Cuộc nói chuyện ở Mumbai
Có một nghiên cứu của bà Rebecca Winthrop tại Brookings Institute, trong đó bà ấy thấy rằng mặc dầu đã có nhiều sinh viên hơn ở các nước đang phát triển được vào trường học nhưng khi tính tới bao nhiêu người trong số họ đã học và họ đã dành bao nhiêu thời gian ở trường, vẫn có kẽ hở lớn. Bà ấy tính số năm ở trường và mức độ thành đạt ở các nước đang phát triển và kết luận rằng mức độ giáo dục của các nước đang phát triển là chậm quãng 100 năm sau các nước đã phát triển. Vì hệ thống giáo dục ở phần lớn các nước đang phát triển đã không thay đổi mấy, họ có cùng mức độ giáo dục mà phần lớn các nước đã phát triển đã có hồi các thập kỉ đầu của thế kỉ 20. Bà ấy cảnh báo rằng chừng nào cái gì đó chưa thay đổi triệt để, “kẽ hở 100 năm” này sẽ tiếp tục trong tương lai. Phân tích của bà ấy là một nhắc nhở về nhu cầu khẩn thiết về cách các nước đang phát triển phải làm nhiều tiến bộ hơn trong giáo dục.
Có những tranh cãi về nghiên cứu của bà ấy trong các nhà giáo dục, một số người đồng ý và nhiều người không đồng ý. Tôi đã đọc nghiên cứu của bà ấy nhiều lần nhưng cách nhìn của tôi là bất kể liệu có kẽ hở 100 năm, kẽ hở 50 năm, hay kẽ hở 20 năm, kẽ hở giáo dục giữa các nước đang phát triển và các nước đã phát triển quả có tồn tại. Mối quan tâm của tôi là cái gì có thể được làm để khép lại kẽ hở giáo dục này? Phần lớn mọi người đều gợi ý rằng chính phủ đầu tư nhiều tiền hơn vào hệ thống giáo dục để làm tăng tốc quá trình này. Giải pháp này đã được làm nhiều lần trong quá khứ với ít tiến bộ vì phần lớn tiền đi vào chỗ phí hoài. Tôi đã thấy nhiều trường trống rỗng không thầy hay trò vì nội chiến ở châu Phi. Tôi đã thấy các trường với nhiều học sinh nhưng chỉ vài thầy giáo ở Ấn Độ. Tôi đã thấy các trường với nhiều máy tính nhưng không có truy nhập vào Internet ở Nam Mĩ. Những trường này tất cả đều nhận tài trợ từ chính phủ của họ hay từ viện trợ nước ngoài để xây dựng lớp học hay trang thiết bị nhưng điều đó không cải tiến cái gì. Tôi đã thấy nhiều mô hình giáo dục được đề nghị nhưng không người nào bận tâm tới đọc và hiện thời có nhiều đề nghị đang có tác dụng ở mọi nước. Về căn bản, không nỗ lực cải tiến nào trong số này có hiệu quả vì họ đã không tính tới việc xem xét nhân tố quan trọng nhất: Thầy giáo.
Theo ý kiến riêng của tôi, cải tiến giáo dục phải bắt đầu với thầy giáo. Một nhóm thầy giáo được đào tạo tốt có thể làm cho mọi sự xảy ra, vì họ biết cách giáo dục làm việc. Họ biết cách các trường nên vận hành, cách các lớp học nên được dạy và với hỗ trợ đúng, họ có thể tìm ra cách để cải tiến hệ thống giáo dục. Tôi đã thấy nhiều thầy giáo giỏi bỏ việc của họ vì họ không thể kiếm sống được bằng đồng lương thấp của họ, đặc biệt ở châu Á nơi chi tiêu cuộc sống đang dâng lên nhanh chóng mỗi năm. Tôi đã thấy nhiều thầy giáo làm việc rất vất vả trong lớp học không có điện, không có tài liệu thích hợp, và với sách giáo khoa rất cổ.
Tuần trước, ở Ấn Độ tôi nói với một người bạn đang là quan chức chính phủ: “Ông không thể cải tiến giáo dục được nếu ông không bắt đầu từ thầy giáo. Ông có thể chi toàn bộ số tiền để xây dựng các trường hiện đại, mua nhiều máy tính và máy tính bảng nhưng không có thầy giáo, ai sẽ dạy cho học sinh của các ông? Cải tiến giáo dục phải bắt đầu với việc cải tiến việc sống của thầy giáo.” Bạn tôi giải thích: “Khó nâng lương thầy giáo vì đó là đầu tư dài hạn nhưng quan chức chính phủ cấp cao không thích dài hạn, họ muốn cái gì đó nhanh chóng. Họ muốn làm cái gì đó mà mọi người có thể thấy được. Xây trường mới, mua nhiều máy tính và máy tính bảng là thấy được rõ ràng trên TV và báo chí. Dễ dàng thắng bầu cử nếu ông làm cái gì đó mà công chúng chấp nhận.” Tôi than: “Bây giờ tôi biết tại sao nhiều nước đang phát triển không thể cải tiến được hệ thống giáo dục của họ. Họ có tiền nhưng không chi dùng chúng một cách khôn ngoan. Bây giờ tôi biết tại sao các nước như Phần Lan, Thuỵ Điển có giáo dục tốt nhất thế giới vì họ đầu tư vào thầy giáo. Bạn tôi ở Phần Lan nói với tôi rằng khó được nhận vào các trường giáo dục hơn là vào trường y và thầy giáo làm ra số tiền bằng như bác sĩ y tế làm. Đó là công thức cho thành công; những nước này đầu tư vào tương lai của họ bằng việc đầu tư vào thầy giáo.”
Bạn tôi hỏi: “Nhưng nếu chỉ có một số tiền giới hạn, chúng tôi sẽ đầu tư vào cái gì để tăng tốc cải tiến?” Tôi bảo ông ấy: “Vì chính phủ của ông không thể tăng lương cho mọi thầy giáo, vậy họ phải đầu tư số tiền giới hạn vào thầy giáo công nghệ và đào tạo thế hệ mới các thầy giáo công nghệ. Những thầy giáo này sẽ đào tạo thế hệ mới các học sinh công nghệ và điều đó sẽ là việc bắt đầu của xu hướng cải tiến giáo dục. Năm ngoái, chính phủ các ông đã thông qua luật cung cấp máy tính bảng cho mọi trường với hi vọng phát triển một triệu công nhân công nghệ thông tin cho thế giới. Tất nhiên, các công ty điện tử và máy tính rất hài lòng và ca ngợi nỗ lực này như điều đúng cần làm. Sự thực là máy tính và máy tính bảng không dạy. Không có thầy giáo, những thiết bị này là vô dụng và có thể được học sinh dùng để chơi trò chơi video hay xem phim. Đó là đầu tư kém. Thay vì mua máy tính và làm cho các công ty máy tính hài lòng, chính phủ các ông nên tập trung vào đào tạo nhiều thầy giáo công nghệ hơn và cung cấp cho họ những hỗ trợ thích hợp để cho họ có thể làm hết sức mình. Bằng việc đầu tư vào thầy giáo công nghệ ngày nay; nước các ông có thể làm hẹp kẽ hở giáo dục giữa các nước đang phát triển và nước đã phát triển, bất kể liệu đó là kẽ hở 100 năm hay 20 năm.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com