Dự báo thị trường khoán ngoài

Dự báo thị trường khoán ngoài

Theo nhiều nghiên cứu mới, một số địa chỉ khoán ngoài ở Trung và Đông Âu đang có vấn đề khi họ phải cạnh tranh với những địa chỉ mới ở châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Lí do đơn giản: Chi phí làm kinh doanh tăng lên.

Đặc biệt mong manh với chi phí tăng lên là các nước như cộng hoà Séc, Hungary, và Ba Lan nơi việc nâng giá trị đồng tiền của họ lên so với đô la quá nhanh. Nhiều nước châu Âu bây giờ đang dịch chuyển kinh doanh của họ sang Romania, Bulgaria, Estonia, Lithuania, và Latvia nơi những người phát triển phần mềm nói thạo tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ châu Âu khác nhưng chi phí của họ rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, ngay cả các vị trí này cũng có thể chóng cảm thấy nhiệt cạnh tranh từ các nước ở Trung Đông, Bắc Phi, nơi dân số lớn và được giáo dục tương đối tốt, có kĩ năng ngôn ngữ châu Âu, và khá gần châu Âu, có thể tạo ra nguyên nhân dịch chuyển khoán ngoài của châu Âu.

Trong số các nước này, Ai Cập có sự vươn lên mạnh mẽ nhất như một địa điểm khoán ngoài. Những địa chỉ mới khác trên bản đồ khoán ngoài bao gồm Jordan, Tunisia, Morocco, Ghana và thậm chí cả nước tí hon Mauritius vì tất cả họ đều chấp nhận môi trường kinh doanh thuận lợi từ chính phủ với không thuế, dễ dàng xuất nhập khẩu, và vùng tự do thương mại cho đầu tư nước ngoài, điều được mong đợi sẽ là bùng nổ tương lai cho nhiều công nghiệp hơn. Phần lớn các nước này cũng có hệ thống giáo dục châu Âu truyền thống với ảnh hưởng của Pháp, Anh và Đức cho nên những người phát triển phần mềm của họ nói tiếng châu Âu rất tốt.

Trong khi đó, Mĩ Latin và Caribbe vẫn tiếp tục lợi dụng việc ở gần Mĩ để đem về nhiều kinh doanh. Chile, Brazil, và Mexico đã duy trì vị trí lãnh đạo của họ trong khi Costa Rica, Jamaica, Argentina, và Uruguay tất cả đều đưa ra những chọn lựa hấp dẫn khác cho khoán ngoài. Tuy nhiên, giống như bất kì cái gì khác với toàn cầu hoá, nhiều nước có thể sớm đối diện với cạnh tranh từ các vị trí chi phí thấp hơn đang nổi lên khi ngày càng nhiều nước đang chấp nhận khoán ngoài làm đầu lái kinh tế mới. Theo quan điểm đầu tư, công việc phần mềm là cái gì đó dễ di chuyển bởi vì nó KHÔNG yêu cầu nhiều đầu tư với chế tạo, xưởng máy, hay máy móc cho nên khi các đích tốt hơn được nhận diện, khách hàng có thể dịch chuyển kinh doanh của họ một cách nhanh chóng.

Ngày nay, đích đến ở châu Á vẫn tiếp tục tăng trưởng vững chãi và sẽ chi phối hầu hết các đích đến hàng đầu. Các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thailand, Indonesia, Vietnam và Philippines là những đích chính. Tất nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc có lẽ sẽ chi phối hàng đầu do sự tăng trưởng kinh tế nhanh và ưu thế kinh doanh. Sức mạnh của Ấn Độ là lực lượng lao động có kĩ năng tiếng Anh và có kinh nghiệm trong kinh doanh khoán ngoài nhưng nhược điểm của nó là kết cấu nền được xây dựng nghèo nàn, và quay vòng nhân công rất cao. Trung Quốc có kết cấu nền tốt hơn nhiều và có sự ủng hộ mạnh của chính phủ nhưng nhược điểm của nó là người phát triển phần mềm nói tiếng Anh bị hạn chế và khá yếu trong quản lí dự án và quản lí cấp trung. Malaysia và Thailand khá mạnh trong hỗ trợ của chính phủ nhưng có con số giới hạn các công nhân phần mềm có kĩ năng do hệ thống giáo dục cổ lỗ của họ. Trong nhiều năm, cả hai nước này đã hội tụ chủ yếu vào điện tử và chế tạo thay vì phần mềm.

Hiện thời, thị trường Mĩ đang kinh nghiệm một số thay đổi do suy thoái của nó cho nên nhiều công ty rất cẩn thận về tài chính. Các nước châu Âu cũng phải giải quyết với thất nghiệp cao trong các công nhân của mình (và không nhắc tới các xem xét chính trị) làm cho mọi sự thành khó dự đoán cho năm 2010. Tuy nhiên, khi nền kinh tế cải thiện các công ty sẽ phải cạnh tranh nhanh chóng và một trong các khía cạnh then chốt sẽ là tìm ra cách mới để cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Nhiều người gợi ý rằng đến cuối năm 2010 và 2011 sẽ là bùng nổ lớn cho kinh doanh khoán ngoài.

Tất cả những điều này có nghĩa gì? Rõ ràng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang cải tổ nhanh chóng kinh doanh khoán ngoài. Những vị trí đã từng hấp dẫn chỉ vài năm trước đang mất đi khả năng cạnh tranh trong khi các vị trí mới đang vươn lên nhanh chóng. Nếu có như vậy, các nghiên cứu này phục vụ rõ ràng như việc cảnh báo cho các nước đi chậm vì cánh cửa cơ hội đang đóng lại nhanh chóng và, với vài nước chấp nhận mô hình khoán ngoài cho tăng trưởng kinh tế, cạnh tranh sẽ gay gắt. Cách tốt nhất để cạnh tranh là đi lên trước các đối thủ cạnh tranh bằng việc cải tiến hệ thống giáo dục với lực lượng lao động có kĩ năng giỏi nhất, kết cấu nền tốt nhất và chi phí làm kinh doanh tốt nhất. Nếu họ bỏ lỡ cơ hội vàng này, có thể KHÔNG có cơ hội khác trong một thời gian dài.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com