Giáo dục của hôm qua và thực tại của hôm nay

Giáo dục của hôm qua và thực tại của hôm nay

Mỗi năm trên khắp thế giới, hàng triệu sinh viên đã tốt nghiệp đại học, một số có việc làm nhưng nhiều người không có việc làm. Năm nay (2016), theo vài tờ báo ở châu Âu, quá nửa người tốt nghiệp đại học phải làm việc trong những việc làm không liên quan gì tới giáo dục của họ hay yêu cầu phải có giáo dục đại học. Tuy nhiên, những người tốt nghiệp này vẫn còn may vì một phần ba những người tốt nghiệp đại học châu Âu thậm chí có thể không có việc làm. Nếu bạn nhìn vào con số người tốt nghiệp đại học không có việc làm ở châu Á và châu Phi, nó còn tồi tệ hơn nhiều, và một số nước đã đạt tới giai đoạn găng mà có thể đem tới tác động nghiêm trọng cho phát triển kinh tế của họ.

Trong nhiều năm, tôi đã viết về tình huống này là có nhiều việc làm mở ra, nhưng nhiều người tốt nghiệp đại học không có kĩ năng đáp ứng cho yêu cầu. Tại sao có sự không cân xứng giữa nhu cầu thị trường và việc cung cấp kĩ năng? Tại sao không có đủ sinh viên học những kĩ năng này nơi có nhu cầu cao? Tại sao đại học vẫn tạo ra những người tốt nghiêp với kĩ năng lỗi thời để họ không thể tìm được việc làm? Ngay cả với những sự kiện này, nhiều đại học vẫn tin rằng người tốt nghiệp của họ được chuẩn bị tốt cho thị trường việc làm mặc dầu phần lớn các công ty đi thuê người không đồng ý. Khác biệt là dễ giải thích bởi vì điều các đại học dạy là điều các giáo sư hàn lâm nghĩ sinh viên phải học nhưng có thể không phải là điều thị trường cần. Trong nhiều đại học, có các giáo sư được đào tạo từ vài thập kỉ trước, và không có cập nhật và đào tạo lại, họ chỉ có thể dạy điều họ biết cho dù công nghệ và thị trường đã thay đổi lớn lao. Đó là lí do tại sao sinh viên vẫn dành nhiều năm để học những điều đã lỗi thời mà không giúp gì cho họ tìm ra việc làm trong thị trường ngày nay. Nếu hệ thống giáo dục không thay đổi thì tương lai cho những người tốt nghiệp đại học, các công ty kinh doanh, và cả nền kinh tế sẽ ảm đạm, và chẳng bao lâu sẽ không thể nào sửa được. Cho nên trách nhiệm ở ai và giải pháp là gì? Theo ý kiến của tôi, các trường học, các công ty và chính phủ cùng bản thân sinh viên đều có trách nhiệm cho vấn đề này.

Trong nhiều năm dạy cả ở châu Âu và châu Á, tôi có thể nói rằng nhiều đại học đã không cung cấp cho sinh viên lời khuyên nghề nghiệp, điều cho phép họ làm quyết định đúng về những tuỳ chọn sẵn có trong thị trường việc làm. Nhiều đại học có cán bộ cơ hữu là các giáo sư sống trong "thế giới hàn lâm" xa rời khỏi thực tại của thị trường hiện thời. Nhiều giáo sư không có tri thức được cần để khuyên sinh viên về các nghề nghiệp bên ngoài thế giới hàn lâm của họ. Nhiều giáo sư thậm chí không coi điều đó là việc làm của họ. Một giáo sư châu Á có lần đã nói với tôi: “Việc của tôi là dạy, không phải là khuyên.” Không có hướng dẫn đúng trong lớp học, điều làm cho sinh viên phải hình dung ra cần học gì, và nhiều người không biết cách. Thậm chí ngày nay, nhiều đại học châu Á vẫn còn hội tụ vào "ghi nhớ thuộc lòng" và tri thức để qua được kì thi thay vì phát triển các kĩ năng cho phép sinh viên đáp ứng với nhu cầu thị trường việc làm.

Các chính phủ bao giờ cũng hỗ trợ cho giáo dục của nước của họ, nhưng nhiều người lãnh đạo không biết cách gióng thẳng giáo dục với tăng trưởng kinh tế. Trong thế giới cạnh tranh này, những người lãnh đạo chính phủ phải khuyến khích các đại học cung cấp các kĩ năng là quan trọng để thúc đẩy việc làm, cải tiến các doanh nghiệp và giúp tăng trưởng nền kinh tế. Họ phải yêu cầu nhiều sinh viên hơn học các khu vực như Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) điều có nhu cầu cao và giúp cho nền kinh tế tăng trưởng. Vì chính phủ phải chi nhiều tiền vào giáo dục, tại sao không chỉ đạo các đại học dạy điều được cần để giải quyết vấn đề thất nghiệp? Tại sao không yêu cầu các trường hội tụ vào đào tạo các khu vực có nhu cầu cao như STEM? Tại sao không khuyến khích nhiều sinh viên học các môn học mà nền kinh tế cần? Tại sao không đặt chính sách để yêu cầu hệ thống giáo dục phải gióng thẳng với nhu cầu thị trường việc làm? Tại sao vẫn tiếp tục niềm tin cũ rằng giáo dục phải để cho những người hàn lâm quyết định dạy gì và cho phép sinh viên chọn bất kì cái gì họ muốn học?

Người lãnh đạo doanh nghiệp không nên thụ động và cho phép việc thiếu hụt các kĩ năng cứ tiếp diễn mãi. Công ty của họ cần người có kĩ năng để tăng trưởng bằng không họ sẽ không có khả năng cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Những người lãnh đạo công ty phải tiếp cận tới các đại học và đòi hỏi thay đổi giáo trình dạy nếu không họ sẽ không thuê sinh viên từ các đại học nào đó. Những người quản lí công ty phải cung cấp lời khuyên nghề nghiệp cho sinh viên về những kĩ năng họ sẽ thuê. Bằng việc tham gia tích cực làm việc cùng đại học, các nhà giáo dục, và sinh viên, các công ty có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của những kĩ năng kĩ thuật đặc biệt mà họ cần và để cho sinh viên làm quyết định về tương lai của họ.

Sinh viên cũng có trách nhiệm thu nhận các kĩ năng có thể giúp cho họ phát triển nghề nghiệp dài hạn và giúp cải tiến nền kinh tế của nước họ. Giáo dục đại học yêu cầu thời gian, nỗ lực và tiền bạc và sinh viên phải hiểu rằng họ không nên làm phí hoài thời gian và tiền bạc để học cái gì đó mà không đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động. Điều quan trọng là sinh viên phải học nhiều hơn về thị trường việc làm và các cơ hội tương lai trước khi chọn học cái gì. Họ nên được bảo cho liệu một bằng cấp đặc thù có cung cấp cho họ kĩ năng nào đó mà người sử dụng lao động cần không. Tôi cũng nghĩ rằng các phương tiện truyền thông, ti vi, báo chí, tạp chí nên cung cấp cho thanh biên hướng dẫn và thông tin liên quan mà sẽ giúp cho họ làm quyết định nghề nghiệp tốt.

Ngày nay, giáo dục trực tuyến là sẵn có ở mọi nơi qua. Các môn học trực tuyến mở cho đại chúng - Massive Open Online Courses (MOOCs) đang hội tụ vào việc làm giáo dục thành truy nhập được cho mọi người. Có nhiều môn học tuyệt vời được dạy bởi các giáo sư giỏi nhất từ các đại học tốt nhất trên thế giới. Tôi tin chẳng bao lâu MOOC có thể đột phá hệ thống giáo dục truyền thống. Không may là nhiều sinh viên bỏ qua cơ hội đó và vẫn tiếp tục với hệ thống giáo dục truyền thống và kết thúc với bằng cấp, điều không được các công ty xét tới. Họ bảo tôi rằng ở nước họ, các công ty vẫn thuê người có bằng cấp. Điều đó là sai vì nó đã đẩy sinh viên vào việc dành thời gian, tiền bạc và nỗ lực trong trường mà không thể giúp được họ xây dựng nghề nghiệp và đóng góp cho nền kinh tế của nước họ. Nếu họ nhìn và xu hướng mới ngày nay, nhiều công ty lớn như Google, Amazon, Microsoft, và Facebook đang thuê hàng nghìn người trên khắp thế giới, nhiều người không có bằng đại học.

Khi nền kinh tế toàn cầu tiếp tục bành trướng nhanh chóng, điều tuyệt đối quan trọng cho mọi nước là có đủ người với kĩ năng thích hợp để giúp tăng trưởng nền kinh tế của họ, bằng không họ sẽ bị rủi ro về thất nghiệp, hỗn độn, nạn đói và việc ra đi ồ ạt của những người giỏi nhất của họ sang nước khác. Tương lai của đất nước tuỳ thuộc vào chính phủ, trường học, công ty và công dân của họ làm việc cùng nhau để giải quyết những vấn đề phức tạp này nhưng mọi thứ phải bắt đầu từ giáo dục đúng cho thanh niên vì họ là tương lai.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com