạy rất hiệu quả cho trẻ em. Xây dựng mô hình vai trò và cung cấp kinh nghiệm tích cực với hành vi mong muốn là khả thi trong hoàn cảnh e-Learning. Cộng đồng học trực tuyến được quản lí bởi hệ thống giáo dục quốc gia có thể cung cấp các công cụ mạnh để xây dựng tri thức và hành vi cũng như điều tra việc phát triển và đo nó theo các mục tiêu nguồn gốc và thu được phản hồi liên quan tới nội dung.

Tiềm năng lớn khác của e-Learning là khả năng đào tạo lại và rèn kĩ năng lại cho phần lớn các công nhân và do vậy làm tăng tính làm việc của họ hay thậm chí đưa vào các khái niệm mới, kĩ năng mới và thái độ mới đối với người thất nghiệp. Như tôi đã thấy ở Ấn Độ, có nhu cầu lớn về công nhân phần mềm có chất lượng biết dùng Internet để làm việc với người sử dụng lao động từ xa hay với các công ty nước ngoài. Loại thiết lập chỗ làm việc này có thể được làm thành sẵn có cho những người đang tìm kiếm việc sử dụng lao động một cách độc lập với vị trí của họ mà không phải đổi chỗ ở. Một trong các vấn đề ở các nước đang phát triển là "hiện tượng chảy não" kéo những người được đào tạo tốt ra khỏi nước họ bằng cách cung cấp cho họ lương cao hơn và môi trường kinh tế tốt hơn. Xây dựng kết cấu nên đã phát triển tốt được kết nối toàn cầu có thể giải quyết được tình huống này và cải tiến tri thức trong nước, nơi mọi người không cần đổi chỗ ở mà vẫn có khả năng làm việc cho các công ty ở nước khác.

Thay đổi giáo dục truyền thống sang phương pháp học mới yêu cầu nỗ lực lớn lao. Để việc dịch chuyển xảy ra êm thấm, nhiều nước như Ấn Độ và Trung Quốc đã cho phép cả hai hệ thống cùng tồn tại nhưng đầu tư nhiều vào phương pháp đào tạo mới và trong tương lai, nó sẽ thay thế phương pháp truyền thống. Ngày nay, chính phủ của họ đã thiết lập kết cấu nền rất tốt cho e-learning nơi hầu hết các hệ thống trường học đều có máy tính và được nối với internet, nhưng có kết cấu nền mới chỉ là bắt đầu. Để thành công, họ cũng phải thiết lập các giáo trình mới, nơi học sinh, cha mẹ, giáo viên và công nghiệp cùng làm việc với nhau để đạt tới mục đích quốc gia của việc xây dựng xã hội tri thức. Việc tận dụng ưu thế của nền kinh tế toàn cầu yêu cầu nhiều nỗ lực và kiên trì.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com